Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 29)

Nam Định từ xa xưa có nhiều nghề truyền thống cùng tồn tại và phát triển với cây lúa nước Việt Nam sau luỹ tre làng. Nghề đúc đồng ở Tống Xá - huyện Ý Yên là một trong những nghề thủ công cổ truyền nổi tiếng của tỉnh Nam Định, đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 900 năm. Các nghề dệt vải, tằm tơ đã có hàng trăm năm ở xã Phương Định - huyện Trực Ninh. Các nghề mộc nổi tiếng ở La Xuyên (Yên Ninh - Ý Yên), nghề sơn mài ở Cát Đằng (Yên Tiến - Ý Yên), nghề cơ khí ở Vân Chàng (Nam Giang - Nam Trực)… và nhiều nghề dân gian khác với các phương thức du nhập nghề, truyền nghề trong dòng họ, trong làng đã dần hình thành các khu vực làng nghề truyền thống, hàng năm tạo việc làm cho 42.800 lao động, thu nhập bình quân khoảng từ 1,2 - 1,8 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời, sự phát triển các

làng nghề đã bước đầu theo hướng sản xuất hàng hoá, mở rộng thị trường và bước đầu xây dựng được thương hiệu...

Một thời kỳ dài các ngành nghề TTCN làng nghề ở Nam Định phát triển khá chậm chạp và thậm chí có lúc bị mai một. Về căn bản ngành nghề ở nông thôn chỉ được xem như những ngành nghề phụ, để giải quyết việc làm trong thời gian nông nhàn và cho lao động dư thừa ở nông thôn. Cộng với vào thời điểm đó Đảng và Nhà nước chưa có chủ trương, đường lối nhằm bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn. Cho nên, nhiều nghề, làng nghề truyền thống bị mai một như làng đúc đồng (Tống Xá - Ý Yên), nghề mộc nổi tiếng ở La Xuyên (Yên Ninh - Ý Yên). Bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN với sự quản lý của nhà nước, nghề thủ công và làng nghề truyền thống được khôi phục trở lại và phát triển mạnh với điều kiện thuận lợi.

Củng cố, xây dựng và phát triển làng nghề không chỉ là yêu cầu cấp bách trước mắt, mà còn là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, là giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, CNH, HĐH quê hương, đất nước [14, tr.2].

Quyết định 467/2003/CN-UB của Chủ tịch UBND tỉnh về một số chính sách khuyến khích phát triển CN-TTCN, Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVII cũng chủ trương "đẩy mạnh phát triển công nghiệp, TTCN, phấn đấu 50% số xã có làng nghề”. Và mới đây nhất là nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25/07/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nam Định về phát triển công nghiệp - TTCN, làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2011-2015 là: Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN, làng nghề trên địa bàn nông thôn giai đoạn 2011- 2015 tăng bình quân 25%/năm trở lên, đến năm 2015 đạt 34.830 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 55% trở lên trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

từ 10% trở lên; trong đó phấn đấu 100% số xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh có nghề, làng nghề, sản phẩm chủ yếu, có giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN từ 15% trở lên; 100% làng nghề tiểu thủ công nghiệp hiện có đạt tiêu chí làng nghề của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Giải quyết thêm việc làm cho khoảng 50.000 lao động, đưa tổng số lao động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn lên 161.000 người.[19, tr.49].

Để phát huy sức mạnh của các làng nghề, tỉnh Nam Định đã đề ra nhiều giải pháp như xây dựng các làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề phải được đặt trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội do tỉnh đề ra như đảm bảo phát triển làng nghề, cụm công nghiệp theo hướng đa dạng hoá hình thức sở hữu, mô hình tổ chức sản xuất, định hướng ưu tiên công nghệ hiện đại kết hợp với công nghệ thủ công tinh xảo, sáng tạo trong các làng nghề, phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường…

Những chủ trương, chính sách đúng đắn đó đã kích thích các làng nghề phát triển nhanh chóng không những cả về quy mô, số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh, số lượng làng nghề mà còn phát triển nhanh về chủng loại, mẫu mã sản phẩm.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 29)