ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 36)

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Tỉnh Bắc Ninh được tái lập ngày 01/01/1997, bao gồm thành phố Bắc Ninh và 7 huyện thị: Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn. Diện tích tự nhiên Bắc Ninh là 822,71 km2 (diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 64 tỉnh thành trong cả nước). Tỉnh Bắc Ninh nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Bắc Ninh có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như: Quốc lộ 1A, 1B mới nối Hà Nội- Bắc Ninh - Lạng Sơn, đường cao tốc 28 nối sân bay Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long, quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng, trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc, mạng lưới đường thuỷ thuận lợi nối với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng, tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội. Trong cấu trúc không gian lãnh thổ vĩ mô, vị trí địa lý của Bắc Ninh như vậy có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống địa phương chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, thúc đẩy khu vực làng nghề truyền thống Bắc Ninh giao lưu kinh tế, xuất khẩu hàng hoá với các địa phương khác, do vị trí địa lý liền kề với thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế rộng lớn thứ hai của cả nước, có sức hút toàn diện về các mặt kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá,

đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội còn là thị trường tiêu thụ trực tiếp của các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dung, hàng thủ công mỹ nghệ.

Tuy nhiên, Bắc Ninh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội… các tỉnh này đều có vị trí địa lý thuận lợi và có sự tương đồng về vị trí địa lý cũng như địa hình như Bắc Ninh. Do vậy, Bắc Ninh sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các địa phương trên trong việc thu hút vốn đầu tư và nguồn nhân lực có chất lượng, gây khó khăn cho phát triển các làng nghề truyền thống.

* Tài nguyên thiên nhiên

Bắc Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng, là vùng đất chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7m, địa hình trung du đồi núi có độ cao trung bình từ 300-400m. Diện tích đồi núi của tỉnh Bắc Ninh chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tụ nhiên của toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du, ngoài ra còn có khu vực đất trũng ven đê thuộc huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ và Yên Phong.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bắc Ninh nhìn chung khá nghèo nàn không phong phú về chủng loại cũng như dồi dào về trữ lượng bao gồm:

Về tài nguyên khoáng sản: Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, ít về chủng loại, chủ yếu dùng để sản xuất vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở huyện Quế Võ và huyện Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thành phố Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng hơn 1 triệu tấn ở Thị Cầu, đá sa thạch ở Vũ Ninh có trữ lượng khoảng 300.000m3, than bùn ở Yên Phong với trữ lượng khoảng từ 6- 20 vạn tấn.

Về tài nguyên đất: diện tích đất nông chiếm 60,03%; đất phi nông nghiệp chiếm 39,20%, đất chưa sử dụng còn khoảng 0,77% [12, tr.24].

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

* Kinh tế duy trì nhịp độ tăng trưởng cao

Khi được tái lập tỉnh vào năm 1997, kinh tế Bắc Ninh lúc đó chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp nhất là công nghiệp hiện đại hầu như không đáng kể. Tuy nhiên sau 12 năm, kinh tế Bắc Ninh đã có sự tăng trưởng nhanh, liên tục và bền vững với tốc độ tăng trưởng luôn cao hơn so với mức trung bình của cả nước, đã góp phần làm thay đổi rõ rệt bộ mặt đô thị và nông thôn, đưa Bắc Ninh từ một thị xã nhỏ trở thành thành phố đô thị loại III. Cụ thể: GDP của tỉnh Bắc Ninh năm 2000 mới chỉ đạt 2.488,3 tỷ đồng nhưng đến năm 2009 đã đạt 8.263,1 tỷ đồng gấp 3,32 lần so với năm 2000, GDP bình quân đầu người năm 2009 đạt 1.800 USD.

Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2001 - 2005 là 13,88% (nông nghiệp tăng 5,17%; công nghiệp tăng 20,06%; dịch vụ 15,26%) và giai đoạn 2006 - 2009 là 14,75% (nông nghiệp 0,34%; công nghiệp tăng 18,02%; dịch vụ tăng 19,49%). Bên cạnh việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm, cơ cấu GDP của Bắc Ninh cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng cơ bản từ 35,67% năm 2000 lên 63,52% năm 2009; giảm tỷ trọng nông nghiệp 37,96% năm 2000 xuống còn 12,65% năm 2009. [13, 65]. Tuy nhiên, tỷ trọng dịch vụ lại đang có xu hướng giảm qua các năm cho thấy đây là một hạn chế cần khắc phục của tỉnh Bắc Ninh.

* Về văn hoá- xã hội

Bắc Ninh xưa là vùng đất phía Bắc của kinh thành Thăng Long - Đông Đô (vị trí được xem là phên dậu của chốn Thượng Kinh), là nơi gặp gỡ, giao hội của các mạch giao thông thuỷ, bộ, tạo cho xứ Kinh Bắc sớm trở thành trung tâm kinh tế - văn hoá có một vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc và văn hoá Việt Nam. Cho đến nay, Bắc Ninh vẫn là tỉnh có nhiều ngành nghề và các làng nghề truyền thống với 62 làng nghề, tiêu biểu là: Làng tranh dân gian Đông Hồ (Thuận Thành), Làng gốm Phù Lãng (Quế Võ), Làng đúc đồng Đại Bái, làng nghề tre trúc Xuân Lai (Gia Bình), Làng rèn Đa Hội, Làng dệt Hồi

Quan, sơn mài Đình Bảng, chạm khắc gỗ Kim Thiều, Phù Khê, đồ gỗ Đồng Kị (Từ Sơn), làng giấy Phong Khê (Yên Phong)…

Bên cạnh đó, Bắc Ninh còn là “xứ sở của hội hè” với hơn 300 lễ hội hàng năm nên luôn được đánh giá là địa phương giàu tiềm năng về du lịch. Đây là lợi thế rất lớn của Bắc Ninh. Tuy vậy, chiều sâu tiềm ẩn trong nét văn hoá đặc sắc của những làng nghề này mới thực sự là thế mạnh của Bắc Ninh. Tuy nhiên, để hiện thực hóa các tiềm năng này là không dễ dàng.

* Nguồn nhân lực

Bắc Ninh là địa phương có mật độ dân số cao thứ 3 trong số 61 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực chưa được cao và đồng đều. Dân số của Bắc Ninh năm 2009 là với 1.026.715 người trong đó: dân số nông thôn chiếm tới 76,39% (784.387 người) tổng dân số toàn Bắc Ninh, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 61,11% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số trung bình của toàn tỉnh là 1.259 người/km2.

Mặc dù trước kia Bắc Ninh được được mệnh danh là vùng đất khoa bảng với " Một giỏ ông Đồ - Một bồ ông Cống - Một đống ông Nghè - Một bè Tiến sỹ - Một bị Trạng nguyên - Một thuyền Bảng nhãn”, nhưng hiện nay, tuy tỉnh có mật độ dân số khá cao và nguồn nhân lực dồi dào, nhất là lực lượng lao động trẻ, song chất lượng nguồn năng lực còn hạn chế. Năm 2009, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề ở Bắc Ninh chỉ đạt 36,7% - tức là vẫn thấp hơn so với mức trung bình của cả nước là hơn 40%. Lao động trong các làng nghề có tỷ lệ đào tạo thấp, ít được đào tạo chính quy, thiếu trầm trọng công nhân có kỹ năng, tay nghề cao, chỉ có hơn 20% lao động có trình độ chuyên môn cao về kĩ thuật, quản lý.Tình trạng thiếu lao động chất lượng cao không chỉ là nỗi lo của các làng nghề mà còn là tình trạng chung của nhiều ngành kinh tế khác trong tỉnh. Hiện tại đang mất cân đối cung- cầu thị trườn lao động kĩ thuật có chất lượng, đây là yếu tố làm hạn chế sự phát triển kinh tế

2.1.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng

* Hệ thống giao thông vận tải: Bắc Ninh có hệ thống giao thông vận tải được đầu tư khá đồng bộ và hiện đại:

Đường bộ: Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống đường bộ thuận lợi cho vận chuyển, giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh. Mạng lưới giao thông đường bộ toàn tỉnh hiện có 3807km, trong đó quốc lộ có 4 tuyến gồm quốc lộ 1A cũ dài hơn 20 km, quốc lộ 1A mới dài hơn 20km, quốc lộ 18 dài 26,2km. Tỉnh lộ gồm 11 tuyến với tổng chiều dài hơn 224,1km

Đường sông: Có 3 con sông lớn chảy qua là sông Cầu dài 70km, sông Đuống 42km và sông Thái Bình 17km. Cả ba sông đều có khả năng cho các phương tiện đường thuỷ có tải trọng 200-250 tấn đi qua.

Đường sắt: Bắc Ninh có tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua dài gần 20km với 4 ga. Hiện tại chất lượng đã bị xuống cấp, khả năng sử dụng khai thác hạn chế, các ga chủ yếu tiếp nhận vật liệu xây dựng, phân bón và hàng tiêu dùng

* Hệ thống hạ tầng điện nước

Nguồn điện chính cung cấp phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của Bắc Ninh từ lưới điện 110KV quốc gia theo hướng Đông Anh - Phả Lại, Đông Anh - Bắc Giang. Hiện nay toàn tỉnh có 120,04km đường dây 110KV và 249,3km đường dây 35KV. Bắc Ninh có nguồn nước tương đối dồi dào từ các con sông và mạch nước ngầm. Theo kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm của tỉnh là khá lớn, trung bình có 400.000m3/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3-5m và có bề dày khoảng 40, chất lượng nước tốt.

* Hệ thống thông tin liên lạc

Những năm gần đây các doanh nghiệp viễn thông không ngừng đầu tư trang thiết bị, xây dựng hạ tầng viễn thông hiện đại, cung cấp các dịch vụ đa dạng, tiện ích và chất lượng cao. Tính đến cuối năm 2009, toàn tỉnh đã đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được 103 điểm chuyển mạch, trong đó có 4 tổng đài Host, 51 đài vệ tinh, 45 bộ truy nhập đa dịch vụ… Mạng truyền dẫn đã được cáp quang hoá 100% trung tâm các huyện, thị xã, thành phố... với hạ tầng viễn thông đầu tư đồng bộ , hiện đại đáp ứng mọi yêu cầu phục vụ sản xuất sản xuất và đời sống của nhân dân trong việc sử dụng công nghệ thông tin. Toàn tỉnh có hơn 1 triệu thuê bao (mật độ đạt gần 97 thuê bao/100 dân)

* Hệ thống các tổ chức tín dụng

Hệ thống mạng lưới ngân hàng, tổ chức tín dụng không ngừng được mở rộng, đa dạng và phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, loại hình và số lượng. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có: 23 chi nhánh NHTM, Ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ Tín dụng Trung ương chi nhánh Bắc Ninh và 24 Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở, 78 phòng giao dịch, 87 máy ATM với cơ chế linh hoạt thích ứng với thị trường, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cả về nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay.

* Hệ thống các trường dạy nghề

Các trường ĐH, CĐ, THCN tiếp tục mở rộng quy mô, loại hình đào tạo; hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 14 trường (02 trường đại học, 05 trường cao đẳng, 02 trường THCN và 05 trường Trung cấp kỹ thuật, dạy nghề) và gần 30 cơ sở và trung tâm dạy nghề đang hoạt động ở cả 8 huyện/thành phố, thị xã. Tổng số học sinh, sinh viên các trường TCCN, CĐ là 12.808 người.

Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội chủ yếu nêu trên đã tạo những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và phát triển làng nghề truyền thống nói riêng.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀNTHỐNG Ở TỈNH BẮC NINH THỐNG Ở TỈNH BẮC NINH THỐNG Ở TỈNH BẮC NINH

Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, được phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Trong những năm qua, nhất là khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế

thế giới, hoạt động làng nghề ở đây đã có bước nhảy vọt đáng kể. Đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã có 62 làng nghề CN-TTCN, chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng... Nhiều làng nghề truyền thống của Bắc Ninh như: gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ... có từ lâu đời và nổi tiếng cả trong và ngoài nước.

Các làng nghề đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong tỉnh (trên 72.000 lao động thường xuyên và trên 10.000 lao động thời vụ). Trung bình 1 làng nghề hoạt động ổn định thu hút 80% số lao động địa phương và mang lại nguồn thu nhập khá ổn định bảo đảm cuộc sống cho người lao động. Tại các làng nghề, số người giàu và khá giàu ngày càng tăng, 100% số hộ đều có ti-vi, xe máy, mức thu nhập ở các làng nghề cao gấp từ 3 đến 4,5 lần so với các làng thuần nông, nhờ vậy góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo. Các làng nghề đã tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ khắp thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu với kim ngạch từ 1.200 tỉ đến 1.500 tỉ đồng/năm, tập trung vào các mặt hàng: đồ gỗ mỹ nghệ, gốm, tre trúc, tơ tằm, giấy, thép, đồng, nhôm…[ 20, tr 47].

Nhìn lại chặng đường phát triển các làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh, có thể thấy, một thời kỳ dài các làng nghề ở Bắc Ninh phát triển khá chậm chạp và thậm chí có lúc bị mai một. Trước kia, làng nghề chỉ được xem là nghề phụ, để giải quyết việc làm trong thời gian nông nhàn và cho lao động dư thừa ở nông thôn. Cộng với vào thời điểm đó Đảng và Nhà nước chưa có chủ trương, đường lối nhằm bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn. Bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN với sự quản lý của nhà nước, nghề thủ công và làng nghề truyền thống được khôi phục trở lại và phát triển mạnh với điều kiện thuận lợi. Ngày 24/11/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề

nông thôn.

Để có được các giải pháp, chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống trong gia đoạn hội nhập KTQT như hiện nay chúng ta cần phải đánh giá đúng tình hình thực trạng sản xuất của các làng nghề truyền thống trong tỉnh. Vì thế các nghiên cứu dưới đây sẽ phân tích cụ thể hơn các vấn đề liên quan đến làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh.

2.2.1. Thực trạng về số lượng các nghề

Bắc Ninh là mảnh đất của trăm nghề, các làng nghề truyền thống ở đây phát triển đa dạng, với quy mô khác nhau, gồm nhiều loại, tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong hầu hết các ngành kinh tế. Nếu phân theo ngành nghề sản xuất thì trong số 62 làng nghề ở Bắc Ninh có 53 làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 4 làng nghề xây dựng, 3 làng nghề thương mại, 1 làng nghề vận tải thủy, 1 làng nghề kinh doanh giống thủy sản. Trong đó làng nghề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 36)