ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 54)

TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH BẮC NINH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

2.3.1. Những kết quả đạt được

Làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh đã thực sự khẳng định được vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, thông qua sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết lao động việc làm, đặc biệt là khơi dậy tiềm năng của làng nghề, phát huy được lợi thế so sánh

của từng làng nghề cụ thể là:

Một là: Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH

Việc làng nghề truyền thống tham gia hoạt động ở trong nhiều ngành sản xuất kinh doanh: cơ khí, xây dựng, thủ công... đã có tác động to lớn góp phần không nhỏ vào đời sống kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn. Thực tế cho thấy, những nơi nào có làng nghề truyền thống phát triển có điều kiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần thúc đẩy quá trình cải thiện, nâng cao trình độ sản xuất và cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, tăng tỷ trọng ngành nghề phi nông nghiệp.

Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế theo GDP ở tỉnh Bắc Ninh

Đơn vị: (%) Nông, lâm, thủy sản Công nghiêp, Xây dựng Dịch vụ 2005 26,26 45,92 27,82 2006 21,31 49,52 29,18 2007 16,61 57,24 26,15 2008 13,94 61,74 24,15 2009 12,44 63,79 24,32 2010 10,45 64,11 25,44

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh - Cục Thống kê Bắc Ninh.

Sự phát triển của làng nghề đang góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương. Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60-80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20-40%. Trong những năm gần đây, số hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn đang tăng lên với tốc độ bình quân từ 8,8-9,8%/năm

Do làng nghề truyền thống chủ yếu thu hút lao động tại chỗ nên sự gia tăng lao động ở các làng nghề đã làm cho cơ cấu lao động đã có sự thay đổi bước đầu tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp và các ngành dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động trong các ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

Bảng 2.4: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở tỉnh Bắc Ninh. Đơn vị: người Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng số 570.259 582.559 585.513 589.412 593.143

Nông, lâm, thuỷ sản 340.317 314.856 301.418 254.601 276.458

CN-Xây dựng 148.080 167.188 178.202 183.632 196.814

Dịch vụ 81.862 100.515 105.893 111.179 119.871

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh - Cục Thống kê Bắc Ninh năm 2010

Lao động có xu hướng chuyển dịch theo hướng giảm số lượng lao động trong ngành nông-lâm-thủy sản, tăng số lượng lao động trong các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ cụ thể:

Số lượng lao động giảm từ 340.317 người (2006) xuống còn 276.458 người (2010), giảm 63913 người trong 5 năm.

Số lượng lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng tăng nhanh từ 148.080 người (2006) lên 196.814 người (2010) tăng 48.734 người trong 5 năm.

Số lượng lao động trong ngành dịch vụ cũng tăng từ 81.862 người (2006) lên 119.871 người (2010) tăng 38009 người trong 5 năm.

Trong đó, lao động TTCN năm 2006 chiếm 82,1%, đến năm 2010 chiếm 86,4% trong tổng lao động công nghiệp toàn tỉnh. Kết quả đó đã làm tăng tỷ lệ hộ làm nghề lên và giảm tỷ lệ hộ nông nghiệp. Năm 2006, ở Bắc Ninh tỷ lệ hộ nông nghiệp trong nông thôn là 84,63% và hộ TTCN là 0,89% đến năm 2010 số hộ nông nghiệp giảm còn 75,4% và hộ TTCN tăng lên 4,28%. Như vậy, có thể thấy sự phát triển của các làng nghề đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh theo hướng tăng tỷ lệ lao động TTCN, giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp.

các ngành vận tải, thương nghiệp, dịch vụ, ngân hàng, bưu chính viễn thông… Điều đó đã góp phần tích cực vào phân bố lại lao động, tạo ra và giải quyết việc làm tại chỗ cho số lao động dư thừa ở nông thôn, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

Hai là, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của các tầng lớp dân cư nông thôn

Sự khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh đã tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế rất thiết thực. Tiền công của người làm nghề thường cao gấp 2 đến 2,5 lần so với lao động thuần nông. Lao động được thu hút vào ngành nghề truyền thống hàng năm gần 35000 người. Thu nhập từ làm nghề đã dần dần chiếm vị trí quan trọng trong thu nhập gia đình hộ nông dân.

Các làng nghề đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong tỉnh (trên 72.000 lao động thường xuyên và trên 10.000 lao động thời vụ). Tại các làng nghề, số người giàu và khá giàu ngày càng tăng, 100% số hộ đều có ti-vi, xe máy, mức thu nhập ở các làng nghề cao gấp từ 3 đến 4,5 lần so với các làng thuần nông, nhờ vậy góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo của tỉnh. Cùng với sự phát triển của các làng nghề, kết cấu hạ tầng ở nông thôn cũng từng bước được tăng cường. Các trục đường giao thông chính được nhựa và bê tông hoá, giao thông nông thôn được nâng cấp và cải tạo. Tỷ lệ đường bộ được nhựa và bê tông hoá từ 30,% năm 2005, lên gần 70% năm 2010. Hệ thống thuỷ lợi được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hệ thống kênh mương nội đồng được đầu tư kiên cố hoá. Hệ thống điện lưới quốc gia đã được đầu tư đến 10/10 huyện, thị, thành phố; 100% xã, phường, thị trấn và số hộ dân có lưới điện quốc gia.

Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua có sự phát triển mạnh, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu là 2.39 tỷ USD, nhập khẩu là 2.37 tỷ USD và là một tỉnh xuất siêu các làng nghề truyền thống tham gia tích cực vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Các làng nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ như Đồng Quang, Đồng Kị, Hương Mạc, Phong Khê, Đại Bái… đã duy trì mở rộng việc sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng xuất khẩu hàng năm đạt giá trị xuất khẩu từ 200 tỷ đồng đến gần 400 tỷ đồng đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh Bắc Ninh.

Thị trường xuất khẩu được mở rộng, đặc biệt một số sản phẩm được sản xuất trên địa bàn tỉnh đã thâm nhập thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU. Qua quá trình phát triển hội nhập, đến nay hàng xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh đã vươn tới 31 quốc gia và vùng lãnh thổ, thuộc hầu hết các châu lục, hàng năm đạt mức tăng trưởng cao từ 25% đến hơn 50%. Cơ cấu xuất khẩu cũng có sự biến đổi, tỷ trọng sản phẩm xuất do công nghệ chế biến tạo ra ngày càng nhiều hơn hàng nông sản. Một số mặt hàng chủ lực, đóng góp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu đã dần dần được khẳng định như quần áo, đồ gỗ…

Bốn là, xây dựng nên thương hiệu cho các làng nghề truyền thống

Một số đơn vị đã xây dựng được hương hiệu. Trong số các làng nghề, các doanh nhân làng nghề đồ gỗ Đồng Kị là những người nhanh chân trong việc xây dựng thương hiệu. Từ những năm đầu thập kỉ, nhiều doanh nghiệp Đồng Kỵ đã chú ý xây dụng các gian hàng giới thiệu sản phẩm ở khắp các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng… những doanh nhân này cũng là những người đầu tiên xây dựng trang web cá nhân của doanh nghiệp để tự quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình ra thế giới. Chính vì vậy khi nhắc đến sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ người ta nhớ đến ngay đồ gỗ Đồng Kỵ, trong khi Phù Khê, Hương Mạc mới chính là quê hương của sản phẩm này. Ba trong những làng nghề đã bước đầu thành công trong việc quảng bá thương hiệu là làng tranh dân gian Đông Hồ

(Thuận Thành), tre trúc Xuân Lai (Gia Bình), gốm Phù Lãng (Quế Võ). Tiêu biểu hơn cả làng tranh dân gian Đông Hồ đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, báo phát thanh, truyền hình…

Ngoài ra, thông qua sự phát triển của các làng nghề truyền thống, người lao động từng bước nâng cao trình độ sản xuất, làm quen với tác phong lao động công nghiệp, tạo nên sự gắn bó hữu cơ giữa sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp, giữa các thành phần kinh tế khác nhau trong làng. Thông qua các sản phẩm thủ công tinh xảo, được chế tác khéo léo mang phong cách văn hoá riêng, các sản phẩm xuất khẩu của làng nghề truyền thống góp phần củng cố, tăng cường và phát huy giá trị truyền thống, giới thiệu nét đẹp văn hoá Thành Nam, văn hoá Việt Nam với thế giới.

2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh sự phát triển khá nhanh và đã có những đóng góp nhất định vào sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh Bắc Ninh, sự phát triển của các làng nghề truyền thống vẫn phải đối mặt với khá nhiều vấn đề khó khăn, tồn tại như:

Thứ nhất: Thị trường tiêu thụ gặp khó khăn, thông tin kinh tế còn nhiều bất cập.

Sản phẩm làm ra nhiều nhưng thị trường tiêu thụ quá hẹp. Theo số liệu điều tra của dự án Quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công phục vụ công nghiệp nông thôn Việt Nam của JICA và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có tới 84,9% làng nghề gặp khó khăn về thông tin thị trường (thông tin về mẫu mã, giá cả và chất lượng thương hiệu...) cho hàng hoá của họ. [ 21, tr.60]. Công việc tiếp thị còn yếu kém, chưa có khả năng mở rộng thị trường. Do vậy, hàng làm ra còn tồn đọng nhiều như: Sắt Đa Hội, mộc mỹ nghệ Hương Mạc, Đồng Quang (TX. Từ Sơn), hàng gốm Phù Lãng (Quế Võ)... Hiện nay việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong các làng nghề truyền thống đều phụ thuộc vào chủ bao tiêu và chủ bao mua. Do phụ thuộc chủ bao tiêu về

vốn và nguyên liệu, về thị trường tiêu thụ sản phẩm... nên các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình thường xuyên bị các chủ bao mua chi phối.

Hình thức tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh chủ yếu là gia công cho các doanh nghiệp hay bán thẳng cho các doanh nghiệp bao tiêu hoặc các hộ tự tiêu thụ. Hầu hết các làng nghề chưa có doanh nghiệp đầu mối, không tạo được thị trường nên phải chấp nhận gia công cho các doanh nghiệp của tỉnh bạn như Hà Nội, Bình Dương, Sài Gòn, Đồng Nai hoặc các doanh nghiệp nước ngoài đạt trên đạt trên địa bàn tỉnh.... Điều này cũng gây khó khăn đối với sự phát triển của các làng nghề truyền thống, đặc biệt là làng nghề thủ công mỹ nghệ.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do:

- Thông tin thị trường đầu ra chưa đầy đủ, chất lượng thông tin chưa cao, nội dung còn thiếu chuyên sâu, thiếu phân tích đánh giá cụ thể về các loại thị trường. Chính vì thông tin vừa thiếu lại vừa yếu nên các hộ kinh doanh không có được chiến lược kinh doanh lâu dài và bài bản.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, chưa ổn định, việc tiếp cận thị trường còn hạn chế vì rất ít các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có được các chính sách marketing, phân khúc thị trường một cách đúng nghĩa. Trong khi đó sản phẩm lại không mang tính đại trà mà hầu hết hướng vào các phân khúc hẹp.

- Sản phẩm hàng hoá làm ra chất lượng chưa cao, mẫu mã hàng hoá chậm được đổi mới, cải tiến nên khả năng cạnh tranh thấp. Một số hộ gia đình còn làm hàng xô, hàng chợ chất lượng sản phẩm kém ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp.

- Thiếu đội ngũ thương nhân, doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp của tư nhân làm người kết nối giữa thị trường và người sản xuất, cũng như việc thực hiện các đơn đặt hàng, điều chỉnh sản xuất, cung ứng vốn cho làng nghề.

đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường, trong các làng nghề hầu hết vẫn là công nghệ cổ truyền.

Thứ hai: Trình độ quản lý yếu kém, trang thiết bị công nghệ lạc hậu

Tuy Bắc Ninh có số cơ sở sản xuất lớn, lực lượng lao động đông, nhưng quy mô của từng cơ sở quá nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công là chính. Lao động trong các làng nghề có tỷ lệ đào tạo thấp, ít được đào tạo chính quy, thiếu trầm trọng công nhân có kỹ năng, tay nghề cao. Trình độ quản lý sản xuất kinh doanh trong các làng nghề còn nhiều hạn chế, không chuyên nghiệp vẫn dựa vào kinh nghiệm cá nhân của chủ doanh nghiệp là chính. Công tác quản lý chỉ đạo chưa được quan tâm đúng mức, việc bố trí cán bộ chuyên trách còn nhiều bất cập chưa tạo thuận lợi trong quá trình làm việc. Không có người chịu trách nhiệm chính nên hầu như công tác quản lý ở xã, phường, bị buông lỏng, việc nắm bắt tình hình thực tế phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa kịp thời đầy đủ.

Việc qui hoạch, định hướng phát triển làng nghề còn chậm, nhất là việc quy hoạch mặt bằng cho sản xuất và khu công nghiệp tập trung. Quản lý nhà nước còn lúng túng, thiếu chặt chẽ. Cho đến nay ở cấp trung ương là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn có Cục chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn, nhưng mới chỉ dừng lại ở chỗ theo dõi là chính. Ở tỉnh thì làng nghề được Sở công thương theo dõi là chủ yếu.

Máy móc thiết bị của các làng nghề lạc hậu, chủng loại mẫu mã chưa phong phú, đa dạng, nhiều mặt hàng còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa đồng đều, công nghệ thiết bị còn lạc hậu chủ yếu là thủ công, nên giá trị sản phẩm thấp. Thực tế cho thấy, hiện nay ở các làng nghề chỉ có 18% nhà xưởng kiên cố, 85% có sử dụng điện, 37% công việc được cơ giới hóa, còn lại làm bằng tay. Ngành ứng dụng kỹ thuật nhiều nhất là các ngành dịch vụ thì tỷ lệ ứng dụng cơ khí hóa toàn bộ cũng mới đạt khoảng 56%, còn những ngành thủ công mỹ nghệ và sản xuất VLXD thì tỷ lệ này chỉ ở mức khoảng 30%. Hơn

nữa, phần lớn công nghệ và kỹ thuật áp dụng cho sản xuất trong các làng nghề còn lạc hậu, chưa được chọn lọc nên chất lượng sản phẩm còn thấp, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường và giảm sức cạnh tranh.

Thứ ba: Môi trường bị ô nhiễm, kết cấu hạ tầng phát triển không kịp với sự phát triển của các làng nghề

Môi trường của làng nghề : Rất nhiều cơ sở kinh tế tư nhân tại các làng nghề đúc đồng Đại Bái, sắt thép Đa Hội, đúc nhôm chì Văn Môn, giấy Phong Khê hay trong các ngành cơ khí, luyện kim hoặc sản xuất giấy tái sinh sử dụng các nguyên liệu là phế liệu như xoong nồi, chụp đèn, vỏ lon, sắt vụn, các chi tiết máy móc hỏng, giấy vụn được đưa vào những lò nung tự tạo không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải với công nghệ lạc hậu đã dẫn đến tình trạng ô nhiềm môi trường nghiêm trọng cho tỉnh Bắc Ninh.

Cuộc sống của người dân nơi đây luôn phải chịu sức ép của khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm khí clo, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng... Theo kết quả xét nghiệm của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thì 100% số mẫu nước thải ở các làng nghề đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm. Ô nhiễm không khí lại tập trung chủ yếu ở các làng nghề sản xuất vật liệu xây

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 54)