Phát huy sức mạnh tổng hợp các hình thức kinh tế trong làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 78)

nghề truyền thống

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các làng nghề được tập thể hóa thành HTX. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các làng nghề đang trở về với mô hình truyền thống vốn có của nó là hộ gia đình, đồng thời cũng đang xuất hiện một vài tổ chức kinh tế mới. Để thích nghi với nền kinh tế nhiều thành phần, thì mỗi đơn vị, mỗi tổ chức kinh tế phải quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, trong đó giúp đỡ hộ gia đình về kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm. Trước mắt cần tổ chức lại làng nghề truyền thống với mức độ và hình thức khác nhau. Đó là hình thức tốt nhất để thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển với qui mô lớn hơn.

- Hình thức hộ gia đình: hộ gia đình là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chính và là lực lượng kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của sản xuất làng nghề Bắc Ninh. Với hình thức này các thành viên trong gia

đình đều tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Với phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh gọn nhẹ trong phạm vi gia đình với kinh nghiệm truyền thống và với lợi ích của chính bản thân mình nên các hộ gia đình đã huy động tối đa mọi nguồn lực vật chất và trí tuệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo xu hướng phát triển của khoa học- công nghệ, hộ gia đình có thể phát triển thành các cơ sở sản xuất vệ tinh cho các doanh nghiệp công nghiệp hoặc làm gia công sản phẩm cho các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, trong thời gian tới cần tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình trong các làng nghề đăng ký sản xuất, hỗ trợ các hộ phát triển và chuyển đổi thành các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH…) nhằm tạo khả năng đầu tư, tăng sức cạnh tranh ở nông thôn. Phát triển ngành nghề và làng nghề theo hướng đa dạng hoá nhiều loại hình sản xuất, ngành hàng kinh doanh, dịch vụ. Có chính sách phù hợp giúp đỡ họ về vốn, kỹ thuật, thông tin thị trường để họ sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Hình thức hợp tác xã: Khuyến khích HTX TTCN vươn lên thành loại hình doanh nghiệp lớn là trung tâm của sản xuất ngành nghề, là đối tác liên kết, là lực lượng kinh tế chủ yếu để phát triển ngành nghề theo hướng CNH, HĐH. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển loại hình HTX TTCN đa hộ, thành viên HTX là các hộ thủ công gia đình, với loại hình này, sản xuất chính vẫn thực hiện tại các hộ, HTX thực hiện các dịch vụ cung ứng, bao tiêu và một số công đoạn có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, là những khâu mà từng hộ làm không hiệu quả. Qua đó, HTX hỗ trợ các hộ sản xuất tạo thêm việc làm, mở rộng thị trường và tăng khả năng cạnh tranh.

- Hình thức doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH: đây là loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển ở những làng nghề có trình độ tập trung hoá cao, có khả năng đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ để mở rộng quy mô sản xuất, có khả năng tiếp cận với thị trường. Để loại hình này phát triển cần

tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các chủ doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn vào đầu tư phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn. Cần đơn giản hoá các thủ tục hành chính để các doanh nghiệp có thể khai thác các cơ hội kinh doanh một cách thuận lợi. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tham gia xuất khẩu trực tiếp hàng hoá ra nước ngoài. Loại hình doanh nghiệp tư nhân cần gắn liền với việc đầu tư công nghệ mới, thu hút nhiều lao động, chú trọng đến xuất khẩu nhằm tạo ra sự hội nhập với hoạt động kinh tế toàn tỉnh. Thiết bị và trình độ công nghệ phải phù hợp với khả năng cung ứng và tiêu thụ, bảo đảm khả năng thu hồi vốn cho doanh nghiệp.

Kinh nghiệm cho thấy: muốn ngành nghề, làng nghề phát triển phải tạo dựng được một số doanh nghiệp đầu mối. Các doanh nghiệp này có vai trò là nhân lõi, điểm tựa, đi đầu trong việc tìm kiếm thị trường, đổi mới công nghệ, thực hiện phân công hợp tác, chuyên môn hoá trong sản xuất, từ đó kích thích, mở rộng sản xuất cho cả khu vực (làng, xã...). Ngoài ra cần có sự định hướng cho các doanh nghiệp tư nhân tập trung sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng thu lợi nhuận cao, những ngành hàng áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới để tạo ra năng suất lao động cao đồng thời tạo nhiều việc làm mới cho người lao động.

- Có biện pháp mạnh mẽ tạo môi trường bình đẳng thực sự giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong mọi lĩnh vực: cho thuê hoặc cấp đất phục vụ cho sản xuất kinh doanh; vay vốn tín dụng và bảo lãnh tín dụng; xuất khẩu trực tiếp; hỗ trợ trong việc đào tạo, bồi dưỡng chuyển giao công nghệ, dịch vụ kỹ thuật... Đây là giải pháp vĩ mô hàng đầu làm cho nền kinh tế năng động, phát huy nội lực xây dựng và phát triển công nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w