Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 59)

Bên cạnh sự phát triển khá nhanh và đã có những đóng góp nhất định vào sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh Bắc Ninh, sự phát triển của các làng nghề truyền thống vẫn phải đối mặt với khá nhiều vấn đề khó khăn, tồn tại như:

Thứ nhất: Thị trường tiêu thụ gặp khó khăn, thông tin kinh tế còn nhiều bất cập.

Sản phẩm làm ra nhiều nhưng thị trường tiêu thụ quá hẹp. Theo số liệu điều tra của dự án Quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công phục vụ công nghiệp nông thôn Việt Nam của JICA và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có tới 84,9% làng nghề gặp khó khăn về thông tin thị trường (thông tin về mẫu mã, giá cả và chất lượng thương hiệu...) cho hàng hoá của họ. [ 21, tr.60]. Công việc tiếp thị còn yếu kém, chưa có khả năng mở rộng thị trường. Do vậy, hàng làm ra còn tồn đọng nhiều như: Sắt Đa Hội, mộc mỹ nghệ Hương Mạc, Đồng Quang (TX. Từ Sơn), hàng gốm Phù Lãng (Quế Võ)... Hiện nay việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong các làng nghề truyền thống đều phụ thuộc vào chủ bao tiêu và chủ bao mua. Do phụ thuộc chủ bao tiêu về

vốn và nguyên liệu, về thị trường tiêu thụ sản phẩm... nên các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình thường xuyên bị các chủ bao mua chi phối.

Hình thức tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh chủ yếu là gia công cho các doanh nghiệp hay bán thẳng cho các doanh nghiệp bao tiêu hoặc các hộ tự tiêu thụ. Hầu hết các làng nghề chưa có doanh nghiệp đầu mối, không tạo được thị trường nên phải chấp nhận gia công cho các doanh nghiệp của tỉnh bạn như Hà Nội, Bình Dương, Sài Gòn, Đồng Nai hoặc các doanh nghiệp nước ngoài đạt trên đạt trên địa bàn tỉnh.... Điều này cũng gây khó khăn đối với sự phát triển của các làng nghề truyền thống, đặc biệt là làng nghề thủ công mỹ nghệ.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do:

- Thông tin thị trường đầu ra chưa đầy đủ, chất lượng thông tin chưa cao, nội dung còn thiếu chuyên sâu, thiếu phân tích đánh giá cụ thể về các loại thị trường. Chính vì thông tin vừa thiếu lại vừa yếu nên các hộ kinh doanh không có được chiến lược kinh doanh lâu dài và bài bản.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, chưa ổn định, việc tiếp cận thị trường còn hạn chế vì rất ít các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có được các chính sách marketing, phân khúc thị trường một cách đúng nghĩa. Trong khi đó sản phẩm lại không mang tính đại trà mà hầu hết hướng vào các phân khúc hẹp.

- Sản phẩm hàng hoá làm ra chất lượng chưa cao, mẫu mã hàng hoá chậm được đổi mới, cải tiến nên khả năng cạnh tranh thấp. Một số hộ gia đình còn làm hàng xô, hàng chợ chất lượng sản phẩm kém ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp.

- Thiếu đội ngũ thương nhân, doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp của tư nhân làm người kết nối giữa thị trường và người sản xuất, cũng như việc thực hiện các đơn đặt hàng, điều chỉnh sản xuất, cung ứng vốn cho làng nghề.

đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường, trong các làng nghề hầu hết vẫn là công nghệ cổ truyền.

Thứ hai: Trình độ quản lý yếu kém, trang thiết bị công nghệ lạc hậu

Tuy Bắc Ninh có số cơ sở sản xuất lớn, lực lượng lao động đông, nhưng quy mô của từng cơ sở quá nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công là chính. Lao động trong các làng nghề có tỷ lệ đào tạo thấp, ít được đào tạo chính quy, thiếu trầm trọng công nhân có kỹ năng, tay nghề cao. Trình độ quản lý sản xuất kinh doanh trong các làng nghề còn nhiều hạn chế, không chuyên nghiệp vẫn dựa vào kinh nghiệm cá nhân của chủ doanh nghiệp là chính. Công tác quản lý chỉ đạo chưa được quan tâm đúng mức, việc bố trí cán bộ chuyên trách còn nhiều bất cập chưa tạo thuận lợi trong quá trình làm việc. Không có người chịu trách nhiệm chính nên hầu như công tác quản lý ở xã, phường, bị buông lỏng, việc nắm bắt tình hình thực tế phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa kịp thời đầy đủ.

Việc qui hoạch, định hướng phát triển làng nghề còn chậm, nhất là việc quy hoạch mặt bằng cho sản xuất và khu công nghiệp tập trung. Quản lý nhà nước còn lúng túng, thiếu chặt chẽ. Cho đến nay ở cấp trung ương là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn có Cục chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn, nhưng mới chỉ dừng lại ở chỗ theo dõi là chính. Ở tỉnh thì làng nghề được Sở công thương theo dõi là chủ yếu.

Máy móc thiết bị của các làng nghề lạc hậu, chủng loại mẫu mã chưa phong phú, đa dạng, nhiều mặt hàng còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa đồng đều, công nghệ thiết bị còn lạc hậu chủ yếu là thủ công, nên giá trị sản phẩm thấp. Thực tế cho thấy, hiện nay ở các làng nghề chỉ có 18% nhà xưởng kiên cố, 85% có sử dụng điện, 37% công việc được cơ giới hóa, còn lại làm bằng tay. Ngành ứng dụng kỹ thuật nhiều nhất là các ngành dịch vụ thì tỷ lệ ứng dụng cơ khí hóa toàn bộ cũng mới đạt khoảng 56%, còn những ngành thủ công mỹ nghệ và sản xuất VLXD thì tỷ lệ này chỉ ở mức khoảng 30%. Hơn

nữa, phần lớn công nghệ và kỹ thuật áp dụng cho sản xuất trong các làng nghề còn lạc hậu, chưa được chọn lọc nên chất lượng sản phẩm còn thấp, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường và giảm sức cạnh tranh.

Thứ ba: Môi trường bị ô nhiễm, kết cấu hạ tầng phát triển không kịp với sự phát triển của các làng nghề

Môi trường của làng nghề : Rất nhiều cơ sở kinh tế tư nhân tại các làng nghề đúc đồng Đại Bái, sắt thép Đa Hội, đúc nhôm chì Văn Môn, giấy Phong Khê hay trong các ngành cơ khí, luyện kim hoặc sản xuất giấy tái sinh sử dụng các nguyên liệu là phế liệu như xoong nồi, chụp đèn, vỏ lon, sắt vụn, các chi tiết máy móc hỏng, giấy vụn được đưa vào những lò nung tự tạo không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải với công nghệ lạc hậu đã dẫn đến tình trạng ô nhiềm môi trường nghiêm trọng cho tỉnh Bắc Ninh.

Cuộc sống của người dân nơi đây luôn phải chịu sức ép của khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm khí clo, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng... Theo kết quả xét nghiệm của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thì 100% số mẫu nước thải ở các làng nghề đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm. Ô nhiễm không khí lại tập trung chủ yếu ở các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, nhựa, sơn mài... Còn theo kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên - Môi trường Bắc Ninh cho thấy, mỗi ngày các làng nghề của xã Châu Khê thải ra 40 - 50 tấn xỉ than, xỉ kim loại, 2.600 - 2.700 m3 nước, 255 - 260 tấn khí (chủ yếu là CO2) và khoảng 6 tấn bụi. [ 22, tr.65]. Môi trường đất bị chịu tác động của các chất độc hại từ các nguồn thải đổ bừa bãi và nước mưa bị nhiễm bẩn ngấm xuống. Ước tính trong 5 - 7 năm tới, diện tích mặt nước và đất canh tác liền kề các hộ sản xuất sẽ bị san lấp hoàn toàn hoặc không sử dụng được. Còn hiện tại ở một số ao nuôi cá đã có hiện tượng cá chết hàng loạt sau khi bơm nước từ sông Ngũ Huyện Khê vào. Vì vậy, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hiện đang là vấn đề nan giải nhằm tạo sự cân

bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Môi trường ở các làng nghề ô nhiễm hầu hết là do những nguyên nhân sau: - Do trình độ và ý thức của người dân trong các làng nghề còn thấp, chưa nhận thức đầy đủ về nguy cơ ô nhiễm môi trường.

- Do điều kiện vệ sinh và cơ sở kết cấu hạ tầng yếu kém, hệ thống thoát nước chưa được xây dựng đồng bộ, nhiều làng nghề thiếu quy hoạch tổng thể, không xử lý chất thải làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề.

- Do thiếu vốn nên các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề không đủ điều kiện đầu tư mua các thiết bị xử lý chất thải.

- Hầu hết các làng nghề truyền thống đều sử dụng các máy móc công nghệ lạc hậu dẫn đến phải sử dụng nhiều nguyên liệu và cũng tạo ra nhiều chất thải (trong đó không ít những chất thải độc hại) làm ảnh hưởng đến môi trường.

- Những hạn chế trong tổ chức quản lý, ý thức và trách nhiệm của cộng đồng đã cản trở việc thực hiện các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường ở các làng nghề. Trong khi đó chúng ta chưa có các biện pháp quản lý và xử lý môi trường hiệu quả, nhất là các làng nghề sản xuất vật liệu kim loại.

Kết cấu hạ tầng: Tại các làng nghề kết cấu hạ tầng vẫn còn có những bất cập so với sự phát triển, nhất là mặt bằng sản xuất còn chật hẹp, đường giao thông kém, điện, nước và vấn đề xử lý môi trường chưa đáp ứng yêu cầu. Đường dây điện quá yếu, trạm biến áp quá tải cần phải giảm tải, cắt điện liên tục… không phải là lạ ở nhiều vùng. Chỉ nói riêng ở cụm công nghiệp - làng nghề Đại Bái, tình trạng cắt điện thường xuyên xảy ra, làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động của làng nghề.

với phương thức kinh doanh hiện đại còn hạn hẹp

Đa số các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề truyền thống thuộc loại nhỏ và vừa với tiềm lực về vốn và công nghệ kém, mức độ hiểu biết cam kết và các hiệp định WTO vẫn kém. Các doanh nghiệp tại các làng nghề chưa quen với các tập quán kinh doanh hiện đại, thể hiện ở các đơn vị làng nghề truyền thống chưa chú trọng tới vấn đề TMĐT, thương hiệu, sở hữu thương hiệu… Mặc dù việc triển khai TMĐT đã được triển khai tại Bắc Ninh nhưng tại các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề vẫn chưa được thực hiện đồng đều. Các làng nghề vẫn chưa nhận thức được vai trò to lớn của TMĐT xuất phát từ chính nững nhà quản lý và từ chính thói quen mua hàng truyền thống theo kiểu họp chợ của người dân vẫn đang là một trong những cản trở lớn đối với quá trình hội nhập, TMĐT còn khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất tại các làng nghề truyền thống.

Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu giới thiệu sản phẩm trên website nhưng do không có người chuyên trách cập nhật thông tin nên nội dung sơ sài, lạc hậu, gây mất cảm tình với khách hàng. Mặt khác rất nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh trong làng nghề chưa chú trọng xây dựng thương hiệu, số lượng quan tâm không nhiều. Một trong những nguyên nhân trên là do hình thức tổ chức chủ yếu trong làng nghề là hộ gia đình, nhỏ lẻ, manh mún, mạnh ai nấy làm gây khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu. Ngay cả việc xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm cho làng nghề nhiều nơi còn khá yếu ớt, chủ yếu là tự phát, hiệu quả chưa cao.

Có thể nói, qua phân tích thực trạng phát triển làng nghề truyền thống của tỉnh Bắc Ninh năm 2000 trở lại đây cho thấy làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh có sự phát triển mạnh mẽ, có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, thu hút đầu tư, tăng thu ngân sách… được kết quả trên là do sự nỗ lực của chính quyền địa phương trong hỗ trợ vốn,

khoa học công nghệ…và sự vươn lên của chính các làng nghề. Tuy nhiên làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh vẫn còn nhiều hạn chế: trình độ khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng cơ sở và sự ô nhiễm môi trường các làng nghề…. nguyên nhân của các hạn chế đó một phần là do nhận thức và hành động của chính các làng nghề. Những đánh giá của chương 2 chính là cơ sở thực tiễn quan trọng để đưa ra các giải pháp của chương 3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH BẮC NINH 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH BẮC NINH

3.1.1. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnhtriển kinh tế - xã hội của tỉnh triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Phát triển làng nghề ở Bắc Ninh phải đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp của tỉnh. Đồng thời, cần có chính sách đầu tư liên kết, hợp tác giữa các làng nghề với nhau, giữa làng nghề với cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và với các doanh nghiệp công nghiệp lớn để hợp tác gia công và tiêu thụ sản phẩm.

Có thể khẳng định phát triển làng nghề là con đường hiệu quả để phát huy những lợi thế của địa phương và nhanh chóng đạt được các mục tiêu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, trong chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phải xác định phát triển làng nghề chiếm vị trí quan trọng, có tính chất lâu dài. Từ đó có chính sách đúng đắn tạo động lực để làng nghề phát triển bền vững.

Phát triển làng nghề truyền thống, các cụm công nghiệp làng nghề phải gắn liền với quy hoạch phát triển chung của từng huyện đi đôi với phát triển thương mại, dịch vụ. Ngành nghề, làng nghề TTCN là một bộ phận hữu cơ của công nghiệp huyện, tỉnh. Hơn thế nữa, có thể coi đây là ngành mũi nhọn, mang tính đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Do đó, việc phát triển các làng nghề đòi hỏi phải có quy hoạch chung thì mới khai thác triệt để điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của làng xã, huyện, vùng

phân bổ hài hoà và sử dụng hợp lý các nguồn lực, tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho các cơ sở đầu tư phát triển sản xuất ổn định.

Trên cơ sở quy hoạch định hướng phát triển chung của tỉnh, cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch phát triển của huyện, từ đó xác định chi tiết của từng cụm công nghiệp ngành nghề, làng nghề cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương theo từng thời kỳ, từ đó phát huy nội lực, kết hợp với ngoại lực bên ngoài để phát triển. Trong quy hoạch, các chương trình phương án phát triển làng nghề, cần phải xem xét toàn diện những điều kiện về mặt bằng, điện, giao thông, thương mại, vùng nguyên liệu, khoa học công nghệ, lao động… cũng như bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội. Cần phải có phương án kết hợp làng nghề truyền thống với công nghiệp lớn, công nghiệp Trung ương để phát triển làng nghề. Khôi phục các làng nghề truyền thống, trên cơ sở đó từng bước phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn theo hướng công nghệ tiên tiến, hình thành nhiều điểm công nghiệp gắn với các thị trấn, thị tứ có quy mô lớn liên xã và xã làm vệ tinh cho các doanh nghiệp công nghiệp lớn. Làm tốt công tác xây dựng cơ sở hạ tầng tại các cụm công nghiệp làng nghề.

Làng nghề phải được quy hoạch theo căn cứ vào dự báo nhu cầu thị trường, đặt trong tổng thể chiến lược chung của tỉnh, tránh phát triển làng nghề tràn lan, phát triển làng nghề bằng mọi giá, chạy theo thành tích, gây

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 59)