Thực trạng về lao động

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 53)

Sự phát triển của các làng nghề tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua đã tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động, đưa tổng số người lao động được đào tạo và có việc làm tăng cao. Tổng số lao động làm việc trong làng nghề truyền thống năm 2000 là 27.032 người, năm 2010 là 88.334 người, gấp 3,26 lần so với năm 2000. Đối với đào tạo và nhân cấy nghề, đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã tiến hành khôi phục và nhân cấy được trên 20 điểm nghề mới với 300 lao động được đào tạo. Để khuyến khích sự phát triển của các làng nghề tỉnh đã hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, nhân cấy nghề cho các hộ sản xuất kinh doanh lên trên 5 tỷ đồng.

Như vậy cùng với các thành phần kinh tế trong tỉnh, làng nghề truyền thống đã tham gia tích cực vào việc giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, thu nhập của người làm nghề cũng cao hơn hẳn lao động thuần nông. Thu nhập bình quân của lao động làm nghề đạt từ 1.500.000 - 1.800.000 đồng/người/tháng, cao gấp 2 đến 2,5 lần so với lao động thuần nông. [ 11, tr.19].

Về trình độ tay nghề của các lao động làm nghề trong các làng nghề ở Bắc Ninh. Vấn đề thiếu nhân công, nhất là nhân công tay nghề cao đang là một vấn đề tại các làng nghề. Trung bình phải mất ít nhất 3-4 năm mới đào tạo được một thợ chạm làm được việc, đào tạo một thợ lành nghề còn lâu hơn đào tạo một kỹ sư, phải mất hàng chục năm. Song điều đáng đề cập là giá nhân công cho những lao động phổ thông và cả những thợ mới vào nghề khá

thấp chỉ khoảng 60.000- 80.000 đồng một ngày công. Số tiền công này còn ít hơn một người thợ hồ nên việc thu hút lao động làm nghề truyền thống đang gặp không ít khó khăn.Thêm vào đó tư tưởng làm nghề của người lao động chưa ổn định do thu nhập từ việc làm nghề chưa đủ sức gắn kết người lao động với nghề. Trong các doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh thì việc quan tâm phát triển nguồn nhân lực hầu như là chưa có, phần lớn đều tận dụng tối đa nguồn nhân lực sẵn có của địa phương, mà không có sự ưu đãi cũng như sự quan tâm đến việc hướng dẫn đào tạo họ một cách bài bản.

Chất lượng lao động và trình độ chuyên môn ở các làng nghề nhìn chung còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, lao động nghề chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Với người lao động trực tiếp, tỷ lệ đã tốt nghiệp phổ thông ở các cơ sở sản xuất và các hộ chuyên chiếm hơn 70%; còn đối với các hộ kiêm và các hộ thuần nông, khoảng 40 - 70% lao động nghề mới tốt nghiệp cấp I và II, chỉ chưa đến 20% là tốt nghiệp cấp III.

Đối với các chủ hộ và chủ doanh nghiệp, nhìn chung trình độ học vấn, chuyên môn còn rất hạn chế. Có tới 1,3 - 1,6% trong số họ không biết chữ, trình độ học vấn bình quân mới đạt lớp 7 – 8/12. Tỷ lệ chưa qua đào tạo kiến thức quản lý chuyên môn ở các chủ hộ chiếm 51,5 - 69,89%, đối với các chủ doanh nghiệp chiếm hơn 43%. Đây là một trong những hạn chế có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường trong hoạt động của các làng nghề.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀTRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH BẮC NINH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH BẮC NINH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 53)