Thực trạng về hình thức tổ chức sản xuất và nguồn vốn tại các làng ghề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 51)

các làng ghề

Biểu đồ 2.2: Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh tại các làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh năm 2010

Hiện nay, các làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh có các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau. Tính đến cuối năm 2010, toàn tỉnh có tới 21.010 cơ sở sản xuất, trong đó công ty TNHH chiếm 8,1% tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh của tỉnh, công ty cổ phần chiếm 8,0%, doanh nghiệp tư nhân

chiếm 9,8%, HTX chiếm tỉ lệ nhỏ nhất với 2,7% , tổ hộ cá thể chiếm 71,4%. Như vậy, hình thức kinh doanh theo hộ vẫn giữ vị trí quan trọng trong các làng nghề. Điều này cho thấy sản xuất trong các làng nghề truyền thống vẫn là sản xuất nhỏ lẻ. Các hình thức sản xuất kinh doanh như hợp tác, các loại hình công ty có tốc độ tăng nhanh trong những năm gần đây song vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong các hình thức sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đây có lẽ sẽ là mô hình sản xuất vừa phù hợp trong thời gian tới bởi nó xuất phát từ nhu cầu thực sự của các hộ và lại tạo điều kiện phát triển nhanh chóng và bền vững theo hướng chuyên môn hoá và hợp tác tạo trên cơ sở áp dụng máy móc vào nhiều khâu công việc nên năng suất được tăng cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm tăng lên sẽ thúc đẩy làng nghề phát triển.

Về nguồn vốn tại các cơ sở sản xuất ở làng nghề, ở hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô vốn đầu tư còn rất hạn chế. Thiếu vốn hiện là nỗi lo thường trực của các doanh nghiệp TTCN. Theo số liệu của Sở Kế hoạch đầu tư của tỉnh thì số vốn kinh doanh của các HTX TTCN là gần 500 triệu đồng, của các doanh nghiệp tư nhân là hơn 1,7 tỷ đồng, của công ty TNHH là gần 2 tỷ đồng. Hơn 16.647 tổ, hộ cá thể sản xuất TTCN chỉ có bình quân vốn 8,64 triệu đồng. Trong số các doanh nghiệp TTCN, thì các doanh nghiệp có vốn từ 1 đến 2 tỷ đồng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 20-30% doanh nghiệp có số vốn từ 400 đến 500 triệu đồng, 70% doanh nghiệp còn lại có số vốn từ 200 triệu đồng trở xuống. Trong khi đó, để duy trì ổn định sản xuất và có khả năng phát triển, một doanh nghiệp TTCN cần có số vốn khoảng 2 tỷ đồng. Chẳng hạn ở Đại Bái, tổng dư nợ của các ngân hàng trên địa bàn xã đạt hơn 100 tỷ đồng. Như vậy với hơn 500 hộ sản xuất cá thể và doanh nghiệp trong xã bình quân mỗi hộ mới chỉ được vay 200 triệu đồng. Con số này là quá thấp so với nhu cầu thực tế sản xuất kinh doanh.

Tuy nguồn vốn của họ chỉ có giới hạn và phải sử dụng nguồn vốn vay nhưng rất khó để có được nguồn vốn vay này. Người cần vốn để sản xuất kinh

doanh phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quy trình thủ tục cho vay, như thủ tục rườm rà, thời hạn vay ngắn (1 năm), lãi suất cao. Nhiều doanh nghiệp phải tìm đến các kênh huy động vốn khác như vay vốn từ người thân, bạn bè, vay ngoài với lãi suất cao gấp nhiều lần so với lãi xuất ngân hàng. Vì không có vốn nên có những cơ hội sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải bỏ lỡ, điều kiện mở rộng sản xuất thu hút thêm lao động lại càng khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 51)