Phát triển làng nghề truyền thống gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 66)

triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Phát triển làng nghề ở Bắc Ninh phải đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp của tỉnh. Đồng thời, cần có chính sách đầu tư liên kết, hợp tác giữa các làng nghề với nhau, giữa làng nghề với cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và với các doanh nghiệp công nghiệp lớn để hợp tác gia công và tiêu thụ sản phẩm.

Có thể khẳng định phát triển làng nghề là con đường hiệu quả để phát huy những lợi thế của địa phương và nhanh chóng đạt được các mục tiêu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, trong chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phải xác định phát triển làng nghề chiếm vị trí quan trọng, có tính chất lâu dài. Từ đó có chính sách đúng đắn tạo động lực để làng nghề phát triển bền vững.

Phát triển làng nghề truyền thống, các cụm công nghiệp làng nghề phải gắn liền với quy hoạch phát triển chung của từng huyện đi đôi với phát triển thương mại, dịch vụ. Ngành nghề, làng nghề TTCN là một bộ phận hữu cơ của công nghiệp huyện, tỉnh. Hơn thế nữa, có thể coi đây là ngành mũi nhọn, mang tính đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Do đó, việc phát triển các làng nghề đòi hỏi phải có quy hoạch chung thì mới khai thác triệt để điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của làng xã, huyện, vùng

phân bổ hài hoà và sử dụng hợp lý các nguồn lực, tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho các cơ sở đầu tư phát triển sản xuất ổn định.

Trên cơ sở quy hoạch định hướng phát triển chung của tỉnh, cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch phát triển của huyện, từ đó xác định chi tiết của từng cụm công nghiệp ngành nghề, làng nghề cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương theo từng thời kỳ, từ đó phát huy nội lực, kết hợp với ngoại lực bên ngoài để phát triển. Trong quy hoạch, các chương trình phương án phát triển làng nghề, cần phải xem xét toàn diện những điều kiện về mặt bằng, điện, giao thông, thương mại, vùng nguyên liệu, khoa học công nghệ, lao động… cũng như bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội. Cần phải có phương án kết hợp làng nghề truyền thống với công nghiệp lớn, công nghiệp Trung ương để phát triển làng nghề. Khôi phục các làng nghề truyền thống, trên cơ sở đó từng bước phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn theo hướng công nghệ tiên tiến, hình thành nhiều điểm công nghiệp gắn với các thị trấn, thị tứ có quy mô lớn liên xã và xã làm vệ tinh cho các doanh nghiệp công nghiệp lớn. Làm tốt công tác xây dựng cơ sở hạ tầng tại các cụm công nghiệp làng nghề.

Làng nghề phải được quy hoạch theo căn cứ vào dự báo nhu cầu thị trường, đặt trong tổng thể chiến lược chung của tỉnh, tránh phát triển làng nghề tràn lan, phát triển làng nghề bằng mọi giá, chạy theo thành tích, gây lãng phí. Việc quy hoạch phát triển các làng nghề, cụm làng nghề phải tuỳ thuộc vào từng ngành nghề khác nhau. Những nghề nào không cần diện tích, không gây ô nhiễm môi trường thì không nhất thiết phải hình thành cụm công nghiệp làng nghề. Còn khi xây dựng cụm công nghiệp làng nghề phải quy hoạch khu vực sản xuất, khu vực cung cấp nguyên vật liệu và khu tiêu thụ sản phẩm. Đảm bảo được tổng thể kiến trúc toàn huyện được hài hoà, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp, gắn liền với hoạt động văn hoá du lịch.

Cần hình thành các khu sản xuất tập trung ở các làng nghề để tạo thuận lợi về kết cấu hạ tầng, mặt bằng... cho các cơ sở sản xuất đầu tư mở rộng quy mô, phát triển sản xuất kinh doanh.

Phát triển làng nghề cần theo hướng đa dạng hóa hình thức sở hữu, mô hình tổ chức sản xuất, ưu tiên áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, kết hợp với công nghệ cổ truyền trong các làng nghề.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 66)