Mở rộng và phát triển đồng bộ thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 71)

của các làng nghề truyền thống

Khó khăn lớn nhất hiện nay ở các làng nghề truyền thống là thị trường đầu ra. Nguyên nhân chính là do thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao. Trong khi đó mức thu nhập của đại đa số người dân còn thấp. Để phát triển thị trường cho làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh, đề tài xin đề xuất một số giải pháp sau đây:

- Cần mở rộng tìm kiếm và khai thác có hiệu quả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp nhà nước cần thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác, liên kết kinh tế với các làng nghề. Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trên phạm vi quốc tế, cần có sự giúp đỡ của các tổ chức tư vấn về chủng loại, về công nghệ, về quảng cáo và môi giới bán hàng... Điều quan trọng là các doanh nghiệp nhà nước đứng ra làm đầu mối thu mua, bao

tiêu cho các cơ sở sản xuất ở làng nghề trên cơ sở tinh thần hợp tác, liên kết lâu dài. Thường xuyên nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng ở các nước khác nhau mà cải tiến sản phẩm cho phù hợp. Chú ý đến việc sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc qua mạng, trực tuyến để điều hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Nhà nước có thể hỗ trợ xây dựng mạng một cách có trọng điểm cho những vùng sản xuất hàng xuất khẩu tập trung và có sản lượng lớn để các cơ sở sản xuất kinh doanh có thể tìm kiếm và kết nối trực tiếp với khách hàng hoặc mở các trang web để giới thiệu sản phẩm hoặc tham gia giao dịch điện tử, đàm phán ký kết hợp đồng trên mạng. Như vậy mới làm cho sản phẩm thủ công truyền thống của Bắc Ninh vươn xã trên thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

- Tăng cường các hoạt động XTTM cho các sản phẩm của làng nghề truyền thống thông qua các hình thức như quảng cáo, tham gia triển lãm, hội chợ trong nước và ngoài nước, mở trang web giới thiệu thị trường về sản phẩm của các làng nghề, tổ chức và hỗ trợ cho các doanh nghiệp làng nghề đi tham quan các cơ sở sản xuất ở các tỉnh bạn và đi nước ngoài thăm quan hội chợ, tìm hiểu thị trường, thu thập những thông tin về hàng hoá, chất lượng và giá cả hàng hoá, khách hàng và điều kiện mua bán của khách hàng, phương thức mua bán và thị hiếu người tiêu dùng để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã hợp thị hiếu người tiêu dùng với giá cạnh tranh.

- Khuyến khích và phát triển các quan hệ liên kết giữa các cơ sở sản xuất trong làng nghề với nhau, giữa các cơ sở sản xuất của làng nghề đối với các doanh nghiệp ở đô thị hoặc ở các vùng khác, với các tổ chức xúc tiến thương mại, nhằm tăng sức mạnh trên thị trường, tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh từ cung cấp nguyên vật liệu đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý thị trường của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật Nhà nước về các hoạt động mua bán trên thị trường. Kiên quyết chống buôn lậu, làm hàng giả, chống gian lận thương mại. Tạo được niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của các làng nghề truyền thống.

- Mở rộng các kênh tiếp thị sản phẩm. Chú trọng hơn tới việc kết nối với các công ty du lịch để xây dựng các tour du lịch tôn giáo gắn với làng nghề để vừa giới thiệu được tiềm năng du lịch của địa phương - là nơi phát tích của Phật giáo, của vương triều Lý với nhiều di tích lịch sử, văn hóa vật thể và phi vật thể, vừa phát triển các làng nghề. Muốn vậy, cần xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên tại các làng nghề, cả các làng nghề mới và làng nghề truyền thống. Bên cạnh việc được chiêm ngưỡng và tự tay tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm truyền thống, du khách còn đồng thời được khám phá những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc luôn gắn liền với lịch sử phát triển của sản phẩm làng nghề. Lễ hội ở các làng nghề truyền thống cũng được khôi phục và duy trì với nhiều nghi thức trang nghiêm với các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian phong phú, hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa cộng đồng của các làng nghề truyền thống như: lễ hội làng nghề Ðại Bái, lễ hội làng nghề Ðồng Kỵ, lễ hội đền Ðô - Ðình Bảng, lễ hội làng Ðống Cao, làng Châm Khê...

Vì vậy, để phát triển du lịch làng nghề, mở rộng thị trường của các sản phẩm làng nghề, cần đầu tư nghiên cứu mẫu mã, kiểu dáng của các sản phẩm phù hợp với thị hiếu và có tính đặc trưng cao. Từng làng nghề nên có một địa điểm dịch vụ bán sản phẩm, đồ lưu niệm cho khách, khôi phục và phát triển các hoạt động văn hoá dân gian truyền thống, có nơi tổ chức thao diễn các công đoạn làm ra sản phẩm đó, giới thiệu về vẻ độc đáo của sản phẩm, hướng dẫn khách tham quan nơi thờ tổ nghề, nhằm xây dựng môi trường du lịch văn hoá. Làm được như vậy du lịch làng nghề mới trở thành một tour du lịch hấp

dẫn. Cải thiện đường giao thông, khuyến khích sự hợp tác giữa các nghệ nhân, các trường dạy nghề, khôi phục kỹ thật sản xuất truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá của làng nghề. Phát triển du lịch làng nghề phải dựa trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái dân sinh.

- Phát triển thị trường xuất khẩu: Mặc dù đã dần được phục hồi và phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhưng khối lượng xuất khẩu của các làng nghề ở Bắc Ninh còn ở mức trung bình so với tiềm năng, thị phần xuất khẩu còn nhỏ bé, hầu hết là thông qua các khâu trung gian, mẫu mã hàng hoá đơn điệu, thiếu sáng tạo, cho nên sức cạnh tranh còn thấp. Chỉ có đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm mới có thể phát huy được lợi thế so sánh trong quan hệ kinh tế quốc tế, đó là ưu thế về tài nguyên, lao động, tay nghề của thợ thủ công ở Bắc Ninh . Vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ của nhà nước như chính sách thuế, chính sách bảo hộ, chính sách vay vốn… khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh sản xuất các sản phẩm xuất khẩu. Thường xuyên nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng ở các nước khác nhau mà cải tiến sản phẩm cho phù hợp. Chú ý đến việc sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc qua mạng, trực tuyến để điều hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Nhà nước có thể hỗ trợ xây dựng mạng một cách có trọng điểm cho những vùng sản xuất hàng xuất khẩu tập trung và có sản lượng lớn để các cơ sở sản xuất kinh doanh có thể tìm kiếm và kết nối trực tiếp với khách hàng hoặc mở các trang web để giới thiệu sản phẩm hoặc tham gia giao dịch điện tử, đàm phán ký kết hợp đồng trên mạng

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 71)