Căn cứ vào tiêu chí quy định về làng nghề truyền thống tại Thống tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/2/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề CN-TTCN, trong đó có 31 làng nghề truyền thống ( phụ lục 1)
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu phân bố làng nghề truyền thống theo địa bàn hành chính huyện và thành phố tỉnh Bắc Ninh ( đến tháng 12/ 2010).
Đơn vị %.
Trong đó làng nghề truyền thống tập trung nhiều nhất ở hai huyện là Từ Sơn với 9 làng nghề chiếm 29% tổng số làng nghề truyền thống trong tỉnh với các làng nghề nổi tiếng như gỗ Đồng Kị, dệt Hồi Quan, sắt thép Đa Hội.., và Yên Phong với 7 làng nghề chiếm 22,6% với các làng nghề tiêu biểu nhôm Mẫn Xá, dệt tơ tằm Vọng Nguyệt,.. ( phụ lục 2).
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đối với sự phát triển của các làng nghề truyền thống. Những làng nghề biết kết hợp cái tinh hoa của truyền thống và cái hiện đại của tiến bộ KHCN thì sẽ tận dụng được cơ hội phát triển, còn những làng nghề không bắt kịp với sự phát triển của KHCN do không có khả năng thay đổi hoặc tiếp thu công nghệ mới để thay đổi mẫu mã và chất lượng sản phẩm thì sẽ bị mai một.
Một cách tổng quát, có thể chia làng nghề truyền thống thành 3 nhóm là: (i) Số làng nghề có tiềm năng phát triển tốt: có 12 làng nghề, chiếm 38,7%, bao gồm các làng nghề: rèn Đa Hội, giấy Phong Khê, mây tre đan Xuân Lai, đúc đồng Đại Bái, gỗ mỹ nghệ Đồng Kị, chạm khắc gỗ Hương Mạc, chạm khắc gỗ Phù Khê, gỗ Kim Bảng, gỗ mỹ nghệ Mai Động, làng Vó, gỗ Tam Sơn, đúc nhôm Mẫn Xá. Những làng nghề này sản xuất các sản phẩm phù hợp với thị trường, luôn có sự đầu tư tăng cường năng lực sản xuất.
(ii) Số làng nghề hoạt động cầm chừng do đang gặp khó khăn trong phát triển: 14 làng nghề, chiếm 45,2%, bao gồm các làng nghề: gốm Phù Lãng, dệt Hồi Quan, lụa Nội Duệ, dệt Tam Tảo, chế biến gỗ Đông Xuất, đúc đồng Đào Viên, mây tre đan Xuân Hội, làng nghề Bằng Lục, làng mộc Đìa, gỗ mỹ nghệ Nghiêm Xá, mộc Phú Mẫn, đan tre Đông Côi, mây cói Quế Ổ, gỗ mỹ nghệ Kim Thiều
(iii) Số làng nghề hoạt động kém, có nguy cơ mai một, mất nghề: 5 làng nghề, chiếm 16,1%, bao gồm các làng nghề: cá bột Mão Điền, nón lá Du Tràng, dệt Vọng Nguyệt, tranh Đông Hồ, dệt Đại Mão. Đây là những làng nghề mà sản phẩm làm ra không còn thích hợp với thị trường, do sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm công nghiệp như gốm, dụng cụ cầm tay, nuôi trồng.
Thứ nhất: những làng nghề có tiềm năng phát triển
- Đồng Kỵ là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng trong cả nước, chuyên sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đây được coi là di sản văn hóa của cha ông ta bao đời để lại. Qua những "bàn tay vàng" của các nghệ nhân tài trí sáng tạo trong làng, làm ra những sản phẩm thủ công tinh xảo, hoàn mĩ vừa có giá trị kinh tế, vừa mang giá trị thẩm mĩ văn hóa được giới tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Làng Đồng Kỵ có 1810 hộ, 10.200 khẩu, trong đó có 1520 hộ với 4500 lao động làm nghề, thu hút thêm 1500 lao động bên ngoài. Đầu tư 11 máy xẻ ngang, 300 máy dọc cắt, 100 máy vanh, 500 máy khoan bàn, 100 máy bào và 400 máy bào cầm tay, 500 máy phun sơn, có khoảng 100 thợ giỏi, 300 thợ lành nghề làm ra doanh thu hàng năm khoảng 25 tỷ đồng, nộp ngân sách 230 đến 270 triệu đồng. Đến nay, làng nghề thủ công mỹ nghệ Đồng Kỵ có 71 doanh nghiệp, hợp tác xã với số vốn đầu tư khoảng 800 triệu - 1,5 tỉ đồng/đơn vị. Cá biệt có đơn vị mà tổng số vốn đầu tư lên tới 12 - 15 tỉ đồng. Sản phẩm mỹ nghệ của Đồng Kỵ hiện có mặt trên khắp 61 tỉnh, thành. Từ làng nghề phát triển thành một khu công nghiệp, làng nghề thủ công mỹ nghệ Đồng Kỵ đã tiến một bước dài, khẳng định thế mạnh của mình. Đồng Kỵ đã khảo sát, đang triển khai xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, Lào, Trung Quốc... Hiện nay, một số doanh nghiệp đang nghiên cứu cách sao tẩm gỗ để sản phẩm có thể chịu được nhiệt độ khí hậu lạnh nhằm mở rộng sang thị trường Tây Âu.
Cùng với các làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê, Hương Mạc, làng nghề Đồng Kỵ thật sự phát triển mạnh và trở thành “làng giám đốc” từ khoảng chục năm trở lại đây. Cả phường Đồng Kỵ có tới gần 500 giám đốc, phó giám đốc. Bình quân cứ năm, sáu hộ có một giám đốc, phó giám đốc. Doanh nghiệp ra đời nhiều, KCN Đồng Kỵ rộng 12 ha cũng chưa đáp ứng được so với nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp. Các xưởng sản xuất, trụ
sở kéo dài khắp làng đến quốc lộ 1A rồi “lấn” sang cả các làng lân cận. - Phong Khê là nghề truyền thống thuộc xã Phong Khê huyện Yên Phong, được khôi phục và phát triển mạnh từ năm 1994 trở lại đây. Trước đây, người dân Phong Khê làm giấy thủ công, chỉ làm giấy dó, chuyên sản xuất các loại giấy vàng mã. Khi nền kinh tế thị trường mở cửa, Phong Khê bắt đầu đưa máy móc, công nghệ hiện đại vào sản xuất với nhiều mặt hàng, làm bằng các loại phế liệu giấy, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiện nay, toàn xã đã có 150 cơ sở với gần 200 dây chuyền sản xuất, nhiều gia đình có đến 2, 3 dây chuyền sản xuất giấy. Đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng mạnh của làng nghề, huyện và xã đã hình thành cụm công nghiệp làng nghề gồm 59 cơ sở sản xuất, diện tích 12,6 ha. Năm 2003, toàn xã đã sản xuất được 40 nghìn tấn giấy thành phẩm các loại, trong đó giấy kráp vẫn là chủ lực, chiếm 70%, doanh thu đạt 120 tỷ, chiếm gần 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện. Hiện nay, sản xuất không đáp ứng nhu cầu của thị trường, sản xuất đến đâu, tiêu thụ hết tới đó. Tỉnh đã phê duyệt cho mở rộng diện tích cụm công nghiệp, dự kiến khoảng 15 ha, đáp ứng nhu cầu của các cơ sở sản xuất. Đây sẽ là cơ hội để giấy Phong Khê phát triển mạnh hơn nữa.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, giấy Phong Khê cũng ngày một phát triển mạnh. Cụm công nghiệp Phong Khê đã tạo việc làm cho 3.500 lao động thường xuyên và 1.000 lao động thời vụ. Năm 2011, sản xuất giấy ở Phong Khê đạt 225 nghìn tấn, tăng hơn 25 nghìn tấn so với năm 2010 với tổng thu nhập trên 1000 tỷ đồng. Khi cụm công nghiệp được mở rộng cũng đồng nghĩa với việc mở rộng dây chuyền sản xuất thì sản lượng sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Với tốc độ phát triển như vậy, Phong Khê đã từng bước khẳng định được thương hiệu của mình và việc có một thương hiệu riêng cho mặt hàng giấy Phong Khê là điều cần thiết.
- Làng nghề Đa Hội thuộc thôn Đa Hội, phường Châu Khê (Từ Sơn), có nghề rèn từ gần 500 năm nay. Đến nay nghề rèn ở đây vẫn phát triển mạnh và đã có nhiều dân làng lên Thăng Long lập nghiệp (nay thuộc phố Lò Sũ). Vốn
là một làng nghèo, sản phẩm rèn của làng sản xuất ra để phục vụ cho nông nghiệp như: lưỡi cuốc, xẻng, liềm cắt lúa, thuổng, mai, cày, bừa… Cho tới năm 1986, người làng Đa Hội dần chuyển từ nghề rèn thuyền thống sang làm sắt thép để bắt kịp với nhu cầu xây dựng. Năm 2008, doanh thu của cả phường đạt tới hơn 1.800 tỷ đồng, đó cũng là mức chung của nhiều năm. Cả làng có trên 14.000 nhân khẩu, trong đó có khoảng 4.000 lao động sản xuất thép và còn thu hút thêm khoảng 3.000 lao động từ các nơi khác. Có thể thấy các chủng loại sắt thép ở Đa Hội rất đa dạng và phong phú. Sắt Đa Hội đã có mặt trên thị trường nội địa và cả nước bạn Lào, từng bước khẳng định chỗ đứng của một làng nghề truyền thống. Không thể phủ nhận sức sống mãnh liệt của làng nghề truyền thống Đa Hội trong cơ chế thị trường với sản phẩm mang tính thương mại này, bởi nhờ đó đã giải quyết được hàng ngàn lao động dư thừa trong làng cũng như từ các nơi khác đến lập nghiệp.
* Thứ hai: Các làng nghề hoạt động cầm chừng do đang gặp khó khăn trong phát triển.
- Làng gốm Phù Lãng (thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh), ông tổ nghề gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ông được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc. Trong thời gian đó, ông học được nghề làm gốm và truyền dạy cho người trong nước.
Không chỉ làm hàng sử dụng trong nước, gốm Phù Lãng còn rất hấp dẫn thị trường nước ngoài với những sản phẩm trang trí nội thất luôn đảm bảo chất lượng và uy tín. Gốm Phù Lãng đã có mặt tại Italia, Pháp, Nhật… và được đánh giá cao bởi nó không chỉ là sản phẩm thủ công 100% mà còn bởi sự độc đáo, có giá trị thẩm mỹ cao.
Tuy nhiên, do làm ăn còn manh mún nên Phù Lãng cũng là địa phương chịu ảnh hưởng khá nặng nề của tình trạng suy giảm kinh tế. Đến nay, khi nhiều làng nghề đã từng bước hồi phục thì ở Phù Lãng, việc sản xuất gốm vẫn còn gặp không ít khó khăn.
mới có hơn 250 lượt lò đốt gốm, lượng hàng hóa sản xuất hiện tại chỉ bằng 30% so với thời điểm đầu năm 2008. Nhiều hộ đã ngừng sản xuất gốm, chuyển sang sản xuất, kinh doanh các ngành nghề khác. Hiện tại, lượng hàng tồn kho còn khá nhiều. Khó khăn nhất hiện nay là việc tiếp cận nguồn vốn kích cầu còn hạn chế bởi trong số gần 200 hộ sản xuất gốm ở Phù Lãng mới chỉ có 2 công ty và 1 hợp tác xã, còn lại là các hộ sản xuất nhỏ lẻ không đủ điều kiện cũng như thiếu các loại giấy tờ cần thiết, nên nguồn vốn vay thấp không đủ đáp ứng yêu cầu sản xuất. Vì vậy, các hộ sản xuất phải chủ động phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả để tiếp cận các nguồn vốn vay, thúc đẩy phát triển, ổn định sản xuất.
Điều đáng nói là ở hầu hết các cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ của Phù Lãng vẫn chưa chủ động được về thị trường. Phần lớn các sản phẩm đều được bán thông qua đại lý ở Hà Nội và các thành phố lớn. Những lô hàng gốm của Phù Lãng xuất ra nước ngoài đều phải thông qua các cơ sở gốm của Bát Tràng. Chỉ có một số ít sản phẩm được bán cho khách du lịch và khách tham quan. Hiện nay, sản xuất gốm ở Phù Lãng chủ yếu manh mún, nhỏ lẻ theo hộ gia đình, mạnh ai nấy làm. Tình trạng làm theo phong trào khiến lượng hàng hóa cung vượt cầu cũng khiến sản phẩm bị tồn đọng. Đó là chưa kể, trước đây, hầu hết các sản phẩm gốm Phù Lãng chủ yếu phục vụ xuất khẩu mà bỏ ngỏ thị trường trong nước. Nay nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang thị trường nội địa nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Lý do là mặc dù thị trường nội địa rất có tiềm năng nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn, trong khi hàng hóa tồn đọng, vốn vay lại khó tiếp cận nên nhiều doanh nghiệp rất lúng túng.
- Làng nghề đúc đồng Đào Viên thuộc xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành nổi tiếng với nghề đúc đồn, trước năm 1954 là nơi kinh tế phồn thịnh, giao lưu buôn bán với các khu vực: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định... Các nghệ nhân quê Đào Viên như Đỗ Văn Hiếu, Đỗ Văn Tuỳ, Ngô Thị Đam đã đúc tượng Đại Di Đà chùa Ngũ Xã cao 10m, nặng 17 tấn. Cụ
Cửu Chính đúc 3 pho tượng lớn ở chùa Hàm Long ngày nay vẫn còn lưu giữ. Đây là giai đoạn cực thịnh của làng nghề đúc đồng Đào Viên với những thế hệ nghệ nhân nức tiếng về tài đúc đồng liền khối.
Trải qua 2 cuộc kháng chiến, làng nghề đình đốn cho đến đầu năm 2000 mới khôi phục. Với sự tác động của các cụ cao niên, nhiều nghệ nhân đi xa quê đã về góp sức, truyền nghề cho lớp trẻ mở lại lò đúc truyền thống. Nhưng sự hồi sinh chỉ mang tính rời rạc, gắng gượng trên quy mô nhỏ bé do gặp khó khăn về vốn, nguồn lao động có tay nghề và thị trường tiêu thụ. Phần lớn các hộ còn lò đúc đều làm thuê theo số lượng hàng đặt trước. Sản phẩm đến tay người tiêu dùng Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên... nhưng đều mang những tên khác, không phải Đào Viên thủa nào.
Trong chiến lược đầu tư phát triển lĩnh vực làng nghề của huyện Thuận Thành, đúc đồng Đào Viên cũng là một trong những làng nghề cần khôi phục giá trị truyền thống. Tuy nhiên, mở hướng khơi dậy sức sống của lịch sử, bản sắc làng nghề Đào Viên từ đâu - vẫn là điều trăn trở của chính quyền và người dân địa phương.
* Thứ ba: Các làng nghề hoạt động kém, có nguy cơ mai một, mất nghề.
Ngoài 2 nhóm làng nghề nói trên, còn có một số làng nghề Đây là những làng nghề mà sản phẩm làm ra không còn thích hợp với thị trường, do sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm công nghiệp như dụng cụ cầm tay, mây tre đan...
Làng tranh Đông Hồ xưa là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian,
thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh .
Ngày xưa, cả làng có khoảng 150 gia đình làm tranh. Trước chợ tranh Đông Hồ có thể coi là một ngày hội lớn của dân làng. Mỗi năm phiên chợ bán tranh của làng chỉ họp năm phiên, mỗi phiên năm ngày vào dịp tháng Chạp để bán cho khách thập phương. Nhưng rồi theo thời gian, tranh Đông Hồ ngày càng mai một. Đến năm 1990, do sự thay đổi về nhu cầu thẩm mỹ và tác động của kinh tế thị trường, dòng tranh Đông Hồ tồn tại lay lắt. Đến nay, hầu hết những người làm tranh đều bỏ nghề. Làng Đông Hồ giờ chỉ còn duy nhất 2
nghệ nhân làm tranh, còn lại các nhà đều chuyển sang làm hàng mã.
Ảnh hưởng xu hướng thương mại hóa, các hình thức in lưới, dùng bột mầu thay cho chất liệu thiên nhiên... trở nên phổ biến đã làm cho dòng tranh mất dần đi những nét đặc trưng vốn có. Nhiều bản khắc cổ đứng trước nguy cơ bị thất lạc, bị hư hại do cung cách bảo quản thủ công. Tuy đã có nhiều cố gắng của không ít cá nhân, tổ chức, nhưng việc khôi phục và phát triển dòng tranh vẫn đang ở trong tình trạng hết sức khó khăn. Tranh Đông Hồ đang đứng trước nguy cơ mai một.
- Làng dệt vải Đại Mão huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh trước đây đã khá nổi tiếng, phát triển rất mạnh mẽ, sản phẩm có mặt trên cả nước thu hút lượng lao động rất lớn tuy nhiên những năm gần đây do sự cạnh tranh của hàng Trung Quốc và các mặt hàng vải khác nên giờ làng nghề chỉ còn vài máy dệt vải vuông.