Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 82)

Lao động là một nguồn lực đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất, vì vậy để làng nghề truyền thống có thể tồn tại và phát triển cần có đội ngũ lao động có chuyên môn kinh nghiệm nghề nghiệp cao. Do vậy công tác đào tạo nghề và đào tạo lao động tại chỗ có tay nghề cao là yêu cầu cấp bách của các làng nghề trong giai đoạn hiện nay.

- Nâng cao trình độ văn hoá chung cho người dân ở làng nghề. Đây là yếu tố cơ bản, có tính chất quyết định đến chất lượng lao động nông thôn. Vì vậy, tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục của địa phương. Trong trường phổ thông cần đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp nghề TTCN phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Mở rộng quy mô đào tạo và đa dạng hoá các hình thức dạy nghề: Như mở các lớp tập trung vừa học lý thuyết vừa thực hành theo chương trình của cơ sở nghề hoặc dạy truyền nghề qua vừa học vừa làm tại các cơ sở sản xuất. Phát triển các trung tâm của tư nhân và nhà nước các

cấp để tăng nhanh số lượng lao động có tay nghề, đáp ứng nhu cầu và mở rộng phát triển các nghề. Tăng cường công tác đào tạo chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý về văn hoá, khoa học kỹ thuật và các kiến thức quản trị doanh nghiệp, kiến thức về thị trường bằng nhiều hình thức khác nhau.

- Có chính sách đãi ngộ đối với những thợ làng nghề, những nghệ nhân giỏi trong các làng nghề, tạo điều kiện để họ tiếp tục sáng tạo và truyền dạy nghề . Đây là hình thức cần được khuyến khích phát triển để đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho người lao động. Thực hiện chính sách tài trợ và khen thưởng cho những người du nhập nghề về địa phương nhất là những người từ tỉnh ngoài truyền nghề và sử dụng lao động tại địa phương. Hàng năm tổ chức suy tôn và khen thưởng kịp thời các danh hiệu nghệ nhân, người có bàn tay vàng, bằng lao động sáng tạo.

- Thực hiện chế độ khuyến khích các cán bộ khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học, các nhà quản lý tham gia phổ cập kiến thức, đào tạo cho lao động ở làng nghề.

- Mời các chuyên gia giỏi về địa phương để dạy nghề và truyền nghề mới như thêu tranh, gỗ mỹ nghệ… Kết hợp với các trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành đào tạo thiết kế công nghiệp tổ chức các khoá đào tạo giúp đỡ người lao động nâng cao trình độ mỹ thuật, kỹ thuật để họ có thể tự tạo ra những mẫu mã sản phẩm đẹp, phong phú và có tính mỹ thuật cao.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 82)