Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 31)

Bình Dương là tỉnh miền Đông Nam Bộ, nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, có một số ngành TTCN truyền thống nổi tiếng như gốm, sứ, sơn mài, điêu khắc gỗ… Làng nghề Bình Dương có truyền thống lâu đời. Tuy nhiên, sản xuất ở đây theo mô hình hộ vẫn là chủ yếu. Ở Bình Dương nhiều làng nghề, vùng nghề phát triển mạnh với sự ra đời của hàng chục doanh nghiệp với những chi phí đầu tư trang bị máy móc công nghệ lên tới hàng triệu đô la Mỹ. Các hộ phát triển tốt đã nhanh chóng chuyển thành công ty có quy mô lớn. Nghề gốm sứ ở Thủ Dầu Một có nhiều cơ sở tư nhân nổi lên, trở thành các công ty có tên tuổi như Công ty TNHH như Minh Long

1, Minh long 2, Cường Phát,… Nghề gốm ở Bình Dương ngày nay đứng đầu cả nước về quy mô và chất lượng sản phẩm với sự có mặt của gần 500 cơ sở sản xuất, đóng góp gần 30% giá trị sản xuất TTCN, kim ngạch xuất khẩu trên 31 triệu USD và có mặt ở thị trường nhiều nước như Pháp, Đức, Mỹ, Canada, Lào, Campuchia…[15, tr.248]. Nhằm phát huy sức mạnh của làng nghề, vùng nghề, Bình Dương đã có nhiều giải pháp quyết liệt như thành lập những cụm công nghiệp làng nghề, phát triển dự án làng gốm sứ Bình Dương với số vốn đầu tư 300 tỷ đồng.

Để giữ nghề và phát triển nghề, các doanh nghiệp của Bình Dương rất chú trọng đầu tư đào tạo nghề cho lao động. Ví dụ như doanh nghiệp Hùng Vương đã bỏ khoản kinh phí khá lớn để đào tạo nghề cho thanh niên với mức trung bình 500.000đ/người/tháng. Đối với người học từ các tỉnh khác đến, doanh nghiệp lo cho chỗ ở trọ và tiền cơm ngày 3 bữa. Đây là những hỗ trợ quan trọng không những người ở lại với nghề mà còn thu hút người đến với nghề.

Sự phát triển của một số ngành nghề thủ công ở Bình Dương gặp phải những khó khăn. Nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp có xu hướng đi xuống. Nếu như trước năm 1995, toàn xã có đến 90% số hộ gia đình sản xuất sơn mài, thì đến năm 2001, chỉ còn lại một nửa và đang có dấu hiệu mất dần do sản phẩm của các hộ trước đây được bán ra theo kiểu tự sản, tự tiêu, nay các hộ không đủ điều kiện đáp ứng những đòi hỏi cao của khách hàng nước ngoài, hàng hoá của họ phải tiêu thụ qua trung gian nên lợi nhuận không cao… Sản xuất ở làng nghề chỉ còn ở những cơ sở lớn, có sự đầu tư và thị trường tiêu thụ. Nghề điêu khắc ở Phú Thọ đang gặp nhiều khó khăn, một số hộ đã chuyển sang nghề khác, song các nghệ nhân đang tìm hướng sản xuất sản phẩm mới từ các gốc cây để vượt qua những khó khăn không có nguyên vật liệu .

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 31)