Quy trình cho vay trung và dài hạn tại các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 29)

Khi cho vay, ngân hàng phải đảm bảo các nguyên tắc cho vay sau: - Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn và lãi với thời gian xác định

- Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn vay theo đúng mục đích được thỏa thuận với ngân hàng, không trái với pháp luật và các quy đinh khác của ngân hàng cấp trên.

- Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả.

Để thực hiện đúng các nguyên tắc trên, ngân hàng phải đưa ra một quy trình cho vay trung và dài hạn, nó là một bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn của khách hàng cho đến lúc thanh lý hợp đồng. Các ngân hàng thường cụ thể hóa quy trình trên thành nhiều bước và quy trình của mỗi ngân hàng là khác nhau, tuy nhiên có thể tóm gọn lại như sau:

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn

Ngay sau khi tiếp xúc với khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ thu thập thông tin để lập hồ sơ vay vốn. Các thông tin cần thu thập gồm;

- Mục đích và kế hoạch sử dụng vốn vay - Khả năng hoàn trả gốc và lãi của khách hàng

Bước 2: Phân tích trước khi cho vay

Phân tích cho vay có nghĩa là xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay. Mục tiêu của phân tích là xác định rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro. Đây là bước quan trọng nhất quyết định chất lượng của phân tích tín dụng. Nội dung chủ yếu là thu thập và xử lý thông tin liên quan đến khách hàng, bao gồm năng lực sử dụng vốn vay, uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận, nguồn ngân quỹ và quyền sở hữu các tài sản của khách hàng.

Bước 3: Ra quyết định cho vay

Trong bước này, ngân hàng sẽ quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ xin vay vốn của khách hàng. Nếu đồng ý thì hai bên sẽ ký kết một hợp đồng vay vốn. Hợp đồng này sẽ quy định những vấn đề như số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất, mục đích sử dụng, tài sản đảm bảo, quy trình giải ngân và các điều kiện thanh toán.

Bước 4: Giải ngân và giám sát khoản cho vay

Sau khi hợp đồng vay vốn đã được ký kết, ngân hàng phải có trách nhiệm cấp tiền cho khách hàng như thỏa thuận. Việc giải ngân phải tuân theo nguyên tắc gắn liền với tiến độ của phương án, dự án cho vay. Kèm theo việc giải ngân này, ngân hàng kiểm soát khách hàng của mình sử dụng tiền vay có đúng mục đích, đúng tiến độ hay không, quá trình sản xuất kinh doanh có những thay đổi bất lợi gì không hoặc nếu có dấu hiệu lừa đảo thì ngân hàng phải có biện pháp xử lý kịp thời.

Bước 5: Thu nợ hoặc đưa ra các quyết định mới

Quan hệ vay mượn kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi. Một khoản cho vay là an toàn nếu khách hàng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn. Trong một số trường hợp, các khoản vay đã không hoàn trả hoặc hoàn trả không đúng hạn. Ngân hàng phải xem xét để tìm ra nguyên nhân để kịp thời đưa ra các quyết định mới liên quan đến tính an toàn của khoản vay. Trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng hoặc cố tình dây dưa chây ì việc trả nợ hoặc làm ăn yếu kém không còn cách cứu vãn thì ngân hàng sẽ thực hiện phương án thanh lý, phong tỏa các khoản tiền gửi khác của khách hàng. Còn nếu trường hợp khách hàng có khó khăn tạm thời về tài chính nhưng vẫn kiên quyết tìm cách khắc phục để trả nợ cho ngân

hàng thì ngân hàng thường áp dụng phương án cho gia hạn nợ hoặc là cho khách hàng vay thêm.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 29)