Lợi nhuận từ hoạt động cho vay trung và dài hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 69)

Chất lượng của hoạt động cho vay trung và dài hạn được phản ánh rõ nét ở chỉ tiêu lợi nhuận. Bảng dưới đây sẽ thể hiện khả năng sinh lời của hoạt động cho vay trung dài hạn của BIDV Quang Trung trong những năm qua:

Bảng 2.9 Thu nhập từ cho vay trung và dài hạn của BIDV Quang Trung

Đơn vị: Tỷ đồng

Nội dung 2009 2010 2011

1. Doanh thu từ lãi cho vay TDH 404 423 459

2. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay TDH 77 79 85

3. Hệ số sinh lời trên doanh thu của CV TDH 19,1% 18,7% 18,5% 4. Lợi nhuận từ các hoạt động của Chi nhánh 105 124 136 5. Tỷ trọng lợi nhuận CV TDH trong tổng LN 73,3% 63,7% 62,7%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Quang Trung giai đoạn 2009 – 2011)

Bảng trên cho thấy lợi nhuận cho vay trung dài hạn của BIDV Quang Trung tăng qua các năm, nhưng mức độ tăng ít, năm 2010 tăng thêm 2 tỷ, năm 2011 tăng thêm 6 tỷ. Sở dĩ năm 2011 tăng nhiều hơn so với năm 2010 là do doanh số cho vay trung dài hạn năm 2011 tăng nhiều, hơn 16%. Doanh số và dư nợ cho vay trung dài hạn tăng nhiều nhưng lợi nhuận từ cho vay trung dài hạn tăng chậm hơn chính là do tác động của nợ xấu. Bởi vì theo quy định thì lãi dự thu phát sinh từ các khoản cho vay được phân loại vào nhóm 2 đến nhóm 5 theo QĐ493/2005/QĐ-NHNN và QĐ18/2007/QĐ-NHNN thì không được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ mà được chuyển ra theo dõi ở ngoại bảng cho đến khi nào thực thu được thì mới ghi vào Báo cáo kết quả kinh doanh. Do đó một lượng lãi thu được từ các khoản nợ xấu này không được tính vào doanh thu trong kỳ.

Hệ số sinh lời trên doanh thu có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Năm 2009 tỷ lệ này là 19,1% trong khi năm 2011 tỷ lệ này là 18,5%. Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu được tính bằng Lợi nhuận chia cho doanh thu từ lãi. Tỷ lệ này có xu hướng giảm cho thấy mức chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào đang có xu hướng giảm. Có thể là trong giai đoạn này lãi suất cho vay lên quá cao, ngân hàng muốn khuyến khích khách hàng vay vốn nên đã chủ động giảm mức chênh lệch lãi suất xuống.

Tỷ trọng lợi nhuận của hoạt động cho vay trung dài hạn đóng góp trong tổng lợi nhuận của ngân hàng cũng có xu hướng giảm đi, đặc biệt là giảm mạnh vào năm 2010. Năm 2009 cho vay trung dài hạn đem lại cho ngân hàng lợi nhuận 77 tỷ đồng, chiếm hơn 73% tổng lợi nhuận. Nhưng đến năm 2011 mặc dù lợi nhuận từ hoạt động này tăng lên đến 85 tỷ nhưng thì tỷ lệ đóng góp lại giảm xuống chỉ còn 62,7%. Điều này cho thấy tỷ trọng lợi nhuận của hoạt động cho vay ngắn hạn và các hoạt động dịch vụ khác đang ngày một tăng lên còn thị phần lợi nhuận của hoạt động cho vay trung dài hạn thì đang giảm dần xuống. Nguyên nhân là do tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng dư đang giảm xuống (từ 62,9% năm 2009 giảm xuống còn 58% cuối năm 2011).

Như vậy có thể kết luận rằng, mặc dù là hoạt động chính và có sức sinh lời trên một đồng vốn cao hơn các hoạt động khác nhưng hoạt động cho vay trung và dài hạn đang có dấu hiệu bị suy giảm khả năng sinh lời của mình. Nguyên nhân chính là do nợ xấu trung dài hạn đang có nguy cơ tăng lên.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 69)