triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung
Quy trình cho vay trung và dài hạn tại BIDV Quang Trung khá chặt chẽ và được quy định cụ thể từng bước như sau:
Bước 1: Tiếp thị khách hàng, lập báo cáo đề xuất tín dụng phê duyệt đề xuất tín dụng
Tiếp thị và nhận hồ sơ: Cán bộ phòng Quan hệ khách hàng là đầu mối nhận
hồ sơ về nhu cầu vay vốn từ phía khách hàng. Trên cơ sở đó, cán bộ QHKH lập hồ sơ tín dụng gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Hồ sơ pháp lý của khách hàng
- Hồ sơ về dự án hoặc phương án xin vay vốn - Hồ sơ về đảm bảo tiền vay hoặc bảo lãnh
Phân tích và đánh giá từ đó lập báo cáo đề xuất tín dụng: Căn cứ hồ sơ của khách hàng mà cán bộ Quan hệ khách hàng đánh giá những yếu tố sau:
- Đánh giá chung về khách hàng: tính pháp lý cũng như tình hình tài chính của khách hàng.
- Thực hiện chấm điểm tín dụng khách hàng.
- Thẩm định dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. - Đánh giá về tài sản đảm bảo (giá trị, quyền sở hữu).
- Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro. - Lập báo cáo đề xuất tín dụng.
Phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng: Trưởng phòng QHKH tiến hành kiểm
tra xem xét hồ sơ tín dụng, ký kiểm soát và trình lên Phó Giám đốc phụ trách khối QHKH phê duyệt.
- Nếu báo cáo đề xuất tín dụng được phê duyệt thì hồ sơ được gửi sang phòng Quản lý rủi ro để thẩm định rủi ro.
- Nếu báo cáo đề xuất tín dụng không được phê duyệt thì hồ sơ được chuyển trả lại phòng Quan hệ khách hàng để cán bộ QHKH thông báo từ chối cấp tín dụng cho khách hàng.
Bước 2: Thẩm định rủi ro
Cán bộ phòng Quản rủi ro thực hiện công tác thẩm định rủi ro, lập báo cáo thẩm định rủi ro và trình lên lãnh đạo phòng để thực hiện rà soát trước khi ký kiểm soát để trình lên Phó Giám đốc phụ trách khối Quản lý rủi ro phê duyệt.
Bước 3: Phê duyệt cho vay
Những hồ sơ có đầy đủ chữ ký đồng ý của Phó Giám đốc khối Quan hệ khách hàng trên báo cáo đề xuất tín dụng và chữ ký của Phó Giám đốc khối Quản lý rủi ro trên báo cáo thẩm định rủi ro thì sẽ đủ điều kiện để được cấp tín dụng.
Bước 4: Các thủ tục sau phê duyệt
Sau khi được lãnh đạo phê duyệt thì cán bộ phòng Quản lý rủi ro tiến hành soạn thảo Quyết định cấp tín dụng. Sau đó cán bộ phòng Quan hệ khách hàng trực
tiếp thương thảo với khách hàng về các điều kiện tín dụng đã được phê duyệt. Néu khách hàng đồng ý thì cán bộ QHKH tiến hành soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan. Nếu trường hợp khách hàng không đồng ý thì cán bộ QHKH thực hiện rà soát lại để đưa ra quyết định tái đề xuất hoặc từ chối thay đổi điều kiện tín dụng với khách hàng.
Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, bộ phận QHKH bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng sang bộ phận Quản trị tín dụng. Bộ phận Quản trị tín dụng thực hiện nhập thông tin vào hệ thống SIBS, còn các hồ sơ liên quan đến tài sản bảo đảm thì sẽ chuyển sang phòng Quản lý kho quỹ để lưu giữ.
Bước 5: Giải ngân
Bộ phận QHKH xem xét các điều kiện giải ngân để tiến hành lập Đề xuất giải ngân. Đối với các khoản cho vay theo dự án thì Hồ sơ đề nghị giải ngân phải bao gồm Bảng kê rút vốn và các chứng từ để làm căn cứ giải ngân như Hợp đồng kinh tế, hóa đơn mua hàng của khách hàng. Bộ phận QHKH chuyển hồ sơ sang cho phòng Quản trị tín dụng. Phòng QTTD xem xét tính đầy đủ và hợp lý của bộ hồ sơ để xem xét hạn mức và lập Tờ trình duyệt giải ngân trình lên cấp trên. Nếu cấp thẩm quyền đồng ý và ký lên Bảng kê rút vốn thì bộ phận QHKH và QTTD thực hiện giải ngân.
Bước 6: Giám sát và kiểm soát vốn vay
Bộ phận QHKH tiến hành kiểm tra và đánh giá việc sử dụng vốn vay của khách hàng trên các khía cạnh như sau:
- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay
- Định kỳ thực hiện rà soát và đánh giá lại hiệu quả của các dự án đầu tư, từ đó đánh giá khả năng trả nợ gốc và lãi của khách hàng.
- Kiểm tra tình trạng tài sản bảo đảm
Sau mỗi lần kiểm tra, cán bộ QHKH phải lập biên bản kiểm tra, lập Báo cáo kiểm tra đối với những trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, phương án sản xuất kinh doanh không hiệu quả như dự tính và chuyển cho phòng Quản trị rủi ro. Bộ phận QTRR tiến hành xem xét và phát hiện kịp thời các rủi ro và đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời.
Bộ phận QHKH tiến hành đôn đốc và thông báo cho khách hàng các khoản nợ khi đến hạn. Trường hợp đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì cán bộ QHKH áp dụng một trong các biện pháp sau:
- Nếu xem xét thấy khách hàng có ý chí trả nợ và có khả năng trả nợ trong tương lai và khách hàng yêu cầu gia hạn nợ thì xem xét đề xuất điều chỉnh tín dụng.
- Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ ngay cả khi cơ cấu lại thời hạn nợ thì thông báo ngay cho các bộ phận khác để chuyển nợ quá hạn và có phương án thu hồi sớm.