triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung giai đoạn 2009-2011
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn
Sau gần 6 năm hoạt động, BIDV Quang Trung đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác huy động vốn. Theo bảng 2.1, tổng nguồn vốn huy động được của BIDV Quang Trung tăng qua các năm nhưng với tốc độ không đều. Theo đó, tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động năm 2009 tăng mạnh (gần 17%), tuy nhiên vẫn chậm hơn so với tốc độ tăng của năm 2008 với 20%. Điều này là phù hợp với tình hình kinh tế xã hội lúc đó vì khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu từ năm 2008 tại Mỹ tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam sang năm 2009 bắt đầu mới cảm nhận được sức ảnh hưởng của nó. Với tốc độ tăng trưởng nguồn huy động 17% trong năm 2009 đem so với tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn bộ nền kinh tế là 38% cũng trong năm đó thì chứng tỏ đã có xu hướng giảm xuống của lượng tiền gửi. Sang năm 2010 nhận thấy có một sự giảm mạnh sâu sắc trong nguồn vốn huy động của Chi nhánh, tổng vốn huy động chỉ tăng 1,5% so với năm 2009, thấp nhất trong cả thời kỳ. Điều này có thể được giải thích là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế Chính phủ đã tung ra nhiều gói kích cầu nên dẫn đến lạm phát tăng nhanh. Tỷ lệ
lạm phát thời kỳ này luôn giữ ở mức hai con số (tỷ lệ lạm phát năm 2010 là 11,75%), tuy nhiên thực tế tỷ lệ lạm phát còn cao hơn nhiều, do đó lãi suất thực của người gửi tiền thấp hơn, thậm chí là âm. Trong điều kiện này ngân hàng cực kỳ khó khăn trong việc huy động vốn. Bên cạnh đó, các kênh đầu tư khác như bất động sản và vàng thời kỳ này diễn ra khá sôi động nên cũng cạnh tranh vốn đáng kể đối với ngân hàng trong việc thu hút vốn. Sang đến năm 2011 thì tình hình có khá hơn một chút, tuy nhiên tốc độ tăng nguồn vốn vẫn chỉ ở mức 3,7%. Ngân hàng Nhà nước đã quy định trần lãi suất huy động giữ ở mức 14% trong cả năm 2011 khiến cho ngân hàng tiếp tục gặp khó khăn trong công tác huy động. Đây cũng là tình trạng chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Bảng 2.1 Bảng cơ cấu huy động vốn của BIDV Quang Trung năm 2009-2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Nội dung 2009 2010 2011
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1. Theo đối tượng 7.015 100% 7.120 100% 7.385 100%
- Tiền gửi của cá nhân 3.487 49,7% 3.280 46,1% 3.812 51,6% - Tiền gửi của tổ chức 3.528 50,3% 3.840 53,9% 3.574 48,4%
2. Theo kỳ hạn 7.015 100% 7.120 100% 7.385 100%
- Tiền gửi thanh toán 1.423 20,3% 1.448 20,3% 1.328 18,0% - Tiền gửi ngắn hạn 3.095 44,1% 3.683 51,7% 3.726 50,5% - Tiền gửi trung và
dài hạn 2.497 35,6% 1.989 27,9% 2.331 31,6%
3. Theo loại tiền 7.015 100% 7.120 100% 7.385 100%
- VNĐ 3.031 43,2% 4.289 60,2% 4.540 61,5%
- Ngoại tệ 3.984 56,8% 2.831 39,8% 2.845 38,5%
4. Tốc độ tăng trưởng 16,92% 1,50% 3,73%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Quang Trung giai đoạn 2009 – 2011) Về cơ cấu huy động theo đối tượng, Chi nhánh huy động từ cá nhân và tổ chức với tỷ lệ gần tương đương nhau. Cơ cấu này biến động không đáng kể trong cả thời kỳ.
động lên xuống nhưng luôn chiếm một tỷ lệ khá cao, khoảng 30% trong tổng nguồn huy động. Khi tình hình chung của việc huy động vốn gặp khó khăn thì nguồn vốn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các nguồn có kỳ hạn dài. Điều này là do tâm lý của khách hàng khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn, lạm phát kéo dài hoặc là nền kinh tế trong tình trạng khan vốn, các ngân hàng giành giật nhau khách hàng như thời gian vừa qua thì không ai muốn gửi tiền kỳ hạn dài tại một ngân hàng. Trong điều kiện đó mà năm 2011 Chi nhánh vẫn huy động được một lượng vốn trung và dài hạn với con số khá ấn tượng, 2.331 tỷ đồng, tăng hơn 17% so với năm 2010, là một thành công đáng kể của tập thể cán bộ, đóng góp vào sự phát triển chung của Chi nhánh. Nguồn vốn trung và dài hạn có tính chất ổn định và là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng cho vay trung và dài hạn của ngân hang, do đó đây là một nguồn vốn cực kỳ quan trọng đối với ngân hàng.