Vòng quay vốn cho vay trung và dài hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 65)

Vòng quay vốn là một chỉ tiêu được ngân hàng dùng để để đánh giá khả năng quản lý hoạt động cho vay trung và dài hạn để từ đó cân đối nguồn vốn để cho vay.

Bảng 2.6 Vòng quay vốn trung dài hạn của BIDV Quang Trung

Đơn vị: Tỷ đồng

Nội dung 2009 2010 2011

1. Doanh số thu nợ CV trung dài hạn 886 1.184 878 2. Dư nợ CV trung dài hạn bình quân 2.020 2.113 2.296

3. Vòng quay vốn CV trung dài hạn 0,44 0,56 0,38

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Quang Trung giai đoạn 2009 – 2011)

Các chỉ tiêu trong bảng:

Doanh số thu nợ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ - Dư nợ cuối kỳ Dự nợ CV bình quân =

Từ bảng trên cho thấy vòng quay vốn cho vay trung, dài hạn nói chung là thấp và tăng giảm thất thường. Vòng quay này lớn nhất vào năm 2010 (với 0,56) và thấp nhất là vào năm 2011 (với 0,38). Điều này chứng tỏ doanh số thu nợ trung và dài hạn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với dư nợ bình quân. Thời điểm 2009 thì Chi nhánh đã đi vào hoạt động được 3 năm nên dư nợ trung hạn của các năm trước khá cao trong khi vòng quay vốn chỉ đạt 0,44, nghĩa là nợ chỉ thu hồi được 44% so với dư nợ bình quân của năm đó. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận trên góc độ khách quan là vào năm 2009 nền kinh tế gặp khó khăn, sản xuất bị đình đốn do đó khả năng trả nợ của khách hàng có khả năng đã bị giảm sút.

Sang đến năm 2010 vòng quay vốn có khá hơn khi tăng lên đến 0,56, lớn nhất trong cả thời kỳ. Điều này có được một phần là do dư nợ cho vay trung dài hạn cuối năm 2010 giảm xuống (do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng như đã phân tích ở chỉ tiêu doanh số), và một phần là do số nợ thu hồi được tăng lên đáng kể (tăng 298 tỷ đồng), do đó vòng quay vốn có điều kiện để tăng lên.

Tuy nhiên sang đến năm 2011 thì doanh số này lại giảm mạnh, chỉ còn 0,38. Nguyên nhân của sự giảm mạnh này là do dư nợ 2011 tăng lên đồng thời doanh số thu nợ lại giảm xuống (giảm 306 tỷ đồng so với năm 2010). Điều này có nguyên nhân khách quan là do kinh tế vĩ mô 2011 có nhiều bất ổn, đặc biệt là lãi suất tín dụng quá cao nên có nhiều doanh nghiệp bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng không có khả năng trả nợ. Vì vậy, trong thời gian tới Chi nhánh cần có những biện pháp hiệu quả hơn để thực hiện tốt công tác thu nợ nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay trung và dài hạn của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 65)