Doanh số cho vay trung và dài hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 63)

Bảng 2.4 Doanh số cho vay trung và dài hạn của BIDV Quang Trung

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2009 2010 2011

1. Tổng doanh số cho vay 1.984 2.161 2.556

2. Doanh số cho vay trung và dài hạn 1.132 1.123 1.305 3. Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay TDH 13,0% -0,8% 16,2% 3. Tỷ trọng doanh số cho vay trung dài hạn 57,1% 52,0% 51,0%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Quang Trung giai đoạn 2009 – 2011) Bảng số liệu trên cho thấy doanh số cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh biến động thất thường. Năm 2009 doanh số cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh tăng 13% so với năm 2008 mặc dù nền kinh tế đang trong thời kỳ đáy của cuộc khủng hoảng. Điều này hoàn toàn không bất thường, bởi vì bước sang năm 2009, với chính sách tiền tệ mở rộng với hàng loạt chính sách kích cầu của Chính Phủ mà tác động to lớn nhất chính là gói hỗ trợ lãi suất 4% theo Quyết định 131/2009/QĐ- TTg. Chính sách này đã có ảnh hưởng nhanh chóng và mạnh mẽ đến thị trường vốn, từ đó doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng lên.

Sang đến năm 2010 thì có một sự suy thoái trong doanh số cho vay trung và dài hạn, mặc dù mức độ giảm là rất nhỏ (0,8%). Đây có thể được xem là hệ quả không mong muốn của những chính sách kích cầu mà Chính phủ áp dụng trước đó. Trong điều kiện tín dụng được mở rộng thì lạm phát xảy ra là một lẽ đương nhiên. Lạm phát tăng lại dẫn đến tình trạng lãi suất thực của người gửi tiền giảm xuống, do đó ngân hàng muốn giữ được chân người gửi tiền thì họ phải tăng lãi suất huy động. Hệ quả tất yếu là lãi suất cho vay cũng tăng theo, đến một mức nào đó thì chắc chắn sẽ quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ hạn chế vay vốn trung dài hạn và chuyển sang vay vốn ngắn hạn để phục vụ những nhu cầu vốn tạm thời. Điều này cũng kéo theo tỷ trọng của doanh số cho vay trung dài hạn trong tổng doanh số cho vay năm 2010 chỉ còn lại 52%, giảm 5% so với năm 2009.

Bước sang năm 2011, nền kinh tế đang dần hồi phục lại nên tình hình khá dần lên. Doanh số cho vay trung dài hạn cũng tăng lên đáng kể với mức tăng 16,2% so với năm 2010, đưa doanh số cho vay trung dài hạn năm 2011 lên tới 1.305 tỷ đồng. Đây là một con số khá ấn tượng thể hiện nỗ lực không ngừng của toàn Chi nhánh trong việc tích cực mở rộng cho vay trung và dài hạn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động này.

2.3.3. Dư nợ cho vay trung và dài hạn

Doanh số cho vay trung dài hạn chỉ là một chỉ tiêu phản ánh một phần nào đó chất lượng của hoạt động cho vay. Do đó, để hiểu thêm về hoạt động cho vay nói chung và cho vay trung và dài hạn nói riêng thì cần xem xét thêm chỉ tiêu dư nợ. Tình hình dư nợ trung và dài hạn của Chi nhánh được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5 Tình hình dư nợ cho vay trung và dài hạn của BIDV Quang Trung

Đơn vị: Tỷ đồng

Nội dung 2009 2010 2011

1. Dư nợ cho vay 3.406 3.590 4.329

2. Dư nợ CV trung và dài hạn 2.143 2.082 2.509

3. Tỷ trọng dư nợ CV trung dài hạn 62,9% 58,0% 58,0% 4. Tăng trưởng dư nợ CV trung dài hạn 13,0% -2,8% 20,5%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Quang Trung giai đoạn 2009 – 2011) Bảng số liệu trên cho thấy có sự khác biệt lớn giữa dư nợ cho vay trung và dài hạn năm 2011 so với các năm 2010 và 2009. Năm 2011, dư nợ cho vay trung dài hạn đã tăng đột biến lên hơn 20% đưa dự nợ cuối năm lên đến 2.509 tỷ đồng. Thử làm một phép tính nhỏ ước tính thu nhập của ngân hàng từ cho vay trung dài hạn như sau, nếu tính chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào khoảng 3%/năm thì như năm 2011, ngân hàng sẽ có chênh lệch thu chi từ lãi cho vay trung dài hạn là hơn 75 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ hoạt động này là một hoạt động đem lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng.

Xét về cơ cấu dư nợ thì dư nợ trung dài hạn luôn chiếm khoảng 60%, còn lại là ngắn hạn. Vậy nếu nhìn vào quy mô thì sẽ thấy hoạt động cho vay trung dài hạn đang được mở rộng và giữ vị trí chủ đạo trong hoạt động của Chi nhánh ngân hàng.

Tuy nhiên để biết được chất lượng thực sự của nó thì cần xem xét thêm về tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ ấy, vấn đề này sẽ được đề cập tiếp theo ở sau.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w