Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 79)

- Về nguồn vốn: tiếp tục sử dụng các hình thức, biện pháp năng động, phù hợp

để duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của những năm tiếp theo. Chủ động làm việc với các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn để có kế hoạch khơi tăng nguồn nhãn rỗi của doanh nghiệp. Sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp để thu hút vốn ngoại tệ thông qua hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng đặc biệt là nguồn tiền gửi trung và dài hạn.

- Về đầu tư: lựa chọn cho vay những dự án vốn vay phù hợp với chiến lược

phát triển kinh tế của nước ta từ nay đến năm 2010 đối với các ngành kinh tế, vùng kinh tế phù hợp với kế hoạch phát triển tổng thể của từng doanh nghiệp trên cơ sở xác định kỳ hạn nợ, thời hạn vay hợp lý, theo đó:

+ Khi xét duyệt các dự án đầu tư ngân hàng nên ưu tiên cho những dự án đầu tư theo chiều sâu, nhằm giúp cho các doanh nghiệp khai thác tối đa năng lực sẵn có, cho vay các dự án đầu tư có quy mô vừa và nhỏ, nhất là các dự án nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, lao động trẻ có trình độ...

+ Tập trung vốn cho các dự án thuộc vùng kinh tếm ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn, phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hóa đất nước.

+ Tiếp tục đổi mới cơ cầu đầu tư đối với các DNNN, tăng tỷ trọng đầu tư đối với các DNNQD một các hợp lý.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sót nội bộ theo quy trình tín dụng, thực hiện kiểm tra tất cả các đơn vị vay vốn nhằm đảm bảo an toàn và phát triển bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

- Về thẩm định: Các quan điểm của hoạt động tín dụng trung và dài hạn đều

khẳng định khâu thẩm định dự án đầu tư là khâu quan trọng nhất. Để đảm bảo an toàn cho các khoản cho vay tạo cơ sở để nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay trung và dài hạn thì trong quá trình thẩm định, cán bộ ngân hàng cần đặc biệt chú ý tới các điều kiện cơ bản sau:

+ Coi trọng tính pháp lí của các pháp nhân vay vốn.

+ Đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét khả năng tài chính cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo.

+ Thẩm định một cách chi tiết, đầy đủ, tính toán các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật quan trọng của dự án, đem so sánh với các định mức của ngành và của Nhà nước để giúp cho việc đánh giá dự án được chính xác. Đồng thời nên đi kèm với vai trò tư vấn cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w