+ Tính toán các trị số tổng, tổng phụ của các chỉ tiêu kinh tế, xã hội.
+ Chỉnh lý, tính toán các trị số sinh trưởng bình quân, tổng diện tích đất, diện tích các trạng thái rừng.
+ Xử lý số liệu và vẽ biểu đồ bằng phần mềm Microsoft Excel, soạn thảo trình bày luận văn bằng phần mềm Microsoft Word, trình bày báo cáo bằng Microsoft Powerpoint.
+ Số hoá và xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, bản đồ quy hoạch phát triển lâm nghiệp cho Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (giai đoạn 2013 - 2020) bằng phần mềm MapInfor.
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý – kinh tế
Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc nằm trên địa bàn huyện Xuân Lộc, ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, có vị trí địa lý như sau:
+ Kinh độ : Từ 107027’07’’ - 107033’54’’ độ Kinh Đông + Vĩ độ : Từ 10051’43’’ – 11000’49’’ độ Vĩ Bắc
Ranh giới quản lý của Ban QLRPH Xuân Lộc được xác định như sau :
- Phía Đông giáp xã Gia Huynh, huyện Tánh Linh, xã Tân Đức huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận;
- Phía Tây giáp xã Xuân Thành, Xuân Trường, Xuân Tâm, Xuân Hưng thuộc huyện Xuân Lộc;
- Phía Nam giáp Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc;
- Phía Bắc giáp xã Đông Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận;
Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc có diện tích nằm trên ranh giới hành chính của 5 xã (gồm Xuân Trường, Xuân Thành, Xuân Hưng, Xuân Hòa và Xuân Tâm) thuộc huyện Xuân Lộc, tổng diện tích tự nhiên của đơn vị là 10.393 ha, chiếm 24,2% diện tích tự nhiên của 5 xã, chiếm 14,3% diện tích tự nhiên huyện Xuân Lộc, diện tích đất lâm nghiệp trên các xã như sau: xã Xuân Thành (diện tích 3.528,61 ha chiếm 33,95% diện tích tự nhiên); xã Xuân Trường (diện tích 1.046,67 ha chiếm 10,07%); xã Xuân Tâm (diện tích 684,69 ha, chiếm 6,59%); xã Xuân Hưng (diện tích 1.380,08 ha, chiếm 13,28%) và xã Xuân Hòa (diện tích 3.753,73 ha, chiếm 36,12%).
Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc nằm ở vị trí địa lý thuận lợi cách thành phố Biên Hoà khoảng 80 km theo quốc lộ 1A, cách thành phố Phan Thiết 100 km về phí Đông, có hệ thống giao thông thuận lợi (Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, ga Trảng Táo…) nên Ban quản lý rừng phòng hộ có điều kiện thuận lợi trong phát triển, tạo cho đơn vị nói riêng và huyện Xuân Lộc nói chung có lợi thế về phát triển
kinh tế và mở rộng giao lưu với các tỉnh lân cận, nhưng đây cũng là áp lực lớn đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng.
3.1.2. Tài nguyên khí hậu
Khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo với những đặc trưng chính sau [14]:
- Năng lượng bức xạ dồi dào (trung bình 154 – 158 Kcal/cm2/năm). Nắng nhiều (trung bình từ 5,7 – 6 giờ/ngày). Nhiệt độ cao và đều quanh năm, (trung bình 24,50C), tổng tích ôn lớn (trung bình 9.2710C/năm). Hầu như không có thiên tai như bão, lụt; rất thuận lợi cho phát triển nông lâm ngư nghiệp.
- Lượng mưa trung bình lớn (từ 1.956 – 2.139 mm/năm), mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào cuối tháng 11, mưa nhiều và mưa to vào thời kỳ từ tháng 7 đến tháng 9, giữa mùa mưa thường có tiểu hạn kéo dài khoảng 10-15 ngày.
Mùa khô thường bắt đầu từ đầu tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau, vào mùa này bức xạ nhiệt lớn và bốc thoát hơi nước mạnh, do bị mất cân đối nghiêm trọng trong cán cân ẩm vào mùa này nên khả năng gây cháy rừng rất cao và hạn chế đến sinh trưởng cây trồng rất lớn, cây trồng co nhu cầu nước rất lớn, nếu cung cấp đủ nước thì sản xuất thường cho hiệu quả cao và ổn định.
- Chế độ gió: Có hai hướng gió chính là gió Tây Nam hoạt động thịnh hành vào mùa mưa từ tháng 5 – 11, gió Đông Bắc hoạt động thịnh hành vào mùa khô, từ tháng 12- 4
Nhìn chung, đặc điểm khí hậu chi phối mạnh mẽ đến sinh trưởng của cây cối và sản xuất nông lâm nghiệp trong vùng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao đều quanh năm với tổng tích ôn rất cao là điều kiện đảm bảo nhiệt lượng cao cho cây trồng phát triển. Mùa mưa cây cối phát triển rất tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô kéo dài, đất đai khô cằn, cây cối phát triển rất kém và nguy cơ cháy rừng rất cao.
3.1.3. Tài nguyên đất đai
Căn cứ vào bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh Đồng Nai và bản đồ đất huyện Xuân Lộc tỷ lệ 1/25.000, xác định trên địa bàn do đơn vị quản lý có 04 nhóm đất chính: đất xám vàng diện tích 3.920,4 ha chiếm tỷ lệ 37,8 % diện tích tự nhiên do đơn vị quản lý; đất tầng mỏng diện tích 114,22 ha chiếm 1,9%; đất nâu thẩm 288,5 ha chiếm 2,8 % và đất xám nâu có diện tích 6.066,6 ha chiếm 58,4% diện tích đất tự nhiên do đơn vị quản lý. Xét đến phân vị cấp 3 (theo FAO) thì có 9 đơn vị.
- Nhóm đất xám vàng:
Nhóm đất xám vàng (AC): Diện tích 3920,41 ha, chiếm 37,76% diện tích tự nhiên, phân bố trên địa hình bằng phẳng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp (nghèo mùn, đạm, lân tổng số), khả năng giữ nước kém. Đất được hình thành trên 2 loại mẫu chất là granit và phù sa cổ, gồm 3 lọai đất là: (i) Đất xám cơ giới nhẹ (ACR.ve): diện tích 1842,93ha, chiếm 17,75% diện tích nhóm đất xám vàng. (ii) Đất xám vàng kết von (Acf.ve): diện tích 1233,29ha, chiếm 11,88% diện tích nhóm đất xám vàng. (iii) Đất xám vàng Gley (ACf.fh2): diện tích 884,20ha, chiếm 8,13% diện tích nhóm đất xám vàng.
- Đất tầng mỏng:
Nhóm đất tầng mỏng chiếm 1,1% tổng diện tích do đơn vị quản lý, phân bố ở các xã. Nhóm đất tầng mỏng chủ yếu được hình thành trên địa hình núi với mẫu chất là đá granit, số ít trên đá bazan. Hầu hết diện tích có độ dốc lớn hơn 150, tầng dày dưới 30 cm. Chất lượng đất xấu nhất, bị thoái hóa nghiêm trọng, cần được nhanh chóng phủ xanh thảm rừng.
- Đất nâu thẫm:
Nhóm đất tầng mỏng có vai trò quan trọng trong phát triển trồng và bảo vệ rừng. Nhóm đất này có diện tích 288,52ha, chiếm 2,78% tổng diện tích tự nhiên. Đất phát triển trên đá bazan, kết cấu đất tơi xốp, độ phì nhiêu khá cao (hàm lượng mùn, đạm, lân, kaly khá cao). Dựa vào mức độ và độ sâu xuất hiện tầng kết von, tầng đá nông đã phân nhóm đất này thành 2 nhóm đất chính. Đất nâu (LVx.li1) diện tích 66,29 ha và đất nâu thẩm có tầng kết von (LVf.fh1) diện tích 222,23 ha.
Đất nâu thẫm đất nâu xám phân bố tập trung ở phía đông nam của ban quản lý rừng phòng hộ thuộc phạm vi 2 xã Xuân Hưng và Xuân Hòa với diện tích 6066,63 ha chiếm 58,37% diện tích tự nhiên. Đất hình thành trên đá granit, chất lượng đất thấp (thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dưỡng chất).
Bảng 3.1: Diện tích các loại đất của Ban QLRPH Xuân Lộc
Stt Tên đất hiệuKý Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
I Đất xám vàng AC 3.920,4 37,8
1 Đất xám cơ giới nhẹ ACR 1.842,9 17,8
2 Đất xám vàng Gley Acg 844,2 8,1 3 Đất xám vàng kết von Acf 1.233,3 11,9 II Đất tầng mỏng LP 114,2 1,9 4 Đất tầng mỏng LPd 114,2 1,1 III Đất nâu thẩm LV 288,5 2,8 5 Đất nâu LVx 66,3 0,6 6 Đất nâu thẩm có tầng kết von LVf 222,2 2,1 IV Đất xám nâu LX 6.066,6 58,4 7 Đất xám nâu có màu đỏ Lxr 890,1 8,6 8 Đất xám nâu kết von Lxf 4.812,5 46,3 9 Đất xám nâu Gley LXG 364,0 3,5 Tổng diện tích tự nhiên 10.300,4 100,0 3.1.3.2. Đặc điểm
Độ dốc: Đất đai ở ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc nhìn chung bằng phẳng có 98,90% diện tích có độ dốc nhỏ hơn 80, rất thuận lợi cho sử dụng vào mục đích nông lâm nghiệp (trồng và bảo vệ rừng) và phát triển cơ sở hạ tầng. Đất có độ dốc từ 15-200, chiếm 1,1%; độ cao tuyệt đối từ 20-150m, địa hình đơn giản, tương
đối đồng nhất và ít bị chia cắt. Địa hình trên phạm vi BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc chia thành 2 vùng tương đối rõ nét:
- Khu vực phía Tây và phía Nam : Gồm một phần thuộc Xã Xuân Thành, Xã Xuân Trường; Xuân Tâm; Xuân Hưng và một phần phía Đông và Nam thuộc Xã Xuân Hòa có địa hình chủ yếu là các đồi dốc, sườn thoải. Độ dốc trung bình khoảng 00 - 80, đồng thời khu vực này cũng là đầu nguồn của hồ Gia Ui là hồ chứa nước lớn của huyện Xuân Lộc.
- Khu vực phía Bắc và phía Đông: Tiếp giáp ranh giới Đồng Nai – Bình Thuận có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc từ 0-30, thuận lợi trong việc khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của đơn vị để mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.
Bảng 3.2: Diện tích phân theo độ dốc và tầng dày đất Độ dốc D. Tích (ha) Tỷ lệ (%) Tầng dày D. Tích (ha) Tỷ lệ (%) Cấp I (<30) 6041,83 58,13 >100cm 6709,71 64,56 Cấp II (3- 8o) 4233,73 40,77 70-100cm 794,17 7,65 Cấp III (8-150) 50-70cm 2261,07 21,77 Cấp IV (20-250) 114,22 1,1 30-50cm 327,79 3,16 Cấp VI ( >250) <30cm 297,04 2,86 Tổng cộng 10.300,4 100 Tổng cộng 10.300,4 100,00
Từ đặc điểm địa hình nêu trên nên trong quy hoạch 3 loại rừng BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc đã quy hoạch phòng hộ, sản xuất gắn với các điều kiện cụ thể của địa phương: Khu vực phía Tây và Nam thuộc vùng quy hoạch rừng phòng hộ; Khu vực phía Đông và Bắc thuộc vùng quy hoạch rừng sản xuất.
Tầng dày: Diện tích có tầng dày lớn hơn 100 cm chiếm 64,56%, đất có tầng dày từ 70-100 cm chiếm 7,65%, đất có tầng dày trung bình 50-70 cm chiếm 21,77%, đất tầng dày từ 30-50 cm chiếm 3,16%, đất tầng mỏng nhỏ hơn 30 cm chiếm 2,86%.
Theo kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai tỉnh Đồng Nai năm 1997 của Viện Thổ nhưỡng nông hóa, hầu hết đất đai Ban quản lý rừng thuộc nhóm đất
nâu (lixisols). Nhìn chung đất của đơn vị có độ phì kém, phân bố ở khu vực khô hạn, nguồn nước khó khăn, mức độ thích nghi với cây trồng thấp. Do đó, Ban quản lý này cần ưu tiên giành cho việc trồng và bảo vệ rừng kết hợp với các loài cây nông nghiệp và cây công nghiệp dài ngày nhằm khắc phục tình trạng khô hạn thiếu nước và giảm nhẹ sự khắc nghiệt của khí hậu thời tiết Nam Trung bộ.
3.1.4. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Phần lớn sông suối trong địa phận huyện Xuân Lộc thường ngắn, lưu vực nhỏ, dốc nên lưu lượng nhỏ, khả năng giữ nước rất kém, nên nghèo kiệt vào mùa khô. Trên huyện có 3 hệ thống sông chính là sông La Ngà, sông Ray, các nhánh suối của sông Dinh. Địa phận Ban quản lý thuộc khu vực đầu nguồn của sông La Ngà chảy ra hồ Trị An, sông Gia Ui chảy qua hệ thống sông Dinh - Bình Thuận đổ ra biển; lưu vực thượng nguồn của hồ Gia Ui và hồ Núi Le là 2 hồ lớn quan trọng của huyện Xuân Lộc.
Khu vực Ban quản lý rừng không có sông, có hệ thống suối thường ngắn, lòng suối hẹp, chế độ thuỷ văn phân hóa theo mùa. Mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau: các dòng suối rất cạn, những tháng kiệt thường không còn dòng chảy, không có khả năng cung cấp nước tưới cho sản xuất và phòng chống cháy. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 12, các suối lớn đều có dòng chảy. Do vùng thượng nguồn độ che phủ kém, lòng suối hẹp, quanh co, nhiều vật cản nên khi có mưa lớn, tập trung và kéo dài ở thượng nguồn thường xảy ra lũ quét cục bộ nhưng mức thiệt hại không lớn.
Là khu vực đầu nguồn các sông lớn và các hồ thuỷ lợi quan trọng lại nằm trong vùng có các đặc điểm về khí hậu thời tiết, thủy văn và vị trí như trên, rừng của Ban quán lý rừng có vai trò, chức năng và tác dụng to lớn về phòng hộ:
Là khu vực đầu nguồn của sông La Ngà đổ ra hồ thủy điện Trị An, sông Gia Ui, sông Giêng chảy qua Bình Thuận ra biển và là khu vực thượng lưu của các hồ thuỷ lợi quan trọng Núi Le và Gia Ui.
Là hành lang ngăn cản làm giảm nhẹ ảnh hưởng bất lợi của khí hậu khô nóng của vùng cực Nam Trung bộ đến khu vực Đông Nam bộ, tạo lá chắn bảo vệ cho khu
vực phía trong, góp phần quan trọng vào cải thiện môi trường, điều hòa tiểu khí hậu, hạn chế xói mòn bảo vệ đất, phòng hộ cho sản xuất nông nghiệp và nguồn tài nguyên nước trong khu vực.
- Nguồn nước ngầm: theo bản đồ địa chất thuỷ văn tỉnh Đồng Nai tỷ lệ 1/100.000 thì khu vực Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc nói riêng và huyện Xuân Lộc nói chung nằm trong khu vực nghèo nước ngầm, mạch nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu khoảng 30 – 45 m. Do vậy, nguồn nước ngầm chỉ được khai thác để phục vụ sinh hoạt cho người dân.
3.1.5. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích tự nhiên của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc là 10.300,4 ha (thời điểm 2011).Chi tiết các loại rừng và đất lâm nghiệp như trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của BQLRPH Xuân Lộc
Trạng thái rừng Tổng DT Phân theo ba loại rừng
PH SX
Diện tích tự nhiên (ha) 10.300 6.161 4.139 A. Đất có rừng (ha) 9.638 5.868 3.770 I. Rừng tự nhiên 60 - 60 1. Rừng gỗ 60 - 60 - Rừng phục hồi 60 - 60 II. Rừng trồng (ha) 9.577 5.868 3.710 1. Rừng gỗ có trữ lượng 6.316 3.762 2.554 2. Rừng gỗ chưa có trữ lượng 686 381 305 3. Rừng cây đặc sản 2.575 1.724 851 B. Đất trống QH cho LN (ha) 348 77 270 1. Cỏ, lau lách (Ia) 348 77 270 C. Đất khác (ha) 315 216 99
Loại đất, loại rừng
Phân theo đơn vị hành chính cấp xã Tổng cộng Xuân Hòa Xuân Hưng Xuân Tâm Xuân Thành Xuân Trườn g Rừng tự nhiên (ha) 60 60 Rừng trồng (ha) 3.549 1.094 673 3.279 983 9.577 Đất chưa có rừng (ha) 338 20 31 239 35 663 Tổng cộng (ha) 3.947 1.114 704 3.518 1.018 10.300 3.2.6. Thực trạng về môi trường
Trong phạm vi quản lý cơ bản chưa bị ô nhiễm do khói bụi công nghiệp, cùng với diện tích cây lâm nghiệp lớn, có khả năng tự làm sạch tốt nên môi trường không khí khá trong lành. Trong sản xuất nông nghiệp đã sử dụng các phương thức luân canh cây trồng, góp phần vào việc cải tạo và nâng cao độ phì của đất; hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật ... làm ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, một số bộ phận dân cư quanh các cơ sở, nhà máy sản xuất và chế biến nông sản (điều); hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện, trong đó giao thông chủ yếu là đường đất có chất lượng xấu, vào mùa mưa thường bị sình lầy; mùa khô thì bụi làm ảnh hưởng đến quá trình trồng và bảo vệ rừng và phòng cháy rừng.
3.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội khu vực BQLR phòng hộ Xuân Lộc
3.2.1. Đặc điểm dân cư
Dân cư trong lâm phận phần lớn là người từ các địa phương khác và một phần tại chỗ những năm trước 1995 đến khu vực lâm trường để khai phá, lấn chiếm hoặc nhận khoán để sản xuất, sau khi diện tích rừng tự nhiên đã kiệt quệ. Những người từ nơi khác đến dần dần đã nhập hộ khẩu tại địa phương và sinh sống ổn định cho đến nay. Theo kết quả theo dõi của Ban quản lý, tình hình dân cư trong lâm phận như sau [33]:
- Tổng số hộ sử dụng đất trong lâm phận: 2.260 hộ; sống ổn định trong lâm phận 802 hộ, chiếm 35,5 % ; không sống ổn định trong lâm phận 1.458 hộ, chiếm