Quy hoạch phát triển rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 72)

Căn cứ vào quy hoạch, phân loại và mục đích phát triển 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) và mục tiêu kinh doanh mà có nội dung trồng rừng khác nhau.

- Đối với phát triển rừng phòng hộ: Đảm bảo tối đa các yêu cầu về phòng hộ đầu nguồn, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. Rừng phòng hộ đầu nguồn phải tạo

thành vùng tập trung có cấu trúc hỗn loài, khác tuổi, nhiều tầng, có độ tàn che trên 0,6 với các loài cây có bộ rễ sâu và bám chắc.

- Đối với phát triển rừng sản xuất: Chủ yếu theo hướng thâm canh, coi trọng năng xuất, chất lượng và hiệu quả cao, do đó giải pháp kỹ thuật lâm sinh trồng rừng là để cung cấp nguyên liệu giấy, ván nhân tạo, nguyên liệu gỗ gia dụng, gỗ xây dựng; các loài cây đặc sản, cây công nghiệp…; kết hợp sản xuất nông – ngư nghiệp và các dịch vụ môi trường khác.

* Trồng rừng mới

- Đối tượng là diện tích đất trống trảng cỏ, cây bụi (trạng thái Ia, Ib) được quy hoạch là đất lâm nghiệp.

- Tổng diện tích đất quy hoạch trồng rừng là 348 ha, trong đó trồng rừng phòng hộ 77 ha, trồng rừng sản xuất 270 ha.

- Biện pháp kỹ thuật:

Tập đoàn cây trồng: Lựa chọn loài cây trồng phù hợp với từng đối tượng (rừng phòng hộ, rừng sản xuất), phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu từng tiểu vùng sinh thái và danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.

- Tập đoàn cây trồng rừng như với rừng phòng hộ: rồng các loài cây có giá trị phòng hộ cao, kết hợp trồng các loài cây bản địa, cây đa tác dụng. Tùy theo từng loại rừng phòng hộ lựa chọn các loài cây cho phù hợp. Rừng phòng hộ đầu nguồn: Các loài cây có giá trị phòng hộ cao như: Keo, Muồng đen, Dầu rái, Sao đen…;

- Với rừng sản xuất: tập trung vào một số loài cây trồng chính có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với yêu cầu nguyên liệu của công nghiệp, có hiệu quả kinh tế cao như: các loài Keo lai, Tràm, Cao su, …

Tiến hành thiết kế xác định diện tích, điều kiện tự nhiên lô rừng trồng, xác định biện pháp kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế trồng rừng, theo dõi kiểm tra giám sát và nghiệm thu đánh giá chất lượng rừng trồng theo quy trình, quy phạm kỹ thuật trồng rừng.

Để nâng cao chất lượng rừng trồng, ngoài việc lựa chọn loài cây trồng phù hợp cần phải sử dụng phương pháp sinh học để cải tạo đất như bón phân, trồng xen các loài cây họ đậu …

- Tổng vốn đầu tư trồng rừng mới giai đoạn 2013-2020 là 8.841,5 triệu đồng, trong đó vốn trồng rừng phòng hộ là 2.294 triệu đồng chiếm 25,9% tổng vốn đầu tư, đầu tư trồng rừng sản xuất 6.547,5 triệu đồng chiếm 74,1%.

* Trồng rừng sau khai thác

- Đối tượng trồng lại rừng sau khai thác là diện tích rừng trồng có trữ lượng, đến chu kỳ khai thác nằm trong giai đoạn quy hoạch.

- Tổng diện tích trồng rừng sau khai thác là 4.341 ha.

- Biện pháp kỹ thuật: Đây là những khu rừng đã được trồng trước đây nên đất đai khá màu mỡ, cần trồng lại bằng các loài cây cho năng suất cao, tính phòng hộ tốt; trong quá trình khai thác và trồng rừng cần áp dụng những biện pháp bảo vệ đất, như giữ lại các vật liệu sau khai thác để nó tự phân hủy tạo mùn cho đất.

- Tổng kinh phí đầu tư trồng rừng sau khai thác là 116.974 triệu đồng, trong đó đầu tư trồng rừng phòng hộ là 8.360 triệu đồng chiếm 7,1%, đầu tư trồng rừng sản xuất là 108.614 triệu đồng chiếm 92,9% tổng vốn đầu tư.

* Công tác giống

- Nhu cầu cây giống lâm nghiệp phục vụ trồng rừng của đơn vị bình quân trên 850.000 cây/năm. Loài cây trồng chủ yếu là Keo lai, Cao su, Sao, Dầu, trong đó nhu cầu giống cây Keo trên 750.000 cây/năm. Khả năng cung ứng nguồn cây giống của đơn vị hiện chỉ đáp ứng 40% nhu cầu cây giống.

Vì vậy, để phát triển giống cây lâm nghiệp phù hợp với Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia 2006 - 2020, phù hợp với kế hoạch trồng rừng theo từng mục đích (phòng hộ, sản xuất), phù hợp với phát triển công nghệ chế biến trong tương lai và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu; coi trọng cả cây gỗ nhỏ, cây gỗ lớn, cây lâm sản ngoài gỗ. Trong kỳ quy hoạch phải thực hiện một số giải pháp sau:

- Từng bước xây dựng các nguồn giống mang tính ổn định và có chất lượng di truyền cao, vì chất lượng giống giữ vai trò quyết định đến năng suất và chất lượng rừng trồng.

- Nghiên cứu sử dụng giống tốt phải đi đôi với nghiên cứu và áp dụng các biện pháp thâm canh cao và quản lý hữu hiệu. Phát triển giống cây lâm nghiệp phải theo hướng hiện đại hóa với công nghệ cao (công nghệ gen, công nghệ sinh học, di truyền phân tử...), phù hợp với xu thế phát triển của vùng.

* Tổ chức thực hiện:

- Xây dựng rừng giống cho loài cây trồng chủ yếu (Keo lá tràm) bằng cách chuyển hóa từ rừng trồng trong khu vực của BQL. Diện tích rừng giống khoảng 10,0 ha. Đây là rừng giống lấy hạt.

- Xây dựng vườn nhân giống sinh dưỡng bằng hom (Keo lai) bằng cách lấy hom từ những cây đầu dòng trong rừng trồng của BQL. Diện tích vườn ươm nhân giống bằng hom khoảng 4,0 ha. Đây là vườn ươm cây giống bằng hom.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w