Tài nguyên nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 37)

- Nguồn nước mặt: Phần lớn sông suối trong địa phận huyện Xuân Lộc thường ngắn, lưu vực nhỏ, dốc nên lưu lượng nhỏ, khả năng giữ nước rất kém, nên nghèo kiệt vào mùa khô. Trên huyện có 3 hệ thống sông chính là sông La Ngà, sông Ray, các nhánh suối của sông Dinh. Địa phận Ban quản lý thuộc khu vực đầu nguồn của sông La Ngà chảy ra hồ Trị An, sông Gia Ui chảy qua hệ thống sông Dinh - Bình Thuận đổ ra biển; lưu vực thượng nguồn của hồ Gia Ui và hồ Núi Le là 2 hồ lớn quan trọng của huyện Xuân Lộc.

Khu vực Ban quản lý rừng không có sông, có hệ thống suối thường ngắn, lòng suối hẹp, chế độ thuỷ văn phân hóa theo mùa. Mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau: các dòng suối rất cạn, những tháng kiệt thường không còn dòng chảy, không có khả năng cung cấp nước tưới cho sản xuất và phòng chống cháy. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 12, các suối lớn đều có dòng chảy. Do vùng thượng nguồn độ che phủ kém, lòng suối hẹp, quanh co, nhiều vật cản nên khi có mưa lớn, tập trung và kéo dài ở thượng nguồn thường xảy ra lũ quét cục bộ nhưng mức thiệt hại không lớn.

Là khu vực đầu nguồn các sông lớn và các hồ thuỷ lợi quan trọng lại nằm trong vùng có các đặc điểm về khí hậu thời tiết, thủy văn và vị trí như trên, rừng của Ban quán lý rừng có vai trò, chức năng và tác dụng to lớn về phòng hộ:

Là khu vực đầu nguồn của sông La Ngà đổ ra hồ thủy điện Trị An, sông Gia Ui, sông Giêng chảy qua Bình Thuận ra biển và là khu vực thượng lưu của các hồ thuỷ lợi quan trọng Núi Le và Gia Ui.

Là hành lang ngăn cản làm giảm nhẹ ảnh hưởng bất lợi của khí hậu khô nóng của vùng cực Nam Trung bộ đến khu vực Đông Nam bộ, tạo lá chắn bảo vệ cho khu

vực phía trong, góp phần quan trọng vào cải thiện môi trường, điều hòa tiểu khí hậu, hạn chế xói mòn bảo vệ đất, phòng hộ cho sản xuất nông nghiệp và nguồn tài nguyên nước trong khu vực.

- Nguồn nước ngầm: theo bản đồ địa chất thuỷ văn tỉnh Đồng Nai tỷ lệ 1/100.000 thì khu vực Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc nói riêng và huyện Xuân Lộc nói chung nằm trong khu vực nghèo nước ngầm, mạch nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu khoảng 30 – 45 m. Do vậy, nguồn nước ngầm chỉ được khai thác để phục vụ sinh hoạt cho người dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w