Các hình thức sử dụng đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 47)

Đất đai của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc được quản lý sử dụng theo các hình thức sau:

- Hình thức tự tổ chức sản xuất: 378,1 ha, là diện tích đất đơn vị trực tiếp tổ chức sản xuất chủ yếu là diện tích trồng rừng quốc doanh; rừng tự nhiên khoanh nuôi phục hồi cây gỗ.

- Hình thức giao khoán hộ gia đình: 7.480,6 ha, là diện tích giao khoán cho hộ gia đình theo nghị định 01/CP ngày 4/1/1995 và nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 với 2.260 hộ nhận khoán [33]. Diện tích giao khoán có hiện trạng sử dụng đất đa dạng: trồng rừng theo chương trình 661 có vốn nhà nước; trồng rừng hộ nhận khoán tự đầu tư và đa dạng về loài cây và bố trí cây trồng.

- Hình thức liên kết, hợp tác trồng rừng: 2.441,8 ha, Ban quản lý liên kết với các đơn vị kinh tế trong nước trồng rừng sản xuất với 2 loài cây trồng chính là Keo lai và Cao su với mục tiêu cung cấp nguyên liệu thô cho sản xuất, chế biến.

Bảng 4.4: Đất đai được quản lý theo 3 nhóm đối tượng sử dụng đất

TT Đối tượng sử dụng đất ĐVT Diện

tích (ha)

Phân theo chức năng Phòng hộ Sản xuất

1 Giao khoán hộ gia đình Ha 7.480,6 5.636,8 1.843,8

2 Liên kết sản xuất kinh doanh Ha 2.441,8 215,7 2.226,1

3 Tự tổ chức quản lý sử dụng Ha 378,1 308,5 69,5

Tổng cộng Ha 10.300,4 6.161,0 4.139,5

Nhìn chung đất được sử dụng đúng theo mục đích lâm nghiệp và đang từng bước được điều chỉnh theo mục tiêu quy hoạch rừng. Diện tích rừng trồng ngày càng tăng với nhiều mô hình đa dạng, chất lượng rừng trồng ngày càng được cải thiện do sử dụng giống tốt, áp dụng kỹ thuật thâm canh, quản lý bảo vệ chặt chẽ, phòng chống cháy rừng an toàn. Sự kết hợp cây gỗ lớn bản địa với cây Cao su đa tác dụng trong mô hình trồng rừng đang mở ra hướng đi phù hợp để xây dựng rừng phòng hộ lâu dài. Những năm gần đây giá cả lâm sản tăng lên, nhiều hộ dân có rừng trồng khai thác đã có thu nhập đáng kể. Bên cạnh việc trồng rừng, người nhận khoán còn tận dụng đất để xen canh cây nông nghiệp tạo thêm thu nhập.

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực trên cũng nảy sinh không ít phức tạp. Tình hình chuyển nhượng hợp đồng giao khoán, tự ý cải tạo chuyển đổi

cây trồng, chặt phá hoặc làm đình trệ sinh trưởng của cây rừng trồng… làm ảnh hưởng chất lượng và triển vọng rừng trồng, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch, công tác quản lý bảo vệ rừng và lâm sinh gặp nhiều khó khăn.

Tóm lại, có thể nói rằng diện tích đất có rừng chiếm 93,6% (trong đó 93,0% là rừng trồng), diện tích đất rừng phòng hộ chiếm 59,8% và diện tích đất giao khoán cho hộ gia đình chiếm 72,6% tổng diện tích tự nhiên là những đặc điểm nổi bật nhất về tình hình sử dụng đất lâm nghiệp tại BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc (xem hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w