Quy hoạch quản lý bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 69)

* Mục tiêu: Nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ ổn định lâm phận 3 loại rừng; phát huy vai trò, lợi thế của từng loại rừng, trên cơ sở bảo tồn, sử dụng, cung cấp các dịch vụ và phát triển bền vững, góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường.

* Đối tượng quản lý bảo vệ rừng: Toàn bộ diện tích rừng hiện có, diện tích rừng khoanh nuôi phục hồi, diện tích rừng trồng sau khi hết thời gian đầu tư xây dựng cơ bản (rừng trồng đã khép tán).

* Nội dung, khối lượng thực hiện.

- Về giao khoán bảo vệ rừng: Tổng diện tích giao khoán bảo vệ rừng 3.762 ha/năm diện tích rừng phòng hộ; với diện tích đất rừng phòng hộ trồng mới 77 ha thực hiện quản lý chăm sóc theo phương án trồng rừng riêng; đối với diện tích rừng sản xuất, rừng trồng mới đơn vị tự tổ chức quản lý bảo vệ.

- Thực hiện công tác rà soát chuyển đổi hợp đồng giao khoán từ Nghị định 01/CP sang Nghị định 135/2005/NĐ-CP với 1.968,5 ha diện tích đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch rừng sản xuất.

- Phát dọn đường băng phòng chống cháy rừng: Tổng diện tích phát dọn đường băng phòng chống cháy rừng giai đoạn 2013-2020 là 13.148 ha, trong đó rừng tự nhiên 48 ha, rừng trồng 13.100 ha.

Bảng 4.8: Tổng hợp diện tích phát dọn đường băng PCCCR

Loại rừng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 (2016-2020)Giai đoạn

Diện tích phát dọn (ha) 1.539 1.577 1.615 8.417

Rừng tự nhiên 6 6 6 30

Rừng trồng 1.533 1.571 1.609 8.387

* Vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng là 58.231 triệu đồng, gồm: khoán bảo vệ rừng 3.009 triệu đồng; phát dọn đường băng phòng cháy chữa cháy 55.221 triệu đồng.

* Các giải pháp thực hiện:

- Thực hiện công tác kiểm kê rừng, thống kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng nhằm xác định được diện tích, trữ lượng các trạng thái rừng trên địa bàn quản lý, xây dựng được hồ sơ quản lý về hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Đồng Nai; xây dựng cơ sở dữ liệu về rừng và đất lâm nghiệp.

- Xác định ranh giới 3 loại rừng trên bản đồ và thực địa, hoàn thành việc đóng cọc mốc, cắm biển báo ranh giới rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

- Từng bước chấm dứt tình trạng khai thác rừng trái phép, hạn chế thiệt hại do cháy rừng gây ra; giảm tình trạng vi phạm quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, xóa bỏ căn bản các tụ điểm khai thác, kinh doanh buôn bán lâm sản trái phép; chấm dứt tình trạng chống người thi hành công vụ; bảo đảm kinh doanh bền vững đối với rừng sản xuất.

- Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa đơn vị với các lực lượng (quân đội, kiểm lâm, công an), chính quyền cơ sở trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Hoàn thiện việc xây dựng, sửa chữa nâng cấp các chốt, trạm kiểm lâm, hệ thống chòi quan sát, hệ thống đường tuần tra, mốc ranh giới để tăng cường cho công tác quản lý bảo vệ rừng;

- Xây dựng cơ chế về đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ rừng từ các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng; xây dựng định mức chi phí thường xuyên về quản lý bảo vệ rừng theo quy mô diện tích và yêu cầu thực tế.

- Chuyển đổi hợp đồng giao khoán theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP về giao khoán rừng sản xuất; giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Xây dựng các chương trình về thông tin - giáo dục - truyền thông, phổ biến kiến thức về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng của nhân dân, các chủ rừng, chính quyền địa phương, các ngành liên quan và toàn xã hội.

- Đổi mới phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận thông tin, nhất là đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa; in ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền để phát cho cộng đồng, xây dựng các tài liệu tuyên truyền ở những khu vực công cộng, trên giao lộ, cửa rừng, các cụm dân cư trong rừng và gần rừng.

- Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng, xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng ở cấp xã.

* Tổ chức thực hiện:

- Đối với đơn vị chủ rừng: Chịu trách nhiệm bảo vệ rừng được Nhà nước giao, cho thuê theo quy định của pháp luật; xây dựng các chương trình, đề án bảo vệ rừng trên diện tích được giao, được thuê đảm bảo bố trí các nguồn lực không để rừng bị xâm hại trái pháp luật.

- Đối với lực lượng Kiểm lâm: tiếp tục bố trí Kiểm lâm địa bàn ở 100% xã có rừng để tham mưu cho chính quyền cơ sở trong công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, theo dõi chặt chẽ diễn biến rừng, kịp thời phát hiện và ngăn chặn ngay từ đầu những vụ vi phạm.

- Ứng dụng công nghệ tin học, GIS, viễn thám vào công tác quản lý bảo vệ rừng, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ phòng cháy, chữa cháy rừng, xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng. Đánh giá nhu cầu đào tạo về quản lý

bảo vệ rừng, lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị cho các đối tượng trong ngành. Tổ chức các chương trình trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Đối với UBND các cấp: thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng theo quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng. Tổ chức lực lượng truy quét lâm tặc phá rừng tại địa phương. Ngăn chặn kịp thời các trường hợp khai thác, phá rừng, lấn chiếm đất rừng, chống người thi hành công vụ. Chỉ đạo xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng và những người bao che, tiếp tay cho lâm tặc. Những địa phương xẩy ra tình trạng phá rừng trái phép, cháy rừng thì Chủ tịch UBND các cấp phải kiểm điểm rõ trách nhiệm và bị xử lý theo quy định.

- Đối với lực lượng Công an: hỗ trợ và phối hợp thường xuyên với lực lượng Kiểm lâm trong công tác phòng chống cháy, chữa cháy rừng theo quy chế phối hợp; tổ chức điều tra nắm các đối tượng phá rừng, kinh doanh buôn bán lâm sản trái phép; ngăn chặn triệt để tình trạng chống người thi hành công vụ; phối hợp với các lực lượng liên quan truy quét lâm tặc phá rừng và kiểm soát lưu thông lâm sản. Rà soát và xử lý dứt điểm các vụ án hình sự tồn đọng trong lĩnh vực bảo vệ rừng.

- Đối với lực lượng Quân đội: hỗ trợ và phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương xác định và ngăn chặn các điểm nóng về phá rừng, kết hợp xây dựng địa bàn quốc phòng an ninh gắn với bảo vệ rừng, tham gia các đợt truy quét bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở những khu vực có nguy cơ cháy cao như Xuân Lộc; tham gia trồng rừng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 69)