Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 28)

+ Tổng hợp và phân tích thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:

Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội được tổng hợp và phân tích theo các nhóm sau:

- Các thông tin liên quan đến các điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình địa vật, khí hậu thuỷ văn, thổ nhưỡng, động - thực vật tự nhiên được thu thập từ các tài liệu liên quan.

- Các thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội: Dân số, các dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng (y tế, giáo dục, giao thông, thông tin liên lạc, thị trường giá cả...) được tổng hợp theo mục đích của đề tài.

- Hệ thống thông tin liên quan đến tổ chức và thể chế được tổng hợp và phân tích bằng phương pháp SWOT. Phương pháp phân tích tập trung vào các chỉ tiêu: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và bảo vệ rừng...

+ Tổng hợp và phân tích thông tin điều tra chuyên đề:

- Thông tin thu thập được để phục vụ quy hoạch phát triển lâm nghiệp được tổng hợp theo phương pháp tối ưu hoá mục tiêu và phân tích đa tiêu chuẩn áp dụng cho xây dựng kế hoạch. Bài toán phân tích kinh tế được sử dụng cho việc lựa chọn các phương án.

- Trong quá trình xử lý tài liệu, tiến hành chỉnh lý và sắp xếp các thông tin theo thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng của vấn đề, phân tích các ý kiến, quan điểm để lựa chọn tìm ra giải pháp.

+ Phân tích hiệu quả kinh tế

Phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất, trên cơ sở đó để lựa chọn các mô hình rừng trồng của các hộ gia đình, cộng đồng có hiệu quả kinh tế nhất để tiến hành quy hoạch sản xuất. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình trồng rừng sử dụng phương pháp động. Các chỉ tiêu kinh tế được tập hợp và tính toán bằng các hàm: NPV, BCR, BPV, CPV, IRR, trong chương trình Excel.

* Các tiêu chuẩn đánh giá:

- Giá trị hiện tại thuần tuý NPV: NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.

NPV = ∑ = + − n t t t t i C B 0 (1 )

Trong đó: NPV: là giá trị hiện tại thu nhập ròng (đồng). Bt: là giá trị thu nhập ở năm thứ t (đồng). Ct : là giá trị chi phí ở năm t (đồng). i : là tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất (%).

t : là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm).

NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế hay các phương thức canh tác. NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao.

- Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR: IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu.

IRR chính là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0, tức là khi

∑ = + − n 0 t t t t ) i 1 ( C B = 0 thì i = IRR

- Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR.

BCR sẽ là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w