Quan điểm quy hoạch phát triển lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 62)

- Phát huy những thành tích đạt được trong những năm qua và những tiềm năng, thế mạnh sẵn có để phát triển kinh tế toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên cơ sở phát huy cao độ các thế mạnh của vùng và từng tiểu vùng.

- Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh, tranh thủ bên ngoài về thu hút vốn đầu tư, công nghệ mới, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Khai thác hợp lý tiềm năng đất đai, phát huy lợi thế so sánh của từng loại rừng để bố trí cây trồng phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.

- Đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất cây trồng các tiểu vùng sinh thái khác nhau của đợn vị. Từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhất là vùng đất rừng sản xuất kém hiệu quả sang các mô hình sản xuất khác trên cơ sở đảm bảo tính

hiệu quả, tính ổn định và bền vững.

- Ổn định và phát triển sản xuất lâm nghiệp, đẩy nhanh mức độ tăng trưởng nhằm đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

- Phát triển sản xuất phải gắn với nhu cầu của thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhằm tăng giá trị sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất.

- Xây dựng các chương trình, dự án ưu tiên, các mô hình sản xuất có hiệu quả để khai thác để khai thác hợp lý tiềm năng phát triển kinh tế của đơn vị.

- Phát triển sản xuất trên cơ sở đảm bảo tính ổn định, tính bền vững của môi trường và hệ sinh thái.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w