Thực trạng cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 41)

- Có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, ga Trảng Táo và nhiều tuyến đường nhánh liên xã đã góp phần quan trọng trong công tác trồng nuôi đưỡng và phòng chóng cháy rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ nói riêng và trên địa bàn các xã nói chung. Tổng diện tích đất giao thông trên địa bàn Ban quản lý là 176,4 ha, chiếm 56,52% diện tích đất phi nông nghiệp. Hệ thống giao thông nội vùng yếu kém, chủ yếu là các tuyến đường vận chuyển lâm sản trước đây nay đã bị hư hỏng nặng nề, việc giao thông vận chuyển rất khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, nếu đặt trong mối quan hệ tổng thể toàn vùng thì vị trí của Ban quản lý rất thuận lợi về việc lưu thông và giao thương với các địa phương khác trong tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Thuận.

- Thông tin liên lạc: đã được trang bị hệ thống điện thoại cố định không dây tạo thuận lợi cho liên lạc nội bộ. Tuy nhiên, với các sự cố bất thường xảy ra ở xa văn phòng các đơn vị cần liên lạc khẩn cấp thì điện thoại cố định không dây không giải quyết được, phải sử dụng điện thoại di động. Do độ phủ sóng trong khu vực lâm phận không đều nên nhiều trường hợp gặp trở ngại, chậm trễ.

- Hệ thống lưới điện quốc gia đã được đầu tư xây dựng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, nhưng các công trình hạ thế mới tập trung ở một số khu vực trọng yếu, có đông dân cư. Đây cũng là một đặc thù đối với một đơn vị sản xuất lâm nghiệp có địa bàn rộng lớn, ít dân cư.

- Hệ thống cung cấp nước tập trung chưa được đầu tư xây dựng, nguồn nước sinh hoạt và sản xuất là nước ngầm hoặc nước mặt tùy theo từng khu vực. Chính vì vậy chưa chủ động trong sản xuất. Đặc biệt đối với hệ thống công trình phòng

chống cháy rừng của Ban quản lý hầu như chưa được đầu tư xây dựng, nên công tác phòng chống cháy rừng ở mùa khô gặp rất nhiều khó khăn.

- Trên địa bàn BQL còn có trường học phục vụ cho nhu cầu học tập của con em địa phương trong lâm phận thuộc ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc.

3.3 Đánh giá những điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương có ảnh hưởng đến mục tiêu, nhiệm vụ của Ban QLRPH Xuân Lộc

- Tại các địa phương, nơi có đất của Ban quản lý có nền kinh tế nhìn chung phát triển chưa mạnh và phụ thuộc vào ngành nông nghiệp, sản xuất nông lâm nghiệp là yếu tố quyết định đến kinh tế và đời sống của nhân dân.

- Khu vực có dân số đông và có tỷ lệ tăng khá cao, các nhu cầu sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp để mưu cầu sự sống là cần thiết và luôn gia tăng. Điều này sẽ gây ảnh hướng đến mục tiêu phát triển rừng của Ban quản lý, gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai và sử dụng đất theo đúng mục đích được giao, cụ thể là tình trạng chặt phá rừng lấy đất sản xuất, tự ý chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tự ý chuyển nhượng hợp đồng giao khoán sử dụng đất.

- Việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng để đảm bảo cho nhu cầu phát triển của các địa phương sẽ cần sử dụng một quỹ đất không nhỏ từ đất rừng của Ban quản lý; đặc biệt là các công trình giáo dục, kết cấu hạ tầng như giao thông, đường điện phục vụ đi lại và sinh hoạt của người dân trong huyện và xã.

- Lực lượng lao động dồi dào nhưng không có việc làm ổn định sẽ tạo ra những thuận lợi trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển rừng, nhưng cũng là những khó khăn trong quá trình bảo vệ rừng khỏi bị chặt phá và những rủi ro khác.

- Do tiếp giáp ranh với nhiều xã thuộc huyện Xuân Lộc và tỉnh Bình Thuận nên công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn trong phối hợp quản lý thực hiện công tác bảo vệ rừng.

Nói tóm lại các yếu tố về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội đã tác động rất lớn đến quản lý rừng bền vững trên địa bàn thông qua các hoạt động sản xuất, phong tục tập quán, trình độ nhận thức, trình độ canh tác, đời sống dân trí của người dân và các tác động trực tiếp của họ vào tài nguyên rừng. Chúng bao gồm cả những yếu tố tích cực lẫn yếu tố tiêu cực.

*Về mặt tích cực:

- Điều kiện đất đai, địa hình, khí hậu thời tiết tương đối thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây rừng, đó là các quá trình sinh trưởng của lâm phần, các quá trình ra hoa kết quả, quá trình nảy mầm hạt giống thúc đẩy tái sinh tự nhiên dưới tán rừng.

- Tài nguyên thực vật rừng phong phú đa dạng, đây là yếu tố thuận lợi cho kinh doanh rừng bền vững trên địa bàn nghiên cứu với việc cung cấp nguồn lâm sản cho nhu cầu xã hội, đa dạng với các loại lâm sản gỗ và ngoài gỗ. Tính đa dạng sinh học của thực vật rừng trong khu vực nghiên cứu với nhiều loài thực vật có giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn đa dạng sinh học.

- Dân cư trên địa bàn sống tập trung thành cụm, do đó công tác quản lý điều hành sản xuất rất thuận tiện, xoá bỏ nạn xâm lấn trái phép chiếm dụng tài nguyên đất, tài nguyên rừng làm nhà ở, sản xuất nông nghiệp. Phần lớn dân cư trên địa bàn có trình độ văn hoá, trình độ lao động phổ thông tương đối đồng đều đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh nghề rừng thông qua các hoạt động sản xuất như trồng rừng, khoanh nuôi, làm giàu rừng...

- Cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, phương tiện... đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người lao động, phục vụ yêu cầu sản xuất trên địa bàn một cách thuận tiện nhanh chóng.

* Về mặt tiêu cực

- Do điều kiện thời tiết phân mùa rõ rệt nên sản xuất kinh doanh rừng còn phụ thuộc vào thiên nhiên, sản xuất không chủ động. Một số nơi có điều kiện địa hình cao, dốc, phức tạp gây khó khăn trở ngại cho công tác sản xuất như khai thác, trồng rừng, chăm sóc rừng, nuôi dường rừng...

- Thu nhập của người dân trong địa bàn (kể cả CBCNV lâm trường) thấp, đời sống của bà con dân tộc còn đói nghèo bắt buộc họ phải vào rừng để kiếm kế sinh nhai. Đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên rừng, đến công tác quản lý rừng bền vững.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w