Tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 38)

Tổng diện tích tự nhiên của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc là 10.300,4 ha (thời điểm 2011).Chi tiết các loại rừng và đất lâm nghiệp như trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của BQLRPH Xuân Lộc

Trạng thái rừng Tổng DT Phân theo ba loại rừng

PH SX

Diện tích tự nhiên (ha) 10.300 6.161 4.139 A. Đất có rừng (ha) 9.638 5.868 3.770 I. Rừng tự nhiên 60 - 60 1. Rừng gỗ 60 - 60 - Rừng phục hồi 60 - 60 II. Rừng trồng (ha) 9.577 5.868 3.710 1. Rừng gỗ có trữ lượng 6.316 3.762 2.554 2. Rừng gỗ chưa có trữ lượng 686 381 305 3. Rừng cây đặc sản 2.575 1.724 851 B. Đất trống QH cho LN (ha) 348 77 270 1. Cỏ, lau lách (Ia) 348 77 270 C. Đất khác (ha) 315 216 99

Loại đất, loại rừng

Phân theo đơn vị hành chính cấp xã Tổng cộng Xuân Hòa Xuân Hưng Xuân Tâm Xuân Thành Xuân Trườn g Rừng tự nhiên (ha) 60 60 Rừng trồng (ha) 3.549 1.094 673 3.279 983 9.577 Đất chưa có rừng (ha) 338 20 31 239 35 663 Tổng cộng (ha) 3.947 1.114 704 3.518 1.018 10.300 3.2.6. Thực trạng về môi trường

Trong phạm vi quản lý cơ bản chưa bị ô nhiễm do khói bụi công nghiệp, cùng với diện tích cây lâm nghiệp lớn, có khả năng tự làm sạch tốt nên môi trường không khí khá trong lành. Trong sản xuất nông nghiệp đã sử dụng các phương thức luân canh cây trồng, góp phần vào việc cải tạo và nâng cao độ phì của đất; hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật ... làm ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, một số bộ phận dân cư quanh các cơ sở, nhà máy sản xuất và chế biến nông sản (điều); hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện, trong đó giao thông chủ yếu là đường đất có chất lượng xấu, vào mùa mưa thường bị sình lầy; mùa khô thì bụi làm ảnh hưởng đến quá trình trồng và bảo vệ rừng và phòng cháy rừng.

3.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội khu vực BQLR phòng hộ Xuân Lộc

3.2.1. Đặc điểm dân cư

Dân cư trong lâm phận phần lớn là người từ các địa phương khác và một phần tại chỗ những năm trước 1995 đến khu vực lâm trường để khai phá, lấn chiếm hoặc nhận khoán để sản xuất, sau khi diện tích rừng tự nhiên đã kiệt quệ. Những người từ nơi khác đến dần dần đã nhập hộ khẩu tại địa phương và sinh sống ổn định cho đến nay. Theo kết quả theo dõi của Ban quản lý, tình hình dân cư trong lâm phận như sau [33]:

- Tổng số hộ sử dụng đất trong lâm phận: 2.260 hộ; sống ổn định trong lâm phận 802 hộ, chiếm 35,5 % ; không sống ổn định trong lâm phận 1.458 hộ, chiếm 64,50% ; hộ khẩu thường trú ngoài tỉnh Đồng Nai 81 hộ, chiếm 3,60% ; hộ khẩu

thường trú trong tỉnh Đồng Nai: 2.179 hộ, chiếm 96,40% (trong huyện Xuân Lộc: 1.745 hộ, chiếm 82 %, ngoài huyện Xuân Lộc: 408 hộ, chiếm 18 %).

- Thành phần dân tộc: Kinh, Hoa, Châu Ro, Tày, Mán, S’tiêng, Chăm, Khơ me, Nùng, Mường, Sán dìu…

Về tình hình dân cư: mật độ số dân trong lâm phận khá cao, gồm nhiều sắc tộc, tiềm năng lao động lớn nhưng hầu hết là lao động nông nghiệp phổ thông. Những năm gần đây đời sống kinh tế của người dân đã được cải thiện đáng kể, nhiều hộ đã làm ăn có hiệu quả, vươn lên làm giàu từ các hoạt động sản xuất trên đất nhận khoán. Tuy nhiên, nhiều hộ kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn sản xuất, thu hoạch bấp bênh, hiểu biết và chấp hành pháp luật về đất đai, quản lý bảo vệ rừng còn hạn chế.

3.2.2. Sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi

Đây là mục tiêu sản xuất chính của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, nhằm đảm bảo được độ che phủ rừng trên phần diện tích được giao để bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường chung cho toàn khu vực

Quá trình đầu tư sản xuất, đã có những hình thức đầu tư phù hợp theo từng khu chức năng rừng, nhằm đảm bảo tốt chức năng phòng hộ và nâng cao trữ lượng rừng. Các loại cây gỗ lớn, cây bản địa được thay thế dần để phát triển thành rừng có giá trị phòng hộ.

Việc chăm sóc và bảo vệ rừng, Ban quản lý đã áp dụng hình thức tổ chức sản xuất giao khoán hộ gia đình, tự tổ chức sản xuất và hợp tác liên kết việc tổ chức sản xuất quản lý bảo vệ rừng đã giải quyết được việc làm và thu nhập của người dân địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và huyện Xuân Lộc. Nhờ đó, tỷ lệ che phủ và trữ lượng rừng ngày càng được nâng lên, đảm bảo được mục tiêu chung của toàn tỉnh và từng khu vực về tỷ lệ che phủ.

Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đất của Ban quản lý đã có những phát triển phù hợp với mục tiêu chung của các địa phương, là nguồn sống của các hộ dân sống trong lâm phận, góp phần cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên của đơn vị. So với chức năng nhiệm vụ Ban QLRPH Xuân Lộc thì diện tích đất sản xuất

nông nghiệp hiện tại là chưa phù hợp, nhưng đã góp phần khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, không để diện tích đất hoang hóa.

Trong ranh giới đất của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc có khoảng 3,03 ha đất nuôi trồng thủy sản. Đây là những khu vực thấp trũng đang được tận dụng để thả cá, tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công nhân viên cũng như người dân trong khu vực.

3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng

- Có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, ga Trảng Táo và nhiều tuyến đường nhánh liên xã đã góp phần quan trọng trong công tác trồng nuôi đưỡng và phòng chóng cháy rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ nói riêng và trên địa bàn các xã nói chung. Tổng diện tích đất giao thông trên địa bàn Ban quản lý là 176,4 ha, chiếm 56,52% diện tích đất phi nông nghiệp. Hệ thống giao thông nội vùng yếu kém, chủ yếu là các tuyến đường vận chuyển lâm sản trước đây nay đã bị hư hỏng nặng nề, việc giao thông vận chuyển rất khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, nếu đặt trong mối quan hệ tổng thể toàn vùng thì vị trí của Ban quản lý rất thuận lợi về việc lưu thông và giao thương với các địa phương khác trong tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Thuận.

- Thông tin liên lạc: đã được trang bị hệ thống điện thoại cố định không dây tạo thuận lợi cho liên lạc nội bộ. Tuy nhiên, với các sự cố bất thường xảy ra ở xa văn phòng các đơn vị cần liên lạc khẩn cấp thì điện thoại cố định không dây không giải quyết được, phải sử dụng điện thoại di động. Do độ phủ sóng trong khu vực lâm phận không đều nên nhiều trường hợp gặp trở ngại, chậm trễ.

- Hệ thống lưới điện quốc gia đã được đầu tư xây dựng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, nhưng các công trình hạ thế mới tập trung ở một số khu vực trọng yếu, có đông dân cư. Đây cũng là một đặc thù đối với một đơn vị sản xuất lâm nghiệp có địa bàn rộng lớn, ít dân cư.

- Hệ thống cung cấp nước tập trung chưa được đầu tư xây dựng, nguồn nước sinh hoạt và sản xuất là nước ngầm hoặc nước mặt tùy theo từng khu vực. Chính vì vậy chưa chủ động trong sản xuất. Đặc biệt đối với hệ thống công trình phòng

chống cháy rừng của Ban quản lý hầu như chưa được đầu tư xây dựng, nên công tác phòng chống cháy rừng ở mùa khô gặp rất nhiều khó khăn.

- Trên địa bàn BQL còn có trường học phục vụ cho nhu cầu học tập của con em địa phương trong lâm phận thuộc ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc.

3.3 Đánh giá những điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương có ảnh hưởng đến mục tiêu, nhiệm vụ của Ban QLRPH Xuân Lộc

- Tại các địa phương, nơi có đất của Ban quản lý có nền kinh tế nhìn chung phát triển chưa mạnh và phụ thuộc vào ngành nông nghiệp, sản xuất nông lâm nghiệp là yếu tố quyết định đến kinh tế và đời sống của nhân dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khu vực có dân số đông và có tỷ lệ tăng khá cao, các nhu cầu sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp để mưu cầu sự sống là cần thiết và luôn gia tăng. Điều này sẽ gây ảnh hướng đến mục tiêu phát triển rừng của Ban quản lý, gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai và sử dụng đất theo đúng mục đích được giao, cụ thể là tình trạng chặt phá rừng lấy đất sản xuất, tự ý chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tự ý chuyển nhượng hợp đồng giao khoán sử dụng đất.

- Việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng để đảm bảo cho nhu cầu phát triển của các địa phương sẽ cần sử dụng một quỹ đất không nhỏ từ đất rừng của Ban quản lý; đặc biệt là các công trình giáo dục, kết cấu hạ tầng như giao thông, đường điện phục vụ đi lại và sinh hoạt của người dân trong huyện và xã.

- Lực lượng lao động dồi dào nhưng không có việc làm ổn định sẽ tạo ra những thuận lợi trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển rừng, nhưng cũng là những khó khăn trong quá trình bảo vệ rừng khỏi bị chặt phá và những rủi ro khác.

- Do tiếp giáp ranh với nhiều xã thuộc huyện Xuân Lộc và tỉnh Bình Thuận nên công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn trong phối hợp quản lý thực hiện công tác bảo vệ rừng.

Nói tóm lại các yếu tố về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội đã tác động rất lớn đến quản lý rừng bền vững trên địa bàn thông qua các hoạt động sản xuất, phong tục tập quán, trình độ nhận thức, trình độ canh tác, đời sống dân trí của người dân và các tác động trực tiếp của họ vào tài nguyên rừng. Chúng bao gồm cả những yếu tố tích cực lẫn yếu tố tiêu cực.

*Về mặt tích cực:

- Điều kiện đất đai, địa hình, khí hậu thời tiết tương đối thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây rừng, đó là các quá trình sinh trưởng của lâm phần, các quá trình ra hoa kết quả, quá trình nảy mầm hạt giống thúc đẩy tái sinh tự nhiên dưới tán rừng.

- Tài nguyên thực vật rừng phong phú đa dạng, đây là yếu tố thuận lợi cho kinh doanh rừng bền vững trên địa bàn nghiên cứu với việc cung cấp nguồn lâm sản cho nhu cầu xã hội, đa dạng với các loại lâm sản gỗ và ngoài gỗ. Tính đa dạng sinh học của thực vật rừng trong khu vực nghiên cứu với nhiều loài thực vật có giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn đa dạng sinh học.

- Dân cư trên địa bàn sống tập trung thành cụm, do đó công tác quản lý điều hành sản xuất rất thuận tiện, xoá bỏ nạn xâm lấn trái phép chiếm dụng tài nguyên đất, tài nguyên rừng làm nhà ở, sản xuất nông nghiệp. Phần lớn dân cư trên địa bàn có trình độ văn hoá, trình độ lao động phổ thông tương đối đồng đều đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh nghề rừng thông qua các hoạt động sản xuất như trồng rừng, khoanh nuôi, làm giàu rừng...

- Cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, phương tiện... đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người lao động, phục vụ yêu cầu sản xuất trên địa bàn một cách thuận tiện nhanh chóng.

* Về mặt tiêu cực

- Do điều kiện thời tiết phân mùa rõ rệt nên sản xuất kinh doanh rừng còn phụ thuộc vào thiên nhiên, sản xuất không chủ động. Một số nơi có điều kiện địa hình cao, dốc, phức tạp gây khó khăn trở ngại cho công tác sản xuất như khai thác, trồng rừng, chăm sóc rừng, nuôi dường rừng...

- Thu nhập của người dân trong địa bàn (kể cả CBCNV lâm trường) thấp, đời sống của bà con dân tộc còn đói nghèo bắt buộc họ phải vào rừng để kiếm kế sinh nhai. Đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên rừng, đến công tác quản lý rừng bền vững.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Cở sở lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc phòng hộ Xuân Lộc

4.1.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp

4.1.1.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp

Căn cứ vào báo cáo kêt quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng năm của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, diện tích rừng và đất lâm nghiệp của đơn vị biến động khoảng 4,8%.

- Năm 2003, tổng diện tích đất lâm nghiệp của đơn vị quản lý là 9.919 ha, trong đó đất có rừng 6.550 ha chiếm 66%, đất trống quy hoạch là 3.142 ha, chiếm 31,7%, đất khác 227 ha, chiếm 2,3%.

- Năm 2006 thực hiện Chỉ thị 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng thì diện tích đất tự nhiên của đơn vị tăng 475 ha so với năm 2005, trong đó rừng phòng hộ 6.134 ha, chiếm 59%, đất rừng sản xuất là 4.260 ha chiếm 49% [31].

Trong giai đoạn từ năm 2003 – 2011, đơn vị đã trồng rừng, trồng cây đặc sản (cây ăn quả, cây công nghiệp) được 2.768 ha, diện tích trồng rừng mới tăng chủ yếu vào các năm 2003 – 2005 là 2.277 ha, chiếm 82,3%. Những năm sau này diện tích rừng trồng mới tăng bình quân 100 ha/năm. Tổng diện tích khoanh nuôi thành rừng tự nhiên cả giai đoạn là 62 ha. Độ che phủ rừng năm 2011 đạt 89,6%, tăng 23,6% so với năm 2003, nhưng chất lượng rừng không cao, độ che phủ cũng luôn thay đổi theo thời gian do diện tích rừng trồng đến tuổi khai thác sau đó trồng lại rừng [13], [33].

Bảng 4.1: Biến động diện tích rừng và đất lâm nghiệp qua các năm

NỘI DUNG Giai đoạn (2002 – 2011)

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Diện tích tự nhiên 9919 9919 9919 10394 10394 10394 10394 10394 10394 10300 1- Đất có rừng 6550 7213 8573 8827 8897 9071 9246 9318 9318 9638 1.1- Rừng tự nhiên 10 13 33 42 52 62 62 62 62 62 1.2- Rừng trồng 6540 7199 8540 8785 8845 9008 9184 9256 9256 9577 2- Đất chưa có rừng 3142 2353 1099 481 354 304 162 120 120 348 3- Các loại đất khác 227 354 247 1086 1143 1020 985 956 956 315

Đến tháng 06/2011, tổng diện tích đất lâm nghiệp đơn vị quản lý là 10.300,4 ha, chiếm 21,9% diện tích tự nhiện của huyện Xuân Lộc. Trong đó, đất rừng phòng hộ 6.161 ha; đất rừng sản xuất 4.139 ha. Tổng diện tích đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 9.695 ha, chiếm 93% diện tích quản lý [14].

Nhìn chung, diện tích đất lâm nghiệp hàng năm đều có sự thay đổi, diện tích đất có rừng 9.638 ha chiếm trên 90% diện tích tự nhiên của đơn vị. Trong đó đất rừng có trữ lượng 6.316 ha, đất rừng chưa có trữ lượng 686 ha, đất rừng trồng cây đặc sản 2.575 ha.

- Diện tích có rừng phòng hộ 5.868 ha gồm đất rừng có trữ lượng 3762 ha, đất rừng chưa có trữ lượng 381 ha, đất rừng trồng cây đặc sản 1.724 ha.

- Diện tích có rừng sản xuất 3.770 ha gồm đất rừng có trữ lượng 2.554 ha, đất rừng chưa có trữ lượng 305 ha, đất rừng trồng cây đặc sản 851 ha. Tuy nhiên, chất lượng rừng và trữ lượng rừng chưa cao, trong khi đó nhu cầu sử dụng lâm sản

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 38)