Phân kỳ quy hoạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 78)

Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân giai đoạn 2013-2020 được phân thành hai kỳ: kỳ 1 (2013-2015) và kỳ 2 (2016-2020). Khối lượng thực hiện dự kiến cho từng kỳ và toàn giai đoạn cụ thể như sau:

Bảng 4.9: Tổng hợp khối lượng bảo vệ và phát triển rừng

I- Quản lý bảo vệ rừng

1- Giao khoán bảo vệ rừng Ha 11.286 18.810 30.097 2- Phát dọn đường băng PCCR Ha 4.731 8.417 13.148 II- Phát triển rừng 1- Trồng rừng mới Ha 348 - 348 + Rừng phòng hộ Ha 77 - 77 + Rừng sản xuất Ha 270 - 270 2- Trồng rừng sau khai thác Ha 2.690 2.550 4.341 + Rừng phòng hộ Ha 130 250 380 + Rừng sản xuất Ha 1.450 2.511 3.961 3- Giống cây lâm nghiệp Cây 2.999.732 4.418.080 7.417.812

III- Khai thác lâm sản

1- Khai thác rừng trồng Ha 1.580 2.761 4.341 2- Khai thác lâm sản phụ Ha 1.497 3.200 4.697

IV- Xây dựng CSHT lâm sinh

2- Hồ đập chứa nước CCR Đâp 2 1 3

3- Xây dựng, sửa chữa trạm BVR trạm 2 5 7

4- Mở mới, duy tu đường lâm LN Km 30 40 70

5- Cắm mốc ranh giới 3 loại rừng mốc 40 10 50

V- Nghiên cứu khoa học dự án 1 - 1

4.2.6.2 Tiến độ thực hiện quy hoạch

Bảng 4.10: Tiến độ thực hiện quy hoạch bảo vệ rừng Năm Khoán bảo vệ

rừng (ha) Phòng chống cháy rừng (ha) Tổng cộng Rừng TN Rừng trồng 2013 3.762 1.539 6 1.533 2014 3.762 1.577 6 1.571 2015 3.762 1.615 6 1.609 Tổng kỳ 1 11.286 4.731 18 4.713 2016 3.762 1.653 6 1.647 2017 3.762 1.681 6 1.675 2018 3.762 1.690 6 1.684 2019 3.762 1.695 6 1.689 2020 3.762 1.698 6 1.692 Tổng kỳ 2 18.810 8.417 30 8.387

Trong bảng 4.9: Hàng năm tiến hành thực hiện giao khoán bảo vệ rừng 3.762 lượt ha. Như vậy, toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng phòng hộ của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc 30.097 ha sẽ được tổ chức quản lý bảo vệ theo kế hoạch hàng năm, với tiền công nhận khoán bảo vệ rừng là 100.000 đồng /ha/ năm. Diện tích phát dọn đường băng phòng cháy, diện tích xử lý cỏ trong lô rừng trồng là 13.148 ha.

Bảng 4.11: Tiến độ quy hoạch phát triển rừng Năm

Trồng mới (ha) Trồng rừng sau khai thác (ha)

Cây giống (cây) Tổng Trong đó Tổng Trong đó Phòng hộ xuấtSản Phòng hộ xuấtSản 2013 177 77 100 480 30 450 967.732 2014 100 100 550 50 500 1.040.000

2015 70 70 550 50 500 992.000 2016 550 50 500 880.000 2017 560 50 510 896.000 2018 560 50 510 896.000 2019 541 50 491 866.080 2020 550 50 500 880.000 Tổng cộng 348 77 270 4.341 7.417.812

Bảng 4.12: Tiến độ quy hoạch khai thác rừng Quy hoạch khai thác Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng Rừng trồng 480 550 550 550 560 560 541 550 4.341 Lâm sản ngoài phụ 437 500 560 600 650 650 650 650 4.697

4.2.7. Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch

4.2.7.1. Giải pháp về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh

- Tổ chức việc kiểm kê, phân loại rừng, thống kê diện tích của từng loại rừng, lập bản đồ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn; theo dõi, cập nhật diễn biến tài nguyên rừng, biến động đất lâm nghiệp; lập kế hoạch quản lý bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của;

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp; chỉ đạo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo mạng lưới bảo vệ rừng, huy động và phối hợp các lực lượng để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn; tổ chức thống kê các đối tượng vi phạm có tính chuyên nghiệp để giải quyết, xử lý; đấu tranh kiên quyết, chấm dứt tình trạng chống người thi hành công vụ;

- Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định, hợp đồng giao đất, giao và khoán rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn;

- Hòa giải các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.

- Đổi mới nhận thức về công tác quản lý bảo vệ rừng tại cơ sở, xác định vai trò, trách nhiệm tổ chức quản lý bảo vệ rừng của chính quyền cấp xã, chủ rừng là giải pháp cơ bản, lâu dài. Tổ chức, triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và kiểm tra việc bảo vệ rừng;

- Đồng quản lý rừng: Ban quản lý rừng phòng hộ được nhà nước giao rừng và đất lâm nghiệp tổ chức thực hiện cơ chế đồng quản lý với dân cư địa phương trên cơ sở cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý bảo vệ và phát triển rừng và cùng hưởng lợi từ sự đóng góp của các bên đối với cộng đồng dân cư địa phương.

- Duy trì bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên; bảo toàn vốn rừng, bảo vệ môi trường và phát triển rừng bền vững theo quy chế quản lý rừng; tổ chức khoán bảo vệ rừng theo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

+ Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng theo quy hoạch, kế hoạch, dự án, phương án đã được duyệt. Hỗ trợ cộng đồng địa phương tham gia đồng quản lý bảo vệ rừng và phát triển sản xuất nông lâm kết hợp ở rừng phòng hộ;

+ Tổ chức tận thu, tận dụng lâm sản và chia sẻ lợi ích từ việc khai thác theo điều chế, tận thu, tận dụng lâm sản đối với diện tích rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật.

Được hưởng lợi ích từ các dịch vụ của rừng; kinh doanh, liên doanh, liên kết và cho thuê cảnh quan để kinh doanh du lịch sinh thái theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt. Tổ chức sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp kết hợp theo quy chế quản lý rừng; hợp tác với tổ chức, nhà khoa học trong việc nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.

- Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn: Bảo vệ diện tích rừng được giao; sử dụng rừng đúng mục đích, đúng ranh giới đã quy định trong quyết định giao, cho thuê rừng; khai thác, sử dụng rừng, tận thu lâm sản theo quy định của pháp luật;

4.2.7.2. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Đánh giá kết quả giao khoán, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp, nghiên cứu các giải pháp, chính sách đối với diện tích đất rừng phòng hộ đã giao khoán trước đây, nhằm thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, từng bước ổn định đời sống người nhận khoán. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng nhận khoán của các hộ gia đình cá nhân để có sự điều chỉnh và xử lý nghiêm túc những trường hợp sử dụng sai mục đích.

- Thiết lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng: Việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo theo đúng các quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ Về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng; xác định định giá rừng, cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu và áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, phát triển thị trường CO2 để tăng nguồn kinh phí cho các hoạt động quản lý bảo vệ rừng phòng hộ.

- Đề xuất ban hành chính sách, lộ trình miễn giảm thuế sử dụng đất rừng sản xuất phù hợp với từng nhóm đối tượng sử dụng đất và chu kỳ kinh doanh.

- Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế được tiếp cận với các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, thời gian vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh cây lâm nghiệp (dài ngày).

- Các doanh nghiệp và các cộng đồng dân cư được thuê môi trường rừng để tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái.

- Tổ chức bàn giao diện tích đất lâm nghiệp giao địa phương quản lý để sử dụng cho các mục đích khác theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép, diện tích đất chồng lấn.

- Đề xuất nghiên cứu chính sách ưu đãi, chính sách phụ cấp cho lực lượng bảo vệ rừng của đơn vị.

4.2.7.3. Giải pháp khoa học công nghệ

- Chủ động hợp tác với các Viện nghiên cứu chuyên ngành, các trường Đại học, đặc biệt là các cơ quan đang đóng trên địa bàn tỉnh, để xây dựng và thực hiện

các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học.

- Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất lâm nghiệp đó là công nghệ nuôi cấy mô trong sản xuất giống cây trồng có năng suất cao. Thực hiện tốt các hoạt động kiểm tra, giám sát, cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất giống có chất lượng cao phục vụ trồng rừng. Những loài cây chưa có điều kiện dâm hom, nuôi cấy mô cần phải tuyển chọn từ cây mẹ, quá trình sàng lọc hạt giống và xử lý kỹ thuật trước khi gieo ươm. Tuyệt đối không cho trồng các loài cây không có xuất xứ giống cụ thể hoặc giống chất lượng kém.

- Nghiên cứu phục hồi rừng bằng các loài cây bản địa có giá trị, bổ sung loài mới vào rừng phòng hộ.

- Tiếp tục đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi giám sát diễn biến tài nguyên rừng, điều tra rừng, quản lý tài nguyên rừng.

- Nghiên cứu, khảo nghiệm để tìm ra những loại cây giống có chất lượng, phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết của từng địa phương, phù hợp với từng đối tượng rừng để tiến tới cải thiện cơ bản cơ cấu cây trồng. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ sản xuất giống và các biện pháp thâm canh, để hướng dẫn người dân đầu tư trồng rừng đạt hiệu qủa.

4.2.7.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực là một trong những giải pháp quan trọng trong việc phát huy nội lực của các đơn vị sự nghiệp lâm nghiệp và chính quyền cơ sở. Vì vậy đơn vị cần coi trọng đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

- Tăng cường công tác quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ, bố trí sử dụng hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý, thực hiện tốt các chính sách ưu đãi nhằm thu hút lao động có trình độ chuyên môn cao, có trình độ quản lý từ bên ngoài tỉnh, thu hút sinh viên mới ra trường về công tác ở đơn vị sự nghiệp lâm nghiệp để đáp ứng như cầu cho phát triển nguồn nhân lực thời kỳ mới.

Khuyến khích hỗ trợ cán bộ lâm nghiệp tự đào tạo để nâng cao kiến thức chuyên môn.

- Kết hợp thực hiện linh hoạt và đa dạng hóa, liên kết các phương thức đào tạo chính quy, tập trung, dài hạn, ngắn hạn, tại chức, từ xa, đào tạo lại và đào tạo thường xuyên cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyện nghiệp ở cơ sở với một tỷ lệ hợp lý theo từng giai đoạn, không hình thức chạy theo số lượng.

- Đa dạng hoá các hình thức đào tạo nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, trình độ tay nghề cho người lao động sản xuất lâm nghiệp thông qua các trường chuyên nghiệp, trường dạy nghề dài hạn và ngắn hạn; thông qua các lớp khuyến nông – khuyến lâm và thực tiễn các mô hình sản xuất…

4.2.7.5. Giải pháp tài chính

Đa dạng hóa các hình thức tạo vốn, huy động vốn, xây dựng kế hoạch về vốn và sử dụng vốn có hiệu quả từ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, vốn huy động, vốn liên doanh liên kết, vốn nước ngoài và vốn vay đã được xác định trong kỳ quy hoạch. Tạo môi trường, chính sách thuận lợi để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư vào phát triển rừng sản xuất.

- Nguồn vốn đầu tư ngân sách Nhà nước: để phát triển rừng phòng hộ nhằm ổn định diện tích rừng bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai.

Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư chủ yếu vào việc quản lý bảo vệ rừng, làm giàu rừng tự nhiên, xúc tiến khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng phòng hộ và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, sản xuất giống chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo, xây dựng hạ tầng phục vụ lâm sinh và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển rừng sản xuất…

- Vốn vay, vốn huy động từ các doanh nghiệp: Đối với rừng sản xuất chủ yếu phát triển bằng nguồn vốn vay, liên doanh, hợp tác đầu tư và vốn tự có của các doanh nghiệp và hộ gia đình cá nhân Nhà nước và các tổ chức tín dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và người lao động dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển nghề rừng.

- Vốn tự có: được huy động từ các nguồn thu dịch vụ du lịch, cho thuê môi trường rừng, trồng rừng sản xuất, khai thác lâm sản ngoài gỗ, sản xuất cây giống, quầy hàng dịch vụ. Tuy nhiên, trước mắt nguồn vốn này rất hạn chế do các hoạt động du lịch chưa được đầu tư đúng mức.

- Nhà nước khuyến khích các tổ chức cá nhân thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, cho thuê cảnh quan để huy động vốn cho bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.

4.2.7.6. Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh

- Đối với rừng phòng hộ cần kết hợp trồng các cây phụ trợ như Keo với những cây có giá trị kinh tế và phòng hộ lâu dài như Sao, dầu…

- Đối với rừng sản xuất áp dụng công nghệ giâm hom, đưa các loại giống như Keo lai và một số loài cây khác có chu kỳ kinh doanh ngắn, sinh trưởng nhanh và cho năng suất cao vào trồng, gắn với các biện pháp thâm canh nhằm tạo vùng nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến gỗ, ván dăm, sản xuất bột giấy…

- Khai thác, sử dụng rừng: Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, đồng thời cũng là biện pháp lâm sinh để tái tạo và cải thiện chất lượng rừng; rừng được hướng dẫn khai thác phù hợp với chức năng và mức độ phòng hộ của rừng;

Đẩy mạnh gây trồng, sử dụng lâm sản ngoài gỗ, tập trung vào các nhóm sản phẩm có thế mạnh; khuyến khích gây nuôi động vật rừng.

Có cơ chế cho các chủ rừng được quản lý, khai thác và sử dụng hợp pháp lâm sản ngoài gỗ theo quy định của pháp luật. Xây dựng mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm và theo đơn vị chủ rừng.

4.2.8. Ước tính vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư

4.2.8.1. Ước tính vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư bảo vệ và phát triển rừng thời kỳ 2013 – 2020 khoảng 456.775 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển khoảng 448.949 triệu đồng, chiếm 98,3 % tổng vốn đầu tư và vốn xây dựng cơ cở hạng tầng lâm sinh khoảng 7.825 triệu đồng.

I- Quản lý bảo vệ rừng 20.999 37.233 58.231

1- Giao khoán bảo vệ rừng 1.129 1.881 3.010 2- Phát dọn đường băng PCCR 19.870 35.352 55.222

II- Phát triển rừng 57.996 86.364 144.360

1- Trồng rừng mới 8.842 8.842

2- Trồng rừng sau khai thác 41.656 75.319 116.974 3- Giống cây lâm nghiệp 7.499 11.045 18.545

III- Khai thác lâm sản 82.593 161.765 244.358

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w