Những tồn tại và thách thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 56)

- Cơ sở vật kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ rừng, phát triển sản xuất, mà đặc biệt là hệ thống giao thông nội vùng yếu kém, chủ yếu là các tuyến đường vận chuyển lâm sản trước đây nay đã bị hư hỏng nặng nề, việc giao thông vận chuyển rất khó khăn, trở ngại.

- Công tác sắp xếp, di dời ổn định dân cư chưa được triển khai, một bộ phận dân cư đang sinh sống trong Ban quản lý rừng phòng hộ, tập quán sinh sống của người dân vẫn còn quen dựa vào tài nguyên rừng. Sản phẩm từ rừng hiện nay là nhu cầu cao của xã hội, do vậy những lúc thiếu hụt hay nông nhàn họ thường lén lút vào rừng chặt cây hoặc săn bắt động vật hoang dã. Đây là thách thức rất lớn cho công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.

- Nhu cầu lâm sản ngày càng tăng đang tạo sức ép đối với tài nguyên rừng và môi trường, đặc biệt đối với rừng tự nhiên. Diện tích đất thích hợp để trồng rừng sản xuất cho năng suất cao còn rất hạn chế và manh mún.

- Theo quy định của Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định mức phạt tiền đối với người vi phạm rất cao, trong khi đa số người vi phạm là người nghèo không có khả năng thi hành quyết định xử phạt, không có tài sản để cưỡng chế, vì thế không thể hiện được sự răn đe giáo dục và phòng ngừa;

- Cho đến nay, phát triển lâm nghiệp chủ yếu dựa vào vốn ngân sách nhà nước, nguồn lực của khu vực ngoài quốc doanh và dịch vụ môi trường còn nhiều tiềm năng chưa được phát huy. Đầu tư cho kinh doanh và bảo vệ rừng còn rất thấp so với nhu cầu; sử dụng các nguồn lực đầu tư còn dàn trải, suất đầu tư thấp, làm theo phong trào, và hiệu quả chưa cao. Cơ cấu đầu tư chưa cân đối, ít chú trọng đến rừng sản xuất; chưa quan tâm đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp.

- Chậm thực hiện việc định giá rừng, cho thuê rừng, áp dụng các cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, cơ chế phát triển sạch, phát triển du lịch dưới tán rừng làm hạn chế việc huy động các nguồn vốn đầu tư cho lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w