Sản lượng gỗ khai thác hàng năm chủ yếu là rừng trồng, khai cây phụ trợ và lợi dụng sản phẩm khai thác chọn từ vườn rừng phục vụ xây dựng, chế biến, đồ mộc gia dụng, nguyên liệu giấy…, lâm sản phụ là diện tích đất trông cây cao su tiểu điền và cao su liên kết. Kết quả khai thác rừng trồng và lâm sản phụ trong những năm qua như sau:
Bảng 4.6: Kết quả khai thác rừng trồng và lâm sản phụ ở các giai đoạn
Hạng mục sản phẩm Đơn vị (2002Giai đoạn -2006) (2007 -2011) 1- Khai thác rừng trồng sản xuất ha 49 1.587 1.636 2- Khai thác cây phụ trợ rừng PH ha 348 384 731
3- Khai thác mủ cây cao su ha 664 1.167 1.831
4- Khai thác cây phân tán cây 61.864 43.252 105.116
Tổng diện tích khai thác rừng trồng giai đoạn 2002 – 2011 là 1.636 ha, đây là diện tích đất do đơn vị liên kết trồng rừng với 4 doanh nghiệp là (Công ty giấy Tân Mai, Công ty trồng rừng Châu Á, Công ty Codona, Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn). Chu kỳ sản xuất kinh doanh của mô hình trồng rừng Keo lai được xác định là 7 năm (có tỉa thưa vào năm thứ tư và khai thác sản phẩm vào năm thứ 7), trữ lượng gỗ khai thác gỗ rừng trồng trong vòng 10 năm đạt 385.000 m3, khai thác cây phụ trợ thuộc đất rừng phòng hộ 731 ha.
- Nhóm cây công nghiệp lâu năm: chủ yếu là cây điều, cây cao su được chú trọng phát triển đang có sự chuyển hóa về địa bàn sản xuất phù hợp với điều kiện đất đai, nguồn nước tưới và trình độ phát triển của từng khu vực. Diện tích trồng cây công nghiệp, cây ăn trái từ 2.371,3 ha năm 2002 giảm xuống 1.612,8 ha năm 2011 [30].
Cây điều: Đất đai, khí hậu của khu vực Xuân Lộc thích hợp với phát triển cây điều với quy mô lớn, trong nhiều năm qua cây điều phát triển nhanh trên vùng
đất mới nhờ thích hợp với quảng canh, suất đầu tư thấp. Khác với cây điều khác ở Nam bộ, cây điều ở đây đang từng bước được quan tâm đầu tư thâm canh, kể cả tưới nước, năng suất tăng từ 0,58 tấn/ha năm 2000 lên 1,5 tấn/ha năm 2007 [30], riêng năm 2008 do ảnh hưởng thời tiết bất lợi nên năng xuất chỉ đạt 0,89 tấn/ha. Mô hình tưới nước nhỏ giọt đạt hiệu quả cao đang được các hộ gia đình nhận khoán học tập áp dụng đối với cả các loài cây khác. Tuy nhiên, do hạn chế về khâu giống những năm trước đây nên ở những diện tích trồng điều cũ khó có thể năng cao năng xuất, hiệu quả sản xuất thấp hơn so với các loài cây lâu năm khác. Mặt khác, do nguồn lực và trình độ phát triển ngày một cao của người sản xuất và hạn chế biến động năng suất, giá cả năng lực quản lý của các cơ sở thu mua, chế biến, nên một số diện tích đã được chuyển sang trồng cây cao su. Tuy nhiên, giai đoạn từ nay đến năm 2020, cây điều vẫn có vai trò quan trọng trong ổn định đời sống hộ nhận khoán, cần phải được tăng cường đầu tư theo hướng thâm canh ổn định lâu dài.
Cao su: Với lợi thế về khả năng chịu hạn, hiệu quả kinh tế cao, trên địa bàn đơn vị hiện có khoảng 568 ha, trong đó có 360 ha diện tích cây cao su đang trong thời kỳ khai thác mủ với sản lượng bình quân 1,0 - 1,2 tấn mủ khô/ha/năm. Trong thời gian tới để mở rộng diện tích trồng cây cao khu cần thận trọng trong chọn đất để tránh thiết hại và quan tâm hơn đến chăm sóc diện tích hiện có để đảm bảo tỷ lệ sống và năng xuất cao cho thời kinh doanh.