Tài nguyên khí hậu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 32)

Khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo với những đặc trưng chính sau [14]:

- Năng lượng bức xạ dồi dào (trung bình 154 – 158 Kcal/cm2/năm). Nắng nhiều (trung bình từ 5,7 – 6 giờ/ngày). Nhiệt độ cao và đều quanh năm, (trung bình 24,50C), tổng tích ôn lớn (trung bình 9.2710C/năm). Hầu như không có thiên tai như bão, lụt; rất thuận lợi cho phát triển nông lâm ngư nghiệp.

- Lượng mưa trung bình lớn (từ 1.956 – 2.139 mm/năm), mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào cuối tháng 11, mưa nhiều và mưa to vào thời kỳ từ tháng 7 đến tháng 9, giữa mùa mưa thường có tiểu hạn kéo dài khoảng 10-15 ngày.

Mùa khô thường bắt đầu từ đầu tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau, vào mùa này bức xạ nhiệt lớn và bốc thoát hơi nước mạnh, do bị mất cân đối nghiêm trọng trong cán cân ẩm vào mùa này nên khả năng gây cháy rừng rất cao và hạn chế đến sinh trưởng cây trồng rất lớn, cây trồng co nhu cầu nước rất lớn, nếu cung cấp đủ nước thì sản xuất thường cho hiệu quả cao và ổn định.

- Chế độ gió: Có hai hướng gió chính là gió Tây Nam hoạt động thịnh hành vào mùa mưa từ tháng 5 – 11, gió Đông Bắc hoạt động thịnh hành vào mùa khô, từ tháng 12- 4

Nhìn chung, đặc điểm khí hậu chi phối mạnh mẽ đến sinh trưởng của cây cối và sản xuất nông lâm nghiệp trong vùng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao đều quanh năm với tổng tích ôn rất cao là điều kiện đảm bảo nhiệt lượng cao cho cây trồng phát triển. Mùa mưa cây cối phát triển rất tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô kéo dài, đất đai khô cằn, cây cối phát triển rất kém và nguy cơ cháy rừng rất cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 32)