Giải pháp tài chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 84)

Đa dạng hóa các hình thức tạo vốn, huy động vốn, xây dựng kế hoạch về vốn và sử dụng vốn có hiệu quả từ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, vốn huy động, vốn liên doanh liên kết, vốn nước ngoài và vốn vay đã được xác định trong kỳ quy hoạch. Tạo môi trường, chính sách thuận lợi để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư vào phát triển rừng sản xuất.

- Nguồn vốn đầu tư ngân sách Nhà nước: để phát triển rừng phòng hộ nhằm ổn định diện tích rừng bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai.

Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư chủ yếu vào việc quản lý bảo vệ rừng, làm giàu rừng tự nhiên, xúc tiến khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng phòng hộ và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, sản xuất giống chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo, xây dựng hạ tầng phục vụ lâm sinh và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển rừng sản xuất…

- Vốn vay, vốn huy động từ các doanh nghiệp: Đối với rừng sản xuất chủ yếu phát triển bằng nguồn vốn vay, liên doanh, hợp tác đầu tư và vốn tự có của các doanh nghiệp và hộ gia đình cá nhân Nhà nước và các tổ chức tín dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và người lao động dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển nghề rừng.

- Vốn tự có: được huy động từ các nguồn thu dịch vụ du lịch, cho thuê môi trường rừng, trồng rừng sản xuất, khai thác lâm sản ngoài gỗ, sản xuất cây giống, quầy hàng dịch vụ. Tuy nhiên, trước mắt nguồn vốn này rất hạn chế do các hoạt động du lịch chưa được đầu tư đúng mức.

- Nhà nước khuyến khích các tổ chức cá nhân thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, cho thuê cảnh quan để huy động vốn cho bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w