- Kế thừa có chọn lọc các số liệu, tài liệu thống kê, các công trình nghiên cứu liên quan đến quy hoạch rừng.
- Khai thác, sử dụng các loại bản đồ:
+ Bản đồ phân cấp đất huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai năm 2006 của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp.
+ Bản đồ rà soát quy hoạch 3 loại rừng Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc theo Chỉ thị 38/2005/CT - TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng chính phủ.
+ Bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc giai đoạn 2008 – 2011.
- Khảo sát thực địa:
a) Thu thập số liệu ở Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc và 5 xã có đất lâm nghiệp của huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai về các hoạt động sản xuất kinh doanh rừng.
b) Điều tra tài nguyên rừng:
Chủ yếu là sử dụng tài liệu kế thừa của Phòng kỹ thuật của BQL. Ngoài ra, kết hợp tiến hành phúc tra số liệu trong các ô hệ thống trên các tuyến điển hình . Số lượng ô tiêu chuẩn đo đếm tối thiểu 30 ô/trạng thái rừng. Kích thước ô đo đếm như sau:
+ Đối với rừng trồng: 20 m x 25 m = 500 m2
+ Trong ô đo đếm các nhân tố điều tra: Đường kính, chiều cao vút ngọn + Tính toán các chỉ tiêu: D1.3/ ha, Hvn /ha, Hdc/ ha,G/ha, M /ha
c) Điều tra tình hình tái sinh rừng:
+ Đối với đất có rừng: Tại các ô đo đếm trữ lượng rừng gỗ, cạnh trục xuyên tâm ô về phía bên phải, lập giải đo đếm tái sinh kích thước 2 m x 25 m = 50 m2 (gồm 10 ô dạng bản, với kích thước mỗi ô là 2 m x 2,5 m = 5 m2).
+ Đối với đất trống IC và IB: Mỗi trạng thái/ tiểu vùng lập địa lập 10 giải đo đếm tái sinh, kích thước giải đo đếm và ô dạng bản như đo đếm tái sinh ở đất có rừng.
Nội dung thu thập trong ô: Đo đếm tất cả các cây tái sinh trong giải theo loài, cấp chiều cao và cấp chất lượng (A, B, C).