Nhận xét về văn học thời Lý Trần, Lê Quý Đôn viết: “Nước Nam ta, hai nhà Lý nhà Trần ngang vào khoảng triều nhà Tống, nhà Nguyên. Lúc ấy tinh hoa nhân tài, không khác gì Trung Hoa; nhưng sách vở ghi chép sơ lược, thiếu sót, không tường tận. Tôi thu nhặt những bài văn còn giữ được ở đồ đồng và bia đá, được mấy chục bài. Thấy văn đời Lý lối biền ngẫu bóng bẩy, đẹp đẽ giống thể văn đời Đường; văn thời Trần lưu loát giống kiểu văn đời Tống” [72; 34]. Điều đó chứng tỏ ở thời
Trần, ngôn ngữ văn chương đã phát triển tới mức độ cao. Có lẽ Nam Ông mộng lục
cũng nằm trong xu thế đó chăng?
Trong ngôn ngữ văn học giai đoạn này, các nghi thức văn học đã tạo thành công thức khuôn sáo trong diễn đạt. Mỗi khi nói đến một đối tượng nào, người ta sử dụng những câu mẫu sẵn về đối tượng nào đó. Ví dụ: Khi kể lại hành trạng của các thiền sư, thường có công thức “khắc khổ tinh tiến”, “tuệ giải thông suốt”..; nói về vua thì “trừ bỏ chính sự rối loạn, dùng điển chương xưa, thưởng phạt rõ ràng, dùng người hiền lương…”; nói về quan lại thì “nổi tiếng có tài” “đỗ cao”, “làm quan to”; nói về tao nhân mặc khách thì “ham đọc sách, thích làm thơ”…Văn học trung đại có tính chất “sùng cổ” “phi ngã” nên thường sử dụng nhiều điển cố, điển tích. Trong truyện có sử dụng một số điển cố, tuy nhiên vì coi trọng tính chân thực của sự việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nên số lượng điển cố không nhiều: Ví dụ truyện số 4, dẫn sách Kinh thi và Tả
truyện như sau: “Người quân tử nói: “Minh vương thành tâm, không kể đến sự an
nguy, nhường ngôi cho người có đức. Gương ấy sáng soi kim cổ”. Truyện có câu: Người có đức, ắt có địa vị”. Lời ấy nói về việc Minh Vương chăng?”. Nhà văn lấy những kinh điển luân lí của Nho gia nhằm làm sáng tỏ nhân cách của vua Minh Tông. Trong bài thơ ở các truyện, tác giả thường sử dụng điển cố như “cầm bách thiệt”, “quất thiên đầu”, “cam lộ ca”, “nước mùa thu”, “hoa mai”, “Ô Đài”, “lầu Bạch Ngọc”… Trong bài thơ của Phạm Ngũ Lão, điển cố “tam quân”, “khí thôn ngưu”, “Vũ hầu” không chỉ khắc họa vẻ đẹp hùng dũng với khí thế chiến đấu của quân đội thời Trần mà còn làm sáng lên vẻ đẹp nhân cách của một vị tướng “trung quân ái quốc”, hết lòng phụng sự vì đất nước:
Hoành sóc giang san cáp kỉ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
(Dịch thơ:
Múa giáo non sông trải mấy thâu, Ba quân hùng khí nuốt sao Ngưu. Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.)
Ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng cũng được sử dụng trong các truyện của Nam
Ông mộng lục. Chúng ta có thể bắt gặp lối nói ước lệ hoa mĩ, bóng bẩy trong truyện
số 28: “Đến ngay cả cháu ngoại bốn đời của cụ như Trừng tôi hiện nay xuất thân từ nơi hang tối, chuyển tới cây cao, một đoạn ngòi thừa lạm ngang với vật quý. Nếu không phải là phúc trạch của tổ tiên chưa hết thì cũng là bởi sinh ra gặp thời thánh chúa, gội nhuần đức nhân của vua Nghiêu mà có sự đãi ngộ lạ lùng như vậy chăng?”. Lời văn nhịp nhàng, cân xứng, ảnh hưởng của lối văn biền ngẫu trong thời trung đại. Trong một thiên truyện khác, chúng ta thấy có những câu văn mang tính chất đăng đối: “…tính thuần hậu hiếu hữu, cung kiệm minh đoán, bác học kinh sử,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bất hỉ phù hoa” (Tính ngài thuần hậu, hiếu thảo với mẹ cha, hòa hữu với bè bạn; cung kính, cần kiệm, quyết đoán sáng suốt, học rông kinh sử, không thích phù hoa). “…Cung Định trung tín thành xác, sự quân dữ thân, cẩn thận hào phát, nhân vô gián ngôn. Tiếp vật bất thân bất sơ, lâm chính vô cữu vô dự” (Cung Định là người trung tín thành thực. Thờ vua phụng sự cha mẹ, cẩn thận từng chân tơ kẽ tóc, không ai chê trách. Giao thiệp với mọi người thì ngài không thân mà cũng không sơ; giải quyết chính sự không có gì đáng khen mà cũng không có gì đáng chê) (Truyện số 1). Việc sử dụng điển cố, ngôn ngữ ước lệ tượng trưng là phổ biến trong văn học trung đại nhưng không phải là ngôn ngữ mà Hồ Nguyên Trừng thường sử dụng.
Trong ngôn ngữ, người ta thường chia lời văn làm hai loại là lời trực tiếp và lời gián tiếp. Lời trực tiếp là lời của nhân vật. Lời gián tiếp là lời trần thuật của tác
giả. Tác phẩm Nam Ông mộng lục được coi là một “hồi ký” viết về một thời đã qua
trong lịch sử dân tộc nên người ta thường quan tâm tới lời trần thuật của tác giả.
Tác phẩm Nam Ông mộng lục không ghi lại tiến trình của một triều đại, một
cuộc đời mà chỉ ghi lại những tình huống, những khoảnh khắc mà nhân vật đáng biểu dương nên lời kể của tác giả rất giản dị, không lắt léo đan cài những tình tiết phức tạp. Trong truyện số 3, chúng ta thấy tác giả mở đầu bằng cách giới thiệu luôn hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, cách mở đầu trực tiếp, ngắn gọn: “Khi Nhân vương thị tịch, con trai ngài là Anh vương chưa có con đích nối ngôi, mà mới chỉ có con trai thứ. Anh vương có ý chờ đích tử rồi sau mới định việc nối ngôi”. Nhận xét về văn của Hồ Nguyên Trừng, Hồ Huỳnh viết trong bài tựa: “Văn của ông giản dị, kiệm lời mà cẩn thận khắt khe, phong phú nội dung mà bao la trí tuệ, theo tình người để kể chuyện, dựa vào nghĩa để đặt lời, rất thú vị và thiết thực…” [15 ; 203]. Lời khen của Hồ Huỳnh dành cho Hồ Nguyên Trừng quả thật là chính xác. Đặc biệt với những truyện ký có dung lượng nhỏ như truyện số 2, truyện số 3, truyện số 6…thì nhà văn sử dụng ngôn ngữ giản dị mà có độ chọn lọc cao, đó là ngôn ngữ được kết tinh từ đời sống chứ không phải điển cố điển tích của tiền nhân.
Hướng tới ngôn ngữ sinh hoạt, nhà văn kể lại những chuyện bằng lời văn gần gũi với lời ăn tiếng nói của con người đời thường. Vì viết về một tình huống, một hoàn cảnh cụ thể xảy ra trong đời sống của một “người thật” nên tác giả sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhiều từ ngữ mang màu sắc sinh hoạt. Ví dụ nhà văn kể lại chuyện vua Nhân Tông với Trần Đạo Tái cùng ăn, cùng làm thơ mà không cần dùng thủ pháp ước lệ: “Mệnh quan trù dĩ hải vị tự chi, tiếu ngữ tận hoan. Vương chiếm khẩu viết:
Hồng nhuận bác quy cước, Hoàng hương chá mã an. Sơn tăng trì tịnh giới, Đồng tọa bất đồng xan.
(Vua sai nhà bếp làm món hải vị đem mời, nói cười cực vui. Vua ứng khẩu đọc bài thơ:
Quy cước bóc đỏ thắm, Mã an nước vàng thơm. Sơn tăng gìn trai giới, Cùng ngồi, chẳng cùng ăn.)
Trong nhiều thiên truyện, chuyện ăn cơm, uống trà, uống rượu, làm thơ… hiện lên thật cụ thể, rõ ràng đã phản ánh được cuộc sống, con người, phong tục tập quán Việt Nam.
Tuy nhiên, tác giả rất có ý thức sáng tạo khi sử dụng những thi liệu Việt Nam (tập cú thơ Sầm Lâu), viết về cuộc sống con người, ca ngợi thiên nhiên đất nước bằng những hình ảnh mang phong vị Việt Nam:
Viên Tản sơn cao, Lô thủy biếc, Dao chiêm ngọc tiết ngũ vân phi.
Dịch thơ:
Núi Tản Viên cao, Lô nước biếc,
Vời trông cờ tiết dẫn mây về. (Truyện số 29)
Vì vậy, ngôn ngữ của Nam Ông mộng lục tuy ảnh hưởng của ngôn ngữ trung
đại nói chung mà đã có ngôn ngữ đời thường mang nét riêng của thể loại truyện ký, không còn quá phụ thuộc vào ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng như các truyện trung
đại khác. Có thể truyện ký Nam Ông mộng lục ghi chép “người thật, việc thật” nên
ít sử dụng ngôn ngữ ước lệ tượng trưng mà tìm tới với thứ ngôn ngữ được chắt lọc từ hiện thực đời sống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TIỂU KẾT
Tuy tách ra để nghiên cứu từng thể loại của từng thiên truyện trong Nam Ông
mộng lục nhưng chúng tôi nhận thấy ở hai cấp độ: tác phẩm và dưới tác phẩm (thiên
truyện) đều có sự dung hợp thể loại.
Trước hết, Nam Ông mộng lục đã dung chứa những thể loại: Truyện, ký, thi
thoại. Nhiều thiên truyện trong tác phẩm là những ghi chép về một “mảnh chân dung” “người thật việc thật” – đó là những tấm gương sáng trong lịch sử, được lịch sử thừa nhận và hậu thế vẫn khắc ghi công danh tên tuổi. Ở nhiều thiên, tính chất ký được thể hiện rất rõ qua sự chứng kiến, sự hồi tưởng của nhà văn cùng với bút pháp ghi chép trung thực, chính xác tỉ mỉ đã tạo nên những trang ký có giá trị thẩm mĩ cao.
Chỉ có 6 thiên truyện viết về những truyện dị văn, còn lại tác giả hướng ngòi bút về những câu chuyện có thật. Song dù có yếu tố kì ảo hay không thì những thiên
có tính chất truyện trong Nam Ông mộng lục đều rất đặc sắc với dung lượng ngắn;
cốt truyện đơn giản thường xoay quanh một tình huống; nhân vật phong phú gồm “minh quân”, “trung thần”, “liệt nữ”, “thiền sư anh tú”…và ngôn ngữ chọn lọc tinh tế. Tuy còn ảnh hưởng của thi pháp trung đại, những truyện này đã có dáng dấp của những “truyện ngắn” mang giá trị nhân sinh sâu sắc.
Một trong những đặc sắc về thể loại là những thi thoại. Tác giả Hồ Nguyên Trừng sưu tầm được một kho tư liệu quý gồm những bài thơ, tác giả, hoàn cảnh ra đời, xuất xứ của chúng…Đáng quý hơn, tác giả đã có những lời bình sắc sảo về giá trị nội dung nghệ thuật của những bài thơ này. Những thi thoại đó đã góp phần làm cho thơ văn thời Lý Trần thêm phong phú và giàu đẹp.
Bên cạnh đó, có sự đan xen thơ ca – văn xuôi trong một số thiên truyện, phản ánh tính chất dung hợp đã ăn sâu bám rễ vào trong tư duy của con người thời trung đại: Viết văn làm thơ là để “tải đạo”, “ngôn chí” nên có thể vận dụng rất nhiều các thể loại mà chưa chú ý đến việc phân định các thể loại. Vì thế, một tác phẩm lớn hay một thiên truyện nhỏ, các nhà văn nhà thơ đều có thể thỏa sức vận dụng sự sáng tạo của mình bằng cách kết hợp những thể loại khác nhau để thể hiện nội dung.
Nam Ông mộng lục là một tác phẩm văn học đặc sắc cho thấy tính chất hỗn dung
thể loại và nó đánh dấu bước chuyển biến từ kiểu nhân vật thiền sư, thần thánh sang nhân vật đời thường; từ văn học chức năng tới văn chương nghệ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
PHẦN KẾT LUẬN
1. Nam Ông mộng lục là tác phẩm có vị trí đặc biệt trong lịch sử văn học
Việt Nam. Từ lí thuyết về thể loại, luận văn vận dụng vào tìm hiểu, phân tích, lí
giải tác phẩm Nam Ông mộng lục trên phương diện mối quan hệ văn sử và đặc
điểm dung hợp thể loại. Tuy nhiên, có thể thấy đây là một tác phẩm đặc biệt: một cuốn “hồi ký” có độ chân xác lịch sử cao, một áng văn chương xúc động được hun đúc từ tấm lòng canh cánh với quê hương đất nước dù trong hoàn cảnh xa xứ ngặt nghèo. Chắc chắn phải có một tâm hồn tinh tế, tấm lòng trung hậu và lòng yêu nước tha thiết thì Hồ Nguyên Trừng mới có thể viết được những trang văn đẹp về quê hương đất nước con người Việt Nam. Đằng sau những trang văn của ông, hiện lên một đất nước Việt Nam xinh đẹp yên bình với truyền thống văn hóa, thuần phong mĩ tục, con người lương thiện, tài năng.
2. Về mối quan hệ văn sử trong Nam Ông mộng lục, chúng tôi đi sâu phân
tích mối quan hệ giữa Nam Ông mộng lục với Đại Việt sử kí toàn thư và một số tác
phẩm khác dưới góc độ thể loại, phần lớn các tác phẩm đều thuộc thể loại truyện ký với quy tắc “văn sử bất phân” là hiện tượng phổ biến của nhiều tác phẩm văn học thời trung đại.
Thông qua việc so sánh tìm hiểu mối quan hệ về các mặt sự kiện, nhân vật và
thời gian lịch sử trong Đại Việt sử kí toàn thư và Nam Ông mộng lục, ta thấy mối quan
hệ chặt chẽ và chưa phân định rạch ròi giữa sử - truyện ký. Điều đó thể hiện ở việc có
tới 2/3 các truyện có mối liên hệ với Đại Việt sử kí toàn thư, thậm chí có truyện tương
đồng và được chép nguyên dạng trong tài liệu này. Ngược lại, các ghi chép trong Đại
Việt sử kí toàn thư lại có tính chất truyện. Như vậy có thể các tác phẩm này ảnh hưởng lẫn nhau hoặc cùng ảnh hưởng một nguồn tư liệu nào đó.
Từ mối liên hệ giữa Nam Ông mộng lục với các tác phẩm văn học khác,
chúng ta còn thấy có sự giao thoa, chuyển hóa giữa các văn bản lịch sử - văn học, văn học – văn học, phản ánh thực trạng phức tạp bề bộn của các thể loại văn học khi tư duy “nguyên hợp” còn phổ biến.
Văn học hiện đại coi trọng cá nhân cá thể còn văn trung đại tuân thủ quy phạm, tính chất “sùng cổ phi ngã” nên Hồ Nguyên Trừng ghi chép lại những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chuyện kể về các bậc tiền nhân như những tấm gương sáng. Học hỏi những cái hay
cái đẹp của người đi trước là nét độc đáo của văn học trung đại nói chung và Nam
Ông mộng lục nói riêng.
3. Hỗn dung thể loại (dung chứa cả thơ, văn xuôi tự sự: truyện, kí…) là đặc
điểm nghệ thuật tiêu biểu của Nam Ông mộng lụcvà đó là đặc điểm chung của nhiều
tác phẩm văn xuôi tự sự trung đại. Tác phẩm truyện ký dung chứa thể loại truyện, thi thoại làm cho những thiên truyện này vừa có giá trị tự thân lại vừa tồn tại gắn kết tạo ra một chỉnh thể hoàn chỉnh cho tác phẩm tự sự nhiều thiên. Ngay trong bản thân mỗi thiên cũng có sự đan xen thơ ca và văn xuôi, đan xen truyện - ký… Vì thế, tính chất thể loại nhiều khi nhòe mờ, khó xác định. Trong nghiên cứu văn học trung đại, cần phải đánh giá giá trị của phần văn xuôi, phần thơ ca để từ đó đánh giá tổng thể tác phẩm. Do đó, việc xác định thể loại và nêu đặc điểm thể loại luôn là vấn đề cần quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà giáo dục và độc giả.
4. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhận thấy đây là tác phẩm có tính chất bản lề:
“cánh bên này khép lại khuynh hướng nghệ thuật viết về truyện kì, dị, quái của giai đoạn X-XIV” còn cánh bên kia viết về “người thật việc thật” với mục đích biểu dương những việc thiện của tiền nhân. Đây là một tác phẩm có ý nghĩa lớn đánh dấu sự chuyển mình từ văn học chức năng sang văn học nghệ thuật.
Hiện nay, chúng ta không lưu giữ lại được nhiều tác phẩm thời Lý – Trần. Những tác phẩm còn lại ở giai đoạn này là nguồn tư liệu hết sức quý báu, giúp ta hiểu được về một thời đại mà dân tộc ta đã trải qua. Nhiều tác phẩm đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Với ý nghĩa về khoa học và thực tiễn như trên, chúng tôi mong muốn thực hiện luận văn “Khảo sát đặc điểm thể loại
Nam Ông mộng lục” nhằm có cái nhìn cụ thể và toàn diện hơn về thể loại của một
tác phẩm văn học trung đại, về vấn đề thể loại trong văn học giai đoạn này. Qua đó,