Người thực, việc thực

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm thể loại nam ông mộng lục (Trang 80)

3.1.1.1 Người thực

Nhân vật là một phần quan trọng không thể thiếu trong tác phẩm. Phần lớn các nhân vật trong các truyện ký đều là nhân vật có thật, những tấm gương đạo đức. Chúng tôi thống kê hệ thống nhân vật trong tác phẩm trong bảng phụ lục 4.

a) Nhân vật thánh nhân quân tử

Nhân vật thánh nhân quân tử là những nhân vật có tài đức, có phẩm chất phi thường trong xã hội, thường là những người đàn ông: có thể là vua chúa, trí thức, người anh hùng…

 Người trí thức:

Trong Nam Ông mộng lục, chúng ta thấy có một số lượng rất lớn các nhân

vật người trí thức. Nho giáo đã đem lại cho con người biết ứng xử trước thời thế. Các thiên truyện ghi chép về nhiều mặt của đời sống: vấn đề chính trị, xã hội, con người thậm chí cả bản thân tác giả nhưng người trí thức vẫn thường được nhìn nhận, đánh giá trong mối quan hệ với luân thường đạo lí vì thế mà người ta quan tâm đến tính cách, lời nói, hành động và cả mối quan hệ của nhân vật nữa. Ví dụ: Để khắc họa tính cách ngay thẳng của Chu Văn An, nhà văn kể lại chuyện Chu Văn An dâng “Thất trảm sớ”: “Minh Vương mất, con ngài là Dụ vương ham chơi, lười việc chính sự. Bọn quyền thần lắm kẻ không theo phép nước, Chu An nhiều lần can gián nhưng Dụ vương không nghe. Ngài lại dâng sớ xin chém 7 kẻ gian thần, chúng đều là bọn quyền thế, bấy giờ người đời gọi là Thất trảm sớ. Sớ đã dâng lên mà không thấy trả lời, Chu An bèn treo mũ về nhà”. Đối với học trò của mình, ông luôn chính trực mà nghiêm khắc: “Trước đây, đệ tử của Chu An làm quan nắm quyền chính, khi đến thăm hỏi, thường lạy ở dưới giường. Ai được trò chuyện với ngài vài lời thì về lấy làm sung sướng lắm. Có kẻ nào không tốt, ngài trách mắng thậm tệ, thậm chí còn không cho vào nhà”.

Những vấn đề người trí thức quan tâm là công danh, đạo đức trong đó thường nhấn mạnh tới trung hiếu, lễ nghĩa… Họ luôn thấm nhuần đạo lí thánh hiền của Nho gia: anh em Phạm Mại, Phạm Ngộ trung trực cho tới lúc chết để bảo vệ đạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lí, chuyện Văn Túc cảm kích vua Trần Nhân Tông mà suốt đời đi bộ….Đại Việt sử kí

toàn thư cũng bàn về vấn đề này như sau: “Bọn Nho giả nước Việt ta đắc dụng ở đời,

không phải là không nhiều, song kẻ thì chỉ về công danh, kẻ thì chỉ vì phú quý, kẻ thì hào quang đồng trần, kẻ thì chỉ cốt ăn lộc giữ mình, chưa thấy có người nào chí về đạo đức, để tâm đến việc giúp vua nên đức tốt, cho dân được nhờ ơn” [13; 661]

Người trí thức luôn là tấm gương sáng về đạo đức: có hoài bão giúp ích cho đời (truyện số 7, số 23, 24, 30..), là những trung thần dám thách thức cường quyền để bảo vệ lẽ phải (truyện số 7, số 20). Họ cũng là người biết trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc ( truyện số 22, số 28). Trong truyện “Thi dụng tiền nhân cảnh cú”, Nguyễn Trung Ngạn điếu Sầm Lâu bằng chính những câu thơ mà Sầm Lâu viết ra:

Bình sinh hận bất thức Sầm Lâu, Nhất độc di biên nhất điểm đầu. “Soa lạp Ngũ Hồ vinh bội ấn, Tang ma sổ mẫu thắng phong hầu.

Dịch là:

Đời ta chẳng biết bác Sầm Lâu, Mở đọc thơ xưa lại gật đầu. “Tơi nón ngũ Hồ hơn ấn tín, Dâu gai dăm mẫu át công hầu.

(Truyện số 22)

Một vấn đề được đặt ra khiến người trí thức luôn trăn trở là vấn đề xuất xử. Có khá nhiều truyện bàn về vấn đề này (truyện số 7, số 21, số 24…). Ta đã biết chuyện Chu Văn An can gián nhưng vua Dụ Tông không nghe, ông liền treo mũ từ quan về. Chuyện Trần Nguyên Đán dâng thư can gián mà không được trả lời, bèn đem tấm thân ra đi, trước khi đi còn gửi thư cho bạn ở Ngự sử đài bày tỏ những trăn trở của mình:

Đài đoan nhất khứ tiện thiên nhai, Hồi thủ thương tâm sự sự vi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dịch thơ:

Rời đài Ngự sử đến chân trời, Ngoảnh lại lòng đau việc trái sai.

(Truyện số 21)

Nhiều nhà Nho đã chủ trương sống ẩn dật giữa thiên nhiên để di dưỡng tính tình, bảo toàn phẩm giá trong sạch, khinh rẻ tiền tài địa vị:

Trung triều sứ giả yên ba khách, Quân đắc công danh, ngã đắc nhàn.

Dịch thơ:

Sứ thần, dật khách nào hơn kém, Ông được công danh, tớ được nhàn.

(Truyện số 24)

So với nhiều tác phẩm khác, Truyền kỳ mạn lục không chỉ xây dựng hình

tượng những ẩn sĩ trí thức chán ghét xã hội, đối lập và phê phán thể chế đương thời và sự bế tắc của họ trước thực tại cuộc sống (như các nhân vật: Từ Thức trong “Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên”, người tiều phu trong “Chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na”...) mà ông còn ca ngợi hình ảnh cao đẹp của người trí thức dân tộc. Trong “Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên tào” với niềm tự hào về nền văn hiến dân tộc, Nguyễn Dữ đã đặt Tô Hiến Thành, Chu Văn An nổi trội giữa hàng ngàn danh thần Hán, Đường trong “động Nho thần”…

Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc bàn về vấn đề này như sau: “Các nhà Nho theo quan niệm xuất xử của Nho giáo – gặp thời thịnh thì ra làm việc, phò vua giúp nước, gặp thời loạn thì lui về ở ẩn, lấy thiên nhiên để di dưỡng tính tình. Họ tìm thấy trong thiên nhiên những phẩm chất cao quý của con người theo quan niệm Nho giáo: cây tùng là hình ảnh của người trượng phu, cây trúc là hình ảnh của người sĩ quân tử…” [46; 81].

 Vua chúa

Dòng họ Hồ Nguyên Trừng có mối liên hệ khá mật thiết với triều đình nhà Trần, chúng ta không thấy làm lạ khi nhân vật vua chúa xuất hiện trong khá nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thiên truyện. Trong số 31 thiên truyện chỉ có ba thiên viết chuyện có liên quan tới vua triều Lý (vua Lý Thái Tông – truyện số 13, Lý Thánh Tông – truyện số 11 và Lý Thần Tông – truyện số 14), và vua Lý không phải là nhân vật chính. Có 8 thiên truyện viết về vua nhà Trần, ngoài ra có một số thiên truyện liên quan tới các vị vua triều Trần như vua Trần Anh Tông (truyện số 8), vua Trần Minh Tông (truyện số 20)... Không phải ngẫu nhiên mà ngay khi mở đầu tác phẩm, Hồ Nguyên Trừng viết về vua Trần Nghệ Tông như một tấm gương sáng của muôn đời (truyện số 1) và phần cuối tác phẩm, tài năng thiên phú của vị vua này đã được khẳng định từ khi chưa lên làm vua (truyện số 29). Điều đó chứng tỏ các vị vua chúa, nhất là vua triều Trần đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn ông.

Các vị vua thường được miêu tả như những “tinh hoa” của dân tộc, là tấm gương sáng về tài năng, đạo đức. Ví dụ: Trong truyện số 1, tác giả hết lời ngợi ca vua Trần Nghệ Tông: “Tính ngài thuần hậu, hiếu thảo với mẹ cha, hòa hữu với bè bạn; cung kính, cần kiệm, quyết đoán sáng suốt, học rộng kinh sử, không thích phù hoa…Khi Minh vương qua đời, trong ba năm để tang, mắt ngài không lúc nào ráo lệ. Sau ngày mãn tang, không mặc lụa màu, không chú trọng miếng ăn ngon; các loại quả la muối, cá heo là thức ăn quý ở phương Nam từ đó tuyệt nhiên không đụng đến và ngài thờ Dụ vương hơn mười năm…” (Truyện số 1).

Bên cạnh đó, tác giả còn khắc họa khía cạnh “thi nhân” của các vị vua nữa: vua Lý Thánh Tông, vua Trần Thánh Tông, Nhân Tông, Minh Tông. Bài thơ của Trần Thánh Tông trong truyện số 18 là một trong số những bài thơ hay của thời Lý –Trần:

Cảnh thanh u vật diệc thanh u, Nhất thập tiên châu thử nhất châu.

Dịch là:

Cảnh thanh u vật cũng thanh u, Mười đảo Tiên châu đây một châu.

Tuy không phải là nhân vật chính, nhân vật vua trong một số truyện được miêu tả như là những minh quân đức độ, công tâm, biết nghe lời can gián (truyện số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

8, truyện số 20). Ở một số truyện khác, tác giả lại gián tiếp phê phán những vị vua ham chơi, bất tài…(truyện số 8, số 21) nhưng không nhiều.

Bên cạnh nhân vật trí thức và vua chúa, chúng ta còn thấy có nhiều nhân vật khác nữa: nhân vật người anh hùng (truyện số 9), dũng sĩ trung nghĩa (truyện số 10), vị tướng “trung quân ái quốc” (truyện số 25), lương y từ tâm (truyện số 8)…Đây quả là những “viên ngọc sáng” mà tác giả muốn giới thiệu với độc giả.

b) Nhân vật người phụ nữ

Nhân vật người phụ nữ chiếm một số lượng khá khiêm tốn trong văn học. Cho đến thế kỷ XVI, văn học viết ở Việt Nam đã phát triển qua gần sáu thế kỷ. Tuy nhiên, trong suốt sáu thế kỷ này, những quan niệm về người phụ nữ hầu như không có nhiều thay đổi. Hình ảnh người phụ nữ cũng mới chỉ thấp thoáng xuất hiện trong một số tác phẩm.

Thậm chí, trong Thiền uyển tập anh, nhân vật nữ hoàn toàn không được nhắc tới dù chỉ

một lần.Ở những tuyển tập khác như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Quốc âm thi

tập hayHồng Đức quốc âm thi tập, Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục…hình tượng người phụ nữ xuất hiện nhiều hơn song cũng chỉ chiếm một số lượng không đáng kể.

3.1 Bảng thống kê nhân vật nữ trong một số tập tác phẩm tiêu biểu từ thế kỉ X đến thế Thế kỷ XVI Tác phẩm khảo sát Tổng số truyện Số truyện có nhân vật nữ Phần trăm truyện có nhân vật nữ

Thiền uyển tập anh 87 0 0%

Việt điện u linh 27 4 14.8%

Lĩnh Nam chích quái 34 10 29.4%

Nam Ông mộng lục 31 4 12.9%

Thánh Tông di thảo 19 11 57.9%

Xuất hiện bên cạnh những thánh nhân, thiền sư, những nhân vật tài đức lỗi lạc, người phụ nữ trong văn học giai đoạn này hầu như mới chỉ được miêu tả hoặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn hạnh - Nam ông mộng lục, Truyện Mỵ Ê - Việt điện u linh), hoặc những nhân thần

chính diện (Truyện Nhị Trưng phu nhân, Truyện Hậu thổ phu nhân - Việt điện u

linh) hay trong hình ảnh những u hồn trệ phách, yêu ma quỷ quái (Chuyện yêu nữ

Châu Mai - Thánh Tông di thảo) để chứng minh thuyết giáo cho tư tưởng xã hội.

Nàng Mỵ Ê, Vũ Nương, Chiêu Quân… được các thi sĩ Hồng Đức khen ngợi cũng đều xuất phát từ tấm lòng: “Thờ chúa, thờ chồng hết tấc thương/ Một mình lọn đạo

việc cương thường” hay tấm lòng thuỷ chung, trinh liệt của họ. Trong Nam Ông

mộng lục, ta thấy xuất hiện tấm gương người phụ nữ nhân hiếu lễ nghĩa, hiền đức,

tiết liệt đó là Công chúa Thiều Dương, vợ viên đầu mục Ngô Miễn, Gia Huệ hoàng hậu và Ni sư họ Phạm.

Họ được ngợi ca là “nghĩa phụ”, “trinh liệt”, “trinh thuần” là bởi vì họ đã có những hành động, những cách ứng xử mà Nho gia và những người theo quan điểm nam quyền khuyến khích, ngưỡng mộ. Mặc dù người phụ nữ đã dần xuất hiện nhiều hơn trong văn học giai đoạn này, song toàn bộ phẩm chất, giá trị của họ luôn được nhìn bằng đôi mắt của nam giới. Miêu tả người phụ nữ, các nhà văn thiên về tô đậm đức hạnh siêu phàm, chí khí hơn người của người phụ nữ mà thiếu đi đời sống nội tâm đa dạng của họ. Hình ảnh những người phụ nữ trong gia đình cũng được khắc họa khá rõ nét: Đó là người con gái có hiếu thương xót cha mà chết: Truyện “Văn tang khí tuyệt” kể chuyện công chúa Thiều Dương khi đang ở cữ thì vua Thái Tông ốm đã hơn mười tháng rồi, bà nhiều lần sai người đến vấn an nhưng họ đều nói dối là vua đã bình phục. Đến hôm vua mất, công chúa hỏi có phải vua qua đời không, người hầu lại nói dối, bà không nghe, khóc thương, kêu gào đến đứt hơi mà chết (Truyện số 6). Truyện “Phu thê tử tiết” kể lại một câu chuyện về người đàn bà sẵn sàng xem thường cái chết, dám hi sinh thân xác để thực hiện thuyết “tòng phu”: Năm Đinh Hợi, niên hiệu Vĩnh Lạc, vào ngày đại quân bình định đất Giao Chỉ, có một người đầu mục tên là Ngô Miễn nhảy xuống nước tự tử, vợ là Nguyễn Thị ngửa mặt lên trời than rằng: “Chồng thiếp thờ chủ, một đời hưởng lộc, từ bậc Trung quan lên đến chức quan trong Chính phủ. Nay chết vì tiết nghĩa là đúng chỗ vậy, có gì phải oán thán? Thiếp nếu ham sống, há phải không có nơi? Nhưng đạo chồng, ơn vua, nếu vì nhất thời mà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mang tội phụ bạc, ta không nỡ, thà rằng theo nhau vậy!”. Nói đoạn, cũng nhảy xuống nước mà chết. Người phụ nữ này được khen ngợi là tấm gương liệt nữ vì bà đã dám “coi cái chết nhẹ tựa lông hồng”, dám hy sinh thân xác để bảo vệ danh tiết, chứng minh lòng trinh liệt: “Than ôi… đến như Nguyễn Thị, là kẻ đàn bà, khi lâm nguy còn hiểu được tiết lớn, biết chồng chết đáng chỗ mà không oán thán, lại biết trọng nghĩa xem thường cái chết, coi nhẹ cái chết như được trở về, có thể nói là người đàn bà hiền thục vậy” (Truyện số 10). Hay tấm lòng một người mẹ hiền thấy con đi vào chỗ chết mà không đang tâm: Gia Huệ hoàng hậu là vợ vua Duệ Tông, khi vua đi đánh giặc không trở về, bà xuống tóc làm ni sư. Vua Nghệ Tông đưa con bà lên ngôi, bà vì con mà xin thoái vị không được, bèn khóc nói với người thân: “Con ta phúc mỏng, khó kham nổi ngôi cao, chỉ để chuốc họa mà thôi. Cố chúa lìa trần, kẻ vị vong này chỉ muốn chết, không muốn nhìn thấy thế sự, huống chi con ta lại sắp gặp nguy khốn?”. Đến khi Linh Đức bị phế ai cũng phục bà vì “biết nhìn người, giỏi tiên tri và cảm kích vì lòng thành thờ vua, về đức kiên định của người vợ” (Truyện số 5). Viết về những người phụ nữ trung trinh tiết liệt, tác giả Ngô Sĩ Liên ca ngợi như tấm gương sáng ngời, ghi vào sử sách lưu danh hậu thế: “Công chúa Thiều Dương nghe tin Thái Tôn băng, kêu gào mãi rồi chết; Lê thị nghe tin chồng chết không ăn mà chết; Mỵ Ê phu nhân tiết nghĩa không lấy hai chồng, trầm mình mà chết theo chồng; mấy người ấy nét thuần hiếu trinh khiết trên đời thực không có mấy, vua bấy giờ nêu khen là phải lắm, để khuyến khích đời sau” [13; 540].

Qua việc tìm hiểu hệ thống nhân vật ở trên, chúng tôi thấy rằng hầu hết nhân vật có tên tuổi, quê quán, địa danh…có thực: “Lê Quát, tự là Bá Quát, người Thanh Hóa. Thưở nhỏ ông đi du học ở kinh đô. Trong số bạn bè có người làm quan, phụng mệnh đi sứ Yên Kinh…” (Truyện số 24). “Phạm Ngộ, Phạm Mại là người Trang Nhân, đất Giao Chỉ, vốn học Chúc, anh tên là Kiên, em tên là Cố, đều đỗ đại khoa khi còn niên thiếu…” (Truyện số 20).

Nhân vật “người thực” là những tấm gương điển hình (Xây dựng nhân vật điển hình là tính chất của kí hiện đại). “Kí dựng lại những sự thật đời sống cá biệt một cách sinh động, chứ không xây dựng những hình tượng mang tính khái quát”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

[32; 163]. Đối tượng miêu tả của truyện ký là những nhân vật xuất sắc trong lịch sử như các vị vua, người anh hùng… Song thực tế cho thấy rằng truyện ký trung đại chưa tạo nên được những điển hình rõ rệt vì ngoại hình nhân vật không được miêu

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm thể loại nam ông mộng lục (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)