1.3.2.1 Quan niệm coi Nam Ông mộng lục là truyện ngắn trung đại
Nguyễn Đăng Na cho rằng: “…Để hình dung một cách đầy đủ diện mạo cùng số phận của thể loại truyện ngắn, chúng tôi đã đưa vào phần tuyển chọn hầu như tất cả những tác phẩm mang dáng dấp tự sự mà hiện nay còn lưu giữ được và sắp xếp chúng theo thời gian. Thiết nghĩ, nếu chỉ tuyển những truyện có đầy đủ “tiêu chuẩn” theo quan niệm của truyện ngắn hiện đại thì chúng ta sẽ tự làm nghèo đi những gì ta đã có, sẽ không chú ý đến tính đặc thù của văn học trung đại mà chỉ thấy trái chín mà không thấy quá trình gieo hạt nảy mầm, quá trình lớn lên của cây qua bão dông năm tháng…”[50; 45]. Trên cơ sở ý kiến trên, Nguyễn Đăng Na tuyển chọn cả các tác phẩm khác mang tính chất tôn giáo hoặc văn học dân gian như:
Thiền uyển tập anh, Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái lục vào tuyển tập truyện
ngắn trung đại. Ông cho rằng Nam Ông mộng lục thuộc loại truyện ngắn và: “Hồ
Nguyên Trừng là người đầu tiên viết truyện rất ngắn” [15; 28-36]. Để chứng minh
cho điều đó, ông tuyển một số thiên truyện “Chuyện về Nghệ Vương”, “Sự thần dị của Minh Không” “Bài thơ dùng lời trung để can gián”, “Áp Lãng chân nhân” trong
tác phẩm này vào quyển Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Tập 1 (truyện
ngắn) [50]. Ngô Văn Phú cũng cho rằng Nam Ông mộng lục là“loại truyện ngắn mi
ni” [61; 104].
Vấn đề phân loại truyện ngắn là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp.
Nguyễn Đăng Na nhận thấy việc xác định và xếp Nam Ông mộng lục vào loại
truyện ngắn cũng chỉ mang tính chất tương đối. Ông nêu vấn đề khó nhất là tách “truyện” ra khỏi truyện kí “đối chiếu các thiên trong văn xuôi tự sự, nếu thấy thiên nào phù hợp với truyện thì đưa sang tiểu loại truyện, thiên nào chưa đủ tiêu chuẩn sẽ xếp sang tiểu loại kí” [50; 16]. Trong các công trình của mình, nhà nghiên cứu
Nguyễn Đăng Na cũng cho rằng trong Nam Ông mộng lục có một số thiên truyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cũng chưa tách bạch truyện, ký, thi thoại: Thiên truyện “Bài thơ dùng lời trung để
can gián” (Truyện số 21) được ông đưa vào tuyển tập Văn xuôi tự sự Việt Nam thời
trung đại (Truyện ngắn) song trong quyển Nam Ông mộng lục ông lại cho rằng thiên truyện này là thi thoại...
Cùng chung với ý kiến về truyện ngắn trung đại, trong bài viết “Thi pháp truyện ngắn trung đại Việt Nam”, tác giả Trần Nho Thìn đã nhận xét: “Thay vì dùng khái niệm có tính chất khái quát, người xưa có tên gọi riêng cho mỗi cuốn sách (chí, lục, phả, bút, tùy bút, kí, kí sự, thuyết…). Ngay trong một cuốn sách lại có những tác phẩm không hoàn toàn giống nhau về đặc trưng thể loại, có những tác phẩm khá giống với truyện ngắn hiện đại, nhưng cũng có những tác phẩm hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu của truyện ngắn” [76; 143].
Những nhận định trên khẳng định không phải thiên truyện nào cũng có thể xếp vào loại truyện ngắn mà có những thiên thuộc vào loại kí, thi thoại…Vì thế, nếu
Nam Ông mộng lục xếp vào loại truyện ngắn thì chưa mang được đầy đủ đặc điểm
thể loại của tác phẩm này.
1.3.2.2 Quan niệm coi Nam Ông mộng lục thuộc thể loại tiểu thuyết
Trần Nghĩa đã đưa ra danh mục và phân loại tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, trong đó nêu ra 7 loại tiểu thuyết (bút ký, chí quái, truyền kỳ, lịch sử, công án, diễm tình, du ký).
Ông xếp Nam Ông mộng lục vào tiểu thuyết chữ Hán thời trung đại (tiểu
thuyết bút ký) và cho rằng: Nam Ông mộng lục là “một trong những tác phẩm mở
đầu cho dòng tiểu thuyết chữ Hán nước ta” [53; 3-16]. Quan điểm này được ông
đưa ra khi ông dẫn lại lời tựa cuốn Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng – nhà
văn đã nhắc tới khái niệm “tiểu thuyết”: “Mỗi khi nghĩ tới việc này, tôi lại đi sưu tầm chuyện cũ nhưng đã bị mất mát gần hết, chỉ còn lại hai trong số trăm phần, tập
hợp lại thành sách đặt tên là Nam Ông mộng lục…Tuy chỉ đóng khung trong tiểu
thuyết nhưng cũng giúp chút ít cho những lúc nhàn đàm”. Để chứng minh cho quan
điểm của mình, nhà nghiên cứu Trần Nghĩa đã nhận xét: “Hồ Nguyên Trừng vẫn chưa ý thức được sự khác nhau căn bản giữa tác phẩm của ông với một cuốn sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
qua trí nhớ trong đó không ít tình tiết câu chuyện được trình bày theo ngòi bút hư cấu nghệ thuật, cũng là một lợi thế mà nhiều tác giả về sau đã chăm chú khai thác. Nghĩa là ông tuy viết tiểu thuyết mà vẫn chưa nhận ra đặc trưng thể loại của nó” [53; 3-16].
Trong số 7 loại tiểu thuyết ở trên, Trần Nghĩa xếp Nam Ông mộng lục vào
loại tiểu thuyết bút ký. Khái niệm “tiểu thuyết bút ký” (còn gọi là tiểu thuyết “chí nhân”) được ông định nghĩa như sau: “gồm những mẩu chuyện ngắn, những “dị văn, dật sự” liên quan đến các anh hùng dân tộc, các danh nhân lịch sử, văn hóa được ghi lại chủ yếu không phải bằng “hư bút” mà bằng “tín bút”. Ngay cả phần mà chúng ta thấy là “hư bút” cũng được tác giả hồi đó quan niệm như “kỷ thực”, “thực lục” nghĩa là thấy sao chép vậy, không thêm không bớt” [53].
Trong một bài viết khác, Tạ Ngọc Liễn đã cho rằng Nam Ông mộng lục
thuộc vào loại “những tập tản văn (mang tính chất tiểu thuyết), xưa nhất còn bảo
lưu được” [47; 66-69]. Khái niệm “tản văn” mà Trần Ngọc Liễn nói ở trên làm cho
chúng ta nghĩ rằng đây là tác phẩm thuộc loại “ký” chứ không hẳn là tiểu thuyết. Qua ý kiến trên, chúng tôi nhận thấy từ “tiểu thuyết” mà Hồ Nguyên Trừng nói có nghĩa là “chuyện vặt”. Với người Trung Quốc, họ gọi các loại truyện là tiểu thuyết: (Đoản thiên tiểu thuyết – truyện ngắn, trung thiên tiểu thuyết – truyện vừa, trường thiên tiểu thuyết – truyện dài). Song người Việt Nam thường dùng khái niệm “tiểu thuyết” để chỉ loại truyện có dung lượng lớn: “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [32; 328] chứ thường không gọi các loại truyện khác là tiểu thuyết. Khái niệm “tiểu thuyết” mà nhà nghiên cứu Trần Nghĩa đưa ra cũng là một cách định danh thể loại. Tuy
nhiên, những căn cứ để xếp Nam Ông mộng lục vào loại “tiểu thuyết bút ký” khiến
cho chúng ta không khỏi băn khoăn vì những đặc điểm chính của “tiểu thuyết bút ký” là các “mẩu chuyện ngắn”, những truyện “dị văn”, hư cấu có yếu tố kì ảo gợi cho ta thấy tính chất truyện; còn “thấy sao chép vậy, không thêm không bớt” là đặc điểm của ký. Vì vậy, chúng tôi thiết nghĩ nên chăng dùng một khái niệm khác để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.3.2.3 Quan niệm coi Nam Ông mộng lục thuộc loại ký
Có khá nhiều nhà nghiên cứu nhận ra Nam Ông mộng lục có tính chất ghi
chép (ký). Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường trong sách Từ điển văn học Việt
Nam đã cho rằng đây là “một hồi kí về thời Lí Trần” [4; 227-230]. Nguyễn Huệ Chi
cũng cho chúng ta thấy giá trị đặc sắc của tác phẩm này về mặt thể loại: “…Cuốn
sách là một tập ghi chép về các mẩu chuyện “người thiện”,“người tài” của nước Đại
Việt” [31]. Còn Nguyễn Đức Vân – Tuấn Nghi nhận xét về Nam Ông mộng lục:
“ghi chép được một vài sự thực có thể bổ sung cho văn học và sử học thời Lí Trần” [15; 255]
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhận ra đây không phải là tác phẩm thuộc loại ghi chép đơn thuần mà khi phân loại cụ thể hơn “một số thiên có yếu tố li kì ở đây có thể xem như những truyền kì, giai thoại; một số thiên ở cuối sách có thể xem như những thi thoại lí thú, cùng với ý nghĩa của chúng” [4; 227- 230]. Vậy,
nếu cho rằng Nam Ông mộng lục thuộc loại ký là chưa bao quát được tất cả các thể
loại mà nó dung chứa.
1.3.2.4 Quan niệm coi Nam Ông mộng lục là truyện ký
Đinh Gia Khánh nói rõ về đặc điểm thể loại của Nam Ông mộng lục: “có thể
coi cuốn sách này như một tập truyện kí đời Trần và trong đời Hồ” [39; 135- 138].
Theo ông, cũng như nhiều tác phẩm tự sự thời Trần, Nam Ông mộng lục có tính
chất truyện ký, thể hiện ở chỗ: “chủ yếu mới làm việc ghi chép những sự tích từ đời trước truyền lại hoặc mắt thấy tai nghe, chứ chưa có tham vọng sáng tác, thậm chí phóng tác”. Như vậy, Đinh Gia Khánh đã chỉ ra một trong những đặc điểm quan trọng của truyện thời Lý – Trần là tính chất ghi chép chứ không phải là sáng tác hư cấu của tác giả. Ở đây, tác giả chỉ là người sưu tầm, ghi chép lại những truyện kể
của người thời trước. Để khẳng định tính chất truyện ký của Nam Ông mộng lục,
giáo sư Đinh Gia Khánh chứng minh rằng các thiên truyện trong đó có tính chất ghi chép: “Sách gồm 28 truyện ngắn, không những chép sự kiện lịch sử như thiên thứ nhất (Nghệ vương thủy mạt) chép sự việc đời Trần Nghệ Tông, thiên thứ 9 (Dũng lực thần dị) chép việc Lê Phụng Hiểu phá giặc, v.v… mà còn chép cả sự việc liên quan đến những nét sinh hoạt về mọi mặt của xã hội nước ta đời Lý và đời Trần. Có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
những thiên chép việc liên quan đến tăng lữ…Có những thiên chép sự tích các nhà nho…Có những thiên chép sự việc kỳ lạ, lý thú…Lại có thiên đề cập tới vấn đề thơ
văn…” [39; 135- 138].
Với nhà nghiên cứu Nguyễn Phạm Hùng, ông cho rằng Nam Ông mộng lục
thuộc loại truyện kí khi viết: “Tác phẩm của Hồ Nguyên Trừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho khuynh hướng văn học mang cảm hứng đạo lý của thời kỳ Trần - Hồ. Hơn nữa, nó là sự bù đắp cần thiết cho những thiếu hụt của văn xuôi tự sự ở thời kỳ này ở thể tài truyện ký” [36].
Ngay từ nhan đề của Nam Ông mộng lục ta đã thấy phần nào về thể loại của
tác phẩm “lục” (có nghĩa là ghi chép). Tuy nhiên không hoàn toàn như vậy. Trong
văn học trung đại, ta thường nói tới một số các thể loại ghi chép như chí, lục, phả,
bút, tùy bút, kí, kí sự, thuyết …
Khái niệm “lục” được sách Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh định nghĩa:
Lục: Viết sao lại – Biên chép – Ghi vào sổ [1; 247].
Hầu hết các tên gọi thể loại như chí, kí, lục đều là vay mượn của sử để chỉ những thể loại khác biệt với sử, do đó “không nên xem đó là căn cứ duy nhất để đặt
tên thể loại” (Trần Đình Sử). Hồ Nguyên Trừng đặt tên tác phẩm là Nam Ông mộng
lục. Song tác phẩm thực tế liệu có phải chỉ là những ghi chép như nhan đề của tác
phẩm đã nói? Hay là thuộc thể loại nào?
Ngoài khái niệm “truyện” đã trình bày định nghĩa chung ở trên, chúng tôi muốn nói thêm về nguồn gốc và đặc trưng của khái niệm này để dễ dàng phân biệt với khái niệm khác. Theo chuyên khảo “Văn học Lí Trần – nhìn từ thể loại” của Nguyễn Phạm Hùng thì “truyện” xuất phát từ phạm trù “kinh truyện” trong học thuật Trung Quốc cổ đại, lúc đầu nó là “ghi ví dụ minh họa” nhưng về sau khái niệm này được mở rộng phạm vi là văn “ghi chép sự việc”. Nguyễn Phạm Hùng cũng phân biệt rất rõ truyện với tiểu thuyết: “Mọi hình thức hư cấu bịa đặt dài ngắn khác nhau đều là tiểu thuyết (…). Mọi hình thức ghi chép tiểu sử đều là truyện” [34; 336].
Tuy nhiên khái niệm “truyện” không chỉ có nghĩa là “ghi chép sự việc” như lúc ban đầu. Trong văn học Lý – Trần, truyện chú ý hơn tới nhân vật mà coi nhẹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
những cốt truyện, tình tiết…[34; 336]. Truyện có mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử nhưng không phải là sử, người Việt Nam gọi “hình thức tự sự có thể kể lại được, có nhân vật có cốt truyện, có hư cấu” là “truyện” [34; 336]. Như vậy, có nghĩa rằng chỉ những văn bản nào có “nhân vật”, “cốt truyện” có thể kể lại được mới là “truyện”.
Từ thực tế trên, chúng tôi lấy “thiên” làm đơn vị để xác định thể loại. Việc phân loại các “thiên” sẽ là cơ sở để chúng tôi khái quát thể loại của tác phẩm. Trong
Nam Ông mộng lục, chúng ta bắt gặp những thiên có thể xếp vào loại truyện vì nó
“là một đơn vị hoàn chỉnh” với “hai hạt nhân tạo nên truyện là nhân vật và cốt truyện” [50; 16] như truyện số 1, truyện số 8, truyện số 14… Nhận xét này của chúng tôi theo quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu như Nguyễn Đăng Na, Nguyễn Phạm Hùng…
Nhiều thiên truyện khác là những ghi chép của Hồ Nguyên Trừng về những điều chính ông “kiến văn” (tai nghe, mắt thấy) và nhân vật của chúng được ông xem như tấm gương sáng ở đời. Loại tác phẩm này không thể xếp vào “truyện” mà phải xếp vào loại truyện ký bởi vì chúng chưa hoặc có ít cốt truyện; còn nặng về tính ghi chép; nhân vật, sự việc được ghi lại như những “mảnh chân dung”, “mẩu việc thiện”….
Hơn nữa, trong Nam Ông mộng lục có một số thiên truyện là các thi thoại. Vì
tính chất trung gian (đan xen thơ, văn xuôi) trong mỗi thiên truyện nên chúng tôi nghĩ rằng cần có sự đánh giá riêng vai trò của những thi thoại này trong việc tìm hiểu thể loại của tác phẩm.
Vì tính chất trung gian, tổng hợp tất cả các thiên, chúng tôi nhận thấy việc
xếp Nam Ông mộng lục vào thể loại truyện kí là hết sức hợp lí để khép lại những
truyện quái dị của văn học thế kỉ X –XIV, hướng tới xu hướng viết truyện “người thật việc thật” và truyện ký này cũng là cây cầu nối bắc sang thể loại truyền kì của văn học ở giai đoạn sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TIỂU KẾT
Trong chương này, chúng tôi trình bày đôi nét về tác giả Hồ Nguyên Trừng,
văn bản Nam Ông mộng lục, tìm hiểu các khái niệm về loại thể, thể loại của văn học
trung đại, các tiểu loại có liên quan, định danh thể loại của Nam Ông mộng lục, từ
đó đánh giá chính xác thể loại của tác phẩm này.
Theo chúng tôi, Nam Ông mộng lục có thể xếp vào thể loại truyện kí vì nó
“nêu ra những việc thiện nhỏ của tiền nhân”, ghi chép “người thực, việc thực” đã được tác giả chứng kiến hoặc nghe kể lại. Với quan niệm văn chương tiến bộ, Hồ Nguyên Trừng đã có điều kiện kế thừa hình thức của thể loại truyện chữ Hán Trung Quốc và có những sáng tạo riêng về thể loại, thể hiện sự cách tân trong tiến trình Việt hóa các thể loại ngoại nhập. Vì thế, những vấn đề lí luận và thực tiễn này là cơ sở
giúp chúng tôi tìm hiểu về mối quan hệ “văn sử” và đặc điểm dung hợp thể loại của Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 2
MỐI QUAN HỆ VĂN SỬ TRONG NAM ÔNG MỘNG LỤC
DƢỚI GÓC ĐỘ THỂ LOẠI 2.1 Những truyện kí có dấu ấn riêng
Bằng hồi ức của mình, tác giả Nam Ông mộng lục đã ghi chép lại những