Những truyện ký viết về người thân của tác giả

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm thể loại nam ông mộng lục (Trang 42)

2.1.1.1 Truyện “Y thiện dụng tâm”

a) Tình huống truyện

Về Thái y lệnh Phạm Bân, nhà văn đã viết một cách trung thực, không dùng hư cấu tưởng tượng. Nhà văn rất linh hoạt khi đã chọn được những sự kiện có liên quan đến nghề nghiệp của người thầy thuốc, song quan trọng nhất là tạo được tình huống đầy kịch tính bất ngờ để làm nổi bật nhân cách của Phạm Bân.

Truyện được kết cấu gồm ba phần: phần đầu giới thiệu về nhân vật người thầy thuốc, phần thứ hai kể về tình huống bất ngờ mà người thầy thuốc gặp phải, phần kết biểu dương công đức của người thầy thuốc. Phần thứ hai là phần chính của câu chuyện, nơi tác giả xây dựng nên tình huống truyện. Một lần, có một người nghèo đến xin Phạm Bân cứu chữa cho một người bệnh đang nguy kịch. Phạm Bân đi ngay, ra đến cửa thì gặp quan Trung sứ theo lệnh vua đến triệu Phạm Bân đến vương phủ khám bệnh cho quý nhân đang bị sốt. Phạm Bân đi khám bệnh cho người bệnh nghèo trước rồi mới đến vương phủ. Vua Trần Anh Tông quở trách, thầy thuốc Phạm Bân tâu bày rõ sự thực. Vua không những hết giận mà còn khen ngợi. Xoáy vào một tình huống bất ngờ nhưng cũng là một sự kiện có thật trong đời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sống, tác giả đã đặt nhân vật vào thử thách trước sự chọn lựa về tình/lí, nhân nghĩa/ trung quân, y đức/tính mạng, danh lợi….Đây quả là một thử thách cam go đòi hỏi bản lĩnh vững vàng. Trước hết, để hiểu được sự lựa chọn của người thầy thuốc, nhà văn đặt Phạm Bân trong mối liên hệ với những người bệnh mà ông sẽ chữa trị: Phạm Bân đã gặp một cảnh ngộ bất ngờ, một bên là người bệnh nghèo (xích tử) nguy kịch (mặt mày xanh lét, máu chảy như xối) cần cứu giúp kịp thời, một bên là chữa bệnh cho quý nhân (cao sang, quyền quý) đang bị sốt theo lệnh đòi của nhà vua. Lựa chọn bên nào trước bên nào sau, cân nhắc nặng nhẹ thế nào đồng thời phải đưa ra quyết đoán nhanh chóng không phải là việc dễ dàng. Chúng tôi lập một sơ đồ

minh họa cho tình huống này. (Sơ đồ 2.1)

2.1 Sơ đồ sự lựa chọn của Phạm Bân

Về lí, “Trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh giữ câu trau mình” người đàn ông trong xã hội phong kiến luôn được giáo dục và đã thuộc nằm lòng “tam cương, ngũ thường”. Trong “tam cương”, mối quan hệ vua- tôi luôn luôn là mối quan hệ rường cột của một đất nước, mà đã trung quân tức là không thể trái mệnh vua, thậm chí vua bảo chết thì cũng phải chết: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”. Nếu như thế, Phạm Bân không thể trái lệnh và phải đi chữa bệnh cho

Phạm Bân - Người bệnh nghèo được cứu sống - Thầy thuốc có thể mất mạng - Người bệnh nghèo có thể chết - Tính mạng thầy thuốc được bảo toàn Chữa cho người bệnh

nghèo trước

Chữa bệnh cho quý nhân trước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quý nhân trước. Nghe có vẻ rất hợp lí. Song thấy người bệnh nghèo nguy kịch, không biết trông cậy vào đâu, trong phút cấp bách, người thầy thuốc đã chọn tình thay cho lí. Ông đã đi chữa bệnh cho người dân nghèo trước dù có vi phạm trung quân, phải chịu phạt, thậm chí mất mạng cũng cam lòng. Đó là điều đáng quý về sự hi sinh quên mình vì người bệnh. Dường như bản tính thiện luôn thường trực trong con người thầy thuốc này.

Đây là tình huống thử thách làm nổi bật sự lựa chọn sáng suốt của Phạm Bân. Trước hết, đó là một sự lựa chọn hợp lí, hợp tình, ông nói rằng: “Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu”. Điều đó chứng tỏ ông rất hiểu hoàn cảnh của người dân nghèo (không có tiền, không có quyền) và rất thương xót họ; ông cũng thông minh, tỉnh táo khi biết trông cậy vào vị vua tài đức: “Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát”. Tình huống này cũng là cơ hội để ông tỏ lòng trung với vua, ca ngợi vị minh quân nhân đức. Lòng nhân đức cũng phải biết phát huy đúng chỗ: Vừa trung vua giữ được phận làm tôi, lại vừa nhân nghĩa. Vì thế, một nhà vua sáng suốt không thể trách tội ông. Trong truyện này, nhà văn thật sự sáng tạo: Qua một tình huống nhỏ mà vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật được khắc họa rõ nét, câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn. Tình huống này gắn liền với hoàn cảnh có thật và tính chất đương thời của câu chuyện được ghi chép lại trong khoảng thời gian tác giả sống nên tác phẩm mang tính chất truyện ký rất rõ nét.

b)Hình tượng nhân vật

Ngay trong phần đầu của câu chuyện, tác giả đã vẽ lên những nét phác họa ban đầu về thầy thuốc Phạm Bân. Bằng điểm nhìn của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, tác giả giới thiệu họ tên, gia thế, chức vị và thậm chí cả quan hệ với người kể chuyện để làm cho câu chuyện chân thực hơn: “Ngoại tổ của Trừng là Phạm công, húy là Bân, gia thế làm nghề y, giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương”. Đây là nét thường thấy trong văn học trung đại khi ghi chép về một cá nhân nào đó. Nhưng khác biệt ở chỗ đây là nhân vật có thật, được chính tác giả kể lại và đảm bảo tính chân thực bằng quan hệ của cá nhân mình. Với những chi tiết chọn lọc, nhà văn dựng lên bức chân dung về người thầy thuốc nhân nghĩa: “Ông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đem hết của cải trong nhà ra mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp kẻ tật bệnh, cơ khó, ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị”. Một việc thiện thật đáng quý! Chúng ta có thể gặp những tấm gương lương thiện như thế. Nhưng hơn cả việc thiện là tấm lòng thầy thuốc hết mình vì người bệnh: cứu “những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật” thậm chí “bệnh có dầm dề máu mủ, ngài không hề né tránh”. Vì thế, ông thật xứng đáng được người đời trọng vọng.

Tuy nhiên, giống như “lửa thử vàng”, khi Phạm Bân được đặt vào trong hoàn cảnh thử thách thì những phẩm chất tốt đẹp của ông mới được tỏa sáng. Trước sự nguy kịch của người bệnh, ông khẩn trương đi ngay. Đúng lúc đó, vua triệu ông tới khám bệnh cho quý nhân trong cung. Ông quyết định đi cứu người bệnh nghèo bất chấp lời dọa nạt của quan Trung sứ và thậm chí ông có thể bị vua trách tội. Ở đây, tính cách nhân vật được bộc lộ qua hành động và lời nói. Hành động khẩn trương mau lẹ đi cứu người bệnh, từ chối lời quan Trung sứ của Phạm Bân cho ta thấy sự dứt khoát, khẳng khái trong tính cách: việc nhân nghĩa trong lúc cấp bách không thể bỏ qua. Y đức sáng ngời của người thầy thuốc được bộc lộ. Lời nói của Phạm Bân chứng tỏ sự ngay thẳng đến quyết liệt, không run sợ trước cường quyền song vẫn chứa chan tinh thần nhân nghĩa: “Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu”. Đọc truyện này, chúng ta cảm phục tài năng, đức độ và sự hi sinh quên mình vì người bệnh của người lương y Phạm Bân. Vì vậy, khi hiểu rõ sự tình, vua Trần Anh Tông hết lời khen ngợi bậc lương y chân chính vừa giỏi nghề nghiệp lại có tấm lòng nhân đức, vua cho rằng những việc làm như thế luôn luôn cần được khuyến khích, nêu gương. Kết truyện, tác giả ngợi ca hậu duệ của Phạm Bân cũng là để nói tiếng thơm của ông đã vang danh nơi hậu thế: “Về sau, con cháu của ngài làm quan, làm lương y đến hàm ngũ phẩm, tứ phẩm có tới hai ba vị. Người đời

đều khen ngợi họ không để sa sút nghiệp nhà”. Sách giáo viên Ngữ Văn 6, Tập 1

có viết: “Đây là thắng lợi vẻ vang của y đức, của bản lĩnh trong đó có lòng nhân ái và trí tuệ. Lời văn kết thúc truyện nói về con cháu của Thái y lệnh và sự ngợi khen của người đời đối với gia đình ông dựa trên thuyết nhân quả và theo quan niệm của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

truyền thống dân tộc: Ở hiền gặp lành đã tạo nên sự thăng hoa cho y đức và bản

lĩnh đó” [59 ; 224].

Tác phẩm không kể lại toàn bộ cuộc đời nhân vật mà chỉ ghi chép lại một tình huống, một khoảnh khắc của nhân vật ấy. Nhiều truyện trung đại thường kể về nhân vật từ khi sinh ra tới khi mất đi nhưng truyện ký tập trung thể hiện tấm gương “người tốt , việc tốt” trong hiện tại và chỉ tập trung vào biểu dương việc tốt - một mảnh ghép cuộc đời chứ không phải kể lại toàn bộ cuộc đời nhân vật. Với đặc điểm đó, “Y thiện dụng tâm” là một truyện ký khá hoàn chỉnh, tiêu biểu cho thể loại của

Nam Ông mộng lục.

b) Truyện “Thi triệu dư khánh”

Thơ xuất hiện khá nhiều trong các thiên truyện của Nam Ông mộng lục:

khi thơ nằm trong truyện để thể hiện nội dung câu chuyện (Truyện số 11, số 17…),

có khi Hồ Nguyên Trừng viết về thơ, tác giả và lời bình. Song, trường hợp sử dụng thơ để nói về cuộc đời và phẩm chất nhân vật không nhiều, mà lại là truyện nói về cuộc đời của một người có quan hệ gần gũi với tác giả thì càng ít.

Trước hết, tác giả kể lại tỉ mỉ chân thực họ tên, tính tình, tài năng của nhân vật. Cách giới thiệu này khá quen thuộc: “Ngoại tổ của thái phụ Trừng tôi là Nguyễn công, húy là Thánh Huấn, phụng sự Trần Nhân vương, làm quan đến chức Trung thư thị lang. Tính cụ rất nhân hậu, đỗ cao từ thưở thiếu thời, giỏi nhất là làm thơ, đương thời không ai địch nổi”. Và để cho khách quan, tác giả đã mượn lời của người đời để khẳng định: “Người đời sau tôn cụ làm “Nam phương thi tổ”.

Câu chuyện sẽ có sức thuyết phục hơn khi tác giả chứng minh những đánh giá ở trên bằng câu chuyện về thơ và cuộc đời của Nguyễn Thánh Huấn: “Cụ có bài

thơ Điền viên mạn hứng trong đó có câu:

Chim làm tổ trong rừng, hãy ngừng chặt cây, Kiến tụ gò dưới đất, chưa cày cấy vội.

Có một bậc thức giả khen rằng: “Lòng nhân ái của cụ thương tới loài vật, ắt sẽ có thừa phúc lành”. Về sau, con gái cụ lấy tằng tổ của tôi, sinh ra thái phụ tôi và thứ phi của Trần Minh Vương. Thứ phi lại sinh ra Nghệ Vương.

Khi cụ mất được phong theo điển lễ tôn vinh, phúc nhà ngày càng dồi dào, quả đúng như lời của bậc thức giả nọ.” (Truyện số 28)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Câu chuyện về thơ báo vận mệnh là chuyện thường gặp trong văn học trung

đại. Bài thơ cho ta thấy phúc lộc dồi dào đã được ban cho bản thân Nguyễn Thánh

Huấn và con cháu của cụ: Khi cụ mất được phong tặng theo điển lễ tôn vinh, con gái cụ, cháu gái cụ (thứ phi của Trần Minh Vương) là người hiển quý, cháu ngoại ba đời là vua Trần Nghệ Tông. Tác giả chỉ nói về một nhân vật mà gợi ra cả một dòng họ với những tên tuổi lưu danh nơi sử sách. Thật là một danh gia vọng tộc, đáng ca ngợi.

Câu chuyện về Nguyễn Thánh Huấn gợi cho tác giả tiếp tục hướng vào chính bản thân mình, bởi ông là cháu ngoại bốn đời: “Đến ngay cả cháu ngoại bốn đời của cụ như Trừng tôi hiện nay xuất thân từ nơi hang tối, chuyển tới cây cao, một đoạn ngòi thừa lạm ngang với vật quý. Nếu không phải phúc trạch của tổ tiên chưa hết, thì cũng là bởi sinh ra gặp thời thánh chúa, gội nhuần đức nhân của vua Nghiêu mà có sự đãi ngộ lạ lùng như vậy chăng?”. Dùng câu văn cảm thán với những lời lẽ khoa trương, bóng bẩy, tác giả ca ngợi gia tộc mình, ca ngợi vị vua mà mình phụng sự. Đây là trường hợp duy nhất trong tác phẩm tác giả nói về cảnh ngộ của mình với tư cách cá nhân: “xuất thân từ hang tối” “chuyển tới cây cao” là nhờ “phúc trạch tổ tiên” và “gặp thời thánh chúa”. Những câu văn này có lẽ liên quan tới cuộc sống hiện tại của ông chăng? Hồ Nguyên Trừng bị bắt về Trung Quốc, gia đình bị ghép vào tội phản nghịch nhưng nhờ có tài mà ông được ân xá và trọng dụng làm quan tới chức Thượng thư bộ Công. Hơn nữa, tác phẩm được viết ở Trung Hoa và điều kiện in ấn chắc chắn sẽ chi phối tới ngòi bút của ông. Song về cơ bản, nhiều nhà nghiên cứu vẫn bênh vực ông “không phải là kẻ chủ động phản bội Tổ quốc mà chỉ là một kẻ chiến bại chịu khuất phục trước hoàn cảnh” (Đinh Gia Khánh) và “không hề thấy một dụng ý đen tối nào” (Nguyễn Huệ Chi). Do vậy, theo chúng tôi việc tác giả viết như vậy không có gì đáng chê về nhân cách.

“Thi triệu dư khánh” viết bằng bút pháp linh hoạt: vừa là ghi chép về chuyện một người tài lại là một tự sự của chính bản thân tác giả, vừa là truyện vừa là thơ mà vẫn rất nhuần nhị tự nhiên, vừa mang tính chất tự truyện lại vừa mang tính chất hồi ký...

Qua hai truyện trên, chúng ta đều thấy sự xuất hiện của người kể chuyện là tác giả xưng “tôi” như một nhân chứng trực tiếp cho câu chuyện. Thông thường, do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tính chất “phi ngã”, người kể chuyện thường ở ngôi thứ ba, cái tôi rất ít khi có mặt, nếu có thì cũng vẫn đại diện cho “cái ta” mang phẩm chất của cả cộng đồng chứ

không phải “cái tôi” riêng của cá nhân như: Trần Quốc Tuấn (Hịch tướng sĩ) Lê Lợi

(Bình Ngô đại cáo) xưng “ta” với địa vị những người chủ tướng đứng đầu cuộc kháng chiến, đại diện cho toàn dân tộc. Còn người kể chuyện xưng “tôi” ở đây hoàn toàn mang tư cách cá nhân. Người kể chuyện này được nói tới ngay ở đầu truyện, thể hiện bản ngã của mình: “Ngoại tổ của Trừng là Phạm công, húy là Bân, gia thế làm nghề y…” (Truyện số 8) và “Ngoại tổ của thái phụ Trừng tôi là Nguyễn công, húy là Thánh Huấn…”. Đặc biệt, ở truyện về Nguyễn Thánh Huấn, đến cuối truyện, người kể chuyện đã chuyển hóa thành nhân vật “tôi” thật độc đáo, làm cho câu chuyện mang tính chất “tự truyện”. Điều này đã chứng tỏ sự trung thực, mang tính chất ghi chép của truyện kí, người đọc bị thuyết phục vì đây là hoàn toàn là sự thật, nhân vật là những người trong dòng họ của tác giả, thậm chí gắn liền với chính cuộc đời của tác giả. Người kể chuyện là tác giả xưng “tôi” ở đây cũng tạo được hiệu quả đặc biệt, nó tạo ấn tượng về hoàn cảnh đương thời, đang xảy ra. Hơn nữa, người đọc và người kể như đang đối thoại với nhau rất gần gũi trong câu chuyện.

Từ người kể chuyện là tác giả mang tính chủ quan dẫn tới những thiên truyện này có điểm nhìn nghệ thuật từ tác giả xưng “tôi”. Trước hết, nó bộc lộ ở việc tác giả sử dụng cách xưng danh tên riêng (Trừng) chứ không phải xưng là “tôi”, “ta” (ngã, dư) như thường thấy trong văn trung đại. Cách xưng hô này gợi lên sự khiêm tốn của người kể chuyện nhưng quan trọng hơn chúng ta thấy được vai trò quan trọng của một người chứng kiến câu chuyện và kể lại. Có lẽ không có nhiều tác giả xưng tên mình trong tác phẩm. Vì thế, câu chuyện mang tính chủ quan, tác giả có điều kiện bảo vệ quan điểm, tự do bộc lộ những suy nghĩ của mình…

Qua hai truyện viết về người thân của tác giả, ta thấy tác giả viết bằng lối ghi

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm thể loại nam ông mộng lục (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)