Được viết ra với mục đích “dương tiền nhân chi phiến thiện”, các nhân vật mà nhà văn Hồ Nguyên Trừng xây dựng đều là người thiện, tấm gương tiêu biểu cho truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Những nhân vật chính sử, nhân vật dã sử, nhân vật tôn giáo trong các thiên truyện mang tính chất truyện đều là nhân vật có thật, là người tốt: Truyện số 8, truyện số 28 nói về người cùng dòng tộc với Hồ Nguyên Trừng… “Ngoại tổ của Trừng là Phạm công, húy là Bân, giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh vương…”(Truyện số 8) hoặc có những chuyện tác giả được nghe người quen kể lại: “Chân nhân họ La, không rõ tên, người ta đều gọi ngài là Áp Lãng. Từ khi còn trẻ, ngài đã từ bỏ vợ con theo học Đạo. Hậu duệ của ngài có La Tu, đỗ Tiến sĩ, làm quan dưới thời Trần Nghệ vương, tới chức Thẩm hình viện ty rồi mất. Chính tôi biết người này” (Truyện số 13); hoặc có nguồn gốc lai lịch rõ ràng (Truyện số 14, 15..). Trong các truyện ký mang tính chất truyện, chúng ta thường gặp hai loại nhân vật: Nhân vật là “người thực” (trong các truyện không có yếu tố kì ảo) và nhân vật tôn giáo (trong các truyện có yếu tố kì ảo). Loại nhân vật “người thực” được xây dựng với bút pháp tương tự như các truyện mang đậm tính chất ký. Ở đây chúng tôi muốn nói rõ hơn về những nhân vật tôn giáo bởi vì loại nhân vật này được xây dựng bằng ngòi bút hư cấu tưởng tượng nhưng vẫn mang những nét của nhân vật truyện ký.
Nhiều truyện ký mang tính chất truyện là những truyện có yếu tố kì ảo nên nhân vật thường là nhân vật tôn giáo uy tín và tài năng (truyện số 3, số 11, số 12, số 13, số 14, 15, 16). Trước hết, phải khẳng định nhân vật tôn giáo cũng là những nhân vật có thật trong đời sống chứ không phải là những nhân vật siêu nhiên được tạo ra bằng trí tưởng tượng của con người (thần thánh, ma quỷ..). Trong số các nhân vật tôn giáo, Trần Nhân Tông được nói tới trong nhiều truyện nhất: Khi tu hành, làm thơ; khi viên tịch và cả sau khi chết (các truyện số 2, số 3, số 19). Đây cũng là vị vua tài năng đức độ và một nhà văn hóa của triều Trần. Về vị vua này, tác giả không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
miêu tả thời gian vua trị vì, không kể chiến công đánh giặc ngoại xâm rực rỡ thời Trùng Hưng mà lại viết về quãng thời gian vua tu hành cho tới khi mất và sau khi mất. Nhân vật được miêu tả trong vai trò một thi nhân, một Đại sĩ của thiền phái Trúc Lâm. Những truyện này tập trung khắc họa khía cạnh con người đời thường (không ở tài năng chính trị ) mà ở khía cạnh đạo đức, tài năng thơ văn, cách đối nhân xử thế…Ví dụ chuyện vua thăm chị gái sau đó mất cùng chị gái trong một ngày, chuyện vua cùng Trần Đạo Tái ăn hải vị, ứng khẩu thành thơ thật tương đắc, chuyện làm thơ khi tu hành, chuyện sau khi mất linh hồn còn định ngôi cho cháu…Tất cả cho thấy tầm ảnh hưởng to lớn của vị vua này trong hoàng tộc, trong Phật giáo và đời sống. Bên cạnh đó, tác giả cũng khắc họa được chân dung của nhiều thiền sư, đạo sĩ khác. Vị ni sư họ Phạm được người trần thuật ngợi ca và trân trọng là bởi vì bà đã tu giới theo đúng yêu cầu đạo Phật: “tu hành khổ hạnh, giới luật tinh thần, tuệ giải thông suốt, thường xuyên thiền định, diện mạo cực giống La Hán” và dám tự nguyện “đem tấm thân hư ảo này bố thí cho lũ hổ lang một bữa ”. Hơn nữa, bà lại có tấm lòng bồ tát: “Sau khi ta qua đời phải lấy một phần xương cốt của ta lưu lại nơi đây để tẩy rửa bệnh tật cho mọi người” và quả nhiên nếu ai bị ốm đến cúng, đệ tử mài xương vào nước đem ra rửa cho họ thì lập tức khỏi bệnh ngay (Truyện số 16). Trong truyện số 11, tác giả miêu tả nhà sư và đạo sĩ đều có tài năng phi thường và họ cùng nhau trừ yêu diệt quái. Ghi chép bằng lối viết chân thực, tỉ mỉ về tên tuổi hành trạng, công đức kết hợp với việc sử dụng yếu tố kì ảo để khắc họa tài năng, nhà văn đã tạo nên bức chân dung khá hoàn chỉnh về những nhân vật tôn giáo này.
Trong các truyện ký, nhà văn thường xây dựng nhân vật thông qua lời nói, hành động, việc làm mà ít chú trọng tả ngoại hình nhân vật. Tác giả không miêu tả thiền sư Minh Không hình dáng ra sao, mặt mũi như thế nào mà ông chỉ tập trung khắc họa tài năng phi thường của nhân vật này qua hành động: “ Sứ giả bèn cầu xin đi ngay nhưng không được. Mọi người đều nằm ngửa ra, vờ ngủ, chỉ cảm thấy bên dưới thuyền có tiếng gió thổi mà thôi. Một lát trăng lên, Minh Không gọi dậy thì thấy thuyền đang đỗ trong vịnh dưới kinh thành và đã đi được ba trăm dặm rồi. Minh Không bèn vọt lên không, đi vào cung, đun nước tắm cho Thế tử. Minh Không chạm tay tới đâu. Lông trên người Thế tử mất đi đến đấy. Thế tử bèn trở lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bình thường”. (Truyện số 14). Để khắc họa rõ nét tính cách nhân vật, trong các truyện kể về “người thật, việc thật”, tác giả thường chọn những thời điểm mà vào khoảnh khắc đó, hoàn cảnh xã hội, mối quan hệ đa phương phức tạp buộc nhân vật phải bộc lộ tính cách (Truyện số 1, số 8); còn để tô đậm tài năng phi thường của nhân vật, trong các truyện mang màu sắc tôn giáo, tác giả sử dụng yếu tố kì ảo (Truyện số 12, 13, 14…). Trong các thiên truyện, nhân vật trung tâm là thiền sư, đạo sĩ…đã được lí tưởng hóa để minh họa cho quan điểm tôn giáo nên hệ quả là trong tác phẩm, nhà văn xây dựng những nhân vật phi ngã, thiếu cá tính. Tuy nhiên, các nhân vật tôn giáo - tấm gương “người thật” trong đời sống, được tác giả ghi chép lại một cách cụ thể, tỉ mỉ và bằng hư cấu tưởng tượng- đã là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên tính chất truyện – truyện ký.