Nhân vật văn học luôn luôn được quan tâm trong mỗi tác phẩm. Nhân vật văn học được hiểu là: “Miêu tả con người, đó chính là việc xây dựng nhân vật của nhà văn…đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng tính cách con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người” [22; 126]. Nhân vật là thành phần không thể thiếu trong các tác phẩm văn học và lịch sử.
Sử có ảnh hưởng to lớn tới văn xuôi, nó “cung cấp một mẫu mực tự sự, trong đó có con người, có tên tuổi, sống vào một thời kì nhất định làm những việc hoặc nói những câu có ý nghĩa” [68]. Nhân vật lịch sử chiếm đa số (24/31 truyện), nhân vật dã sử chiếm số lượng ít (7/31 truyện). Phần lớn các nhân vật là nhân vật lịch sử, có mối liên hệ mật thiết với triều đình phong kiến như vua chúa, quan lại, thiền sư…như vua Trần Nhân Tông, Trần Minh Tông, Trần Nghệ Tông, Chu Văn An, Nguyễn Trung Ngạn…Nhân vật lịch sử là một yếu tố quan trọng chứng minh tính xác thực của câu chuyện kể, bởi chúng ta có thể xác minh những nhân vật này từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngay ở phần đầu truyện, nhân vật đã được giới thiệu đầy đủ tên tuổi, quê quán, chức vụ, tính tình, phẩm hạnh. Đây là cách viết quen thuộc của các tác gia
thời trung đại (Đại Việt sử kí toàn thư, Thiền uyển tập anh, Việt điện u linh, Lĩnh
Nam chích quái). Nhưng cách giới thiệu chi tiết về nhân vật không chỉ giúp ta hiểu
thêm về nhân vật mà quan trọng là chứng minh sự tồn tại của nhân vật trong cuộc
đời, trong lịch sử bằng một lai lịch cụ thể. Đại Việt sử kí toàn thư chép về chuyện
Hồ Tông Xác như sau: “Tông Xác (người huyện Sĩ Thành, phủ Diễn Châu) tuổi trẻ,
thi đỗ, có tài danh…”[13; 689]. Trong Nam Ông mộng lục, phần lớn các truyện đều
giới thiệu nhân vật theo cách trên: “Đời vương thứ ba của họ Trần là Nhân vương, khi đã truyền ngôi cho Thế tử bèn xuất gia tu hành, khắc khổ tinh tiến, tuệ giải siêu thoát, là sư tổ của một phương. Ngài dựng am trên đỉnh Tử Tiêu, núi Yên Tử, tự gọi mình là Trúc Lâm Đại sĩ” (Truyện số 3) hoặc “Chính phi của Trần Duệ Vương họ Lê, là mẹ của Linh Đức” (Truyện số 5)…
Các nhân vật trong Nam Ông mộng lục thường được đặt vào thời gian cụ thể,
địa điểm có thực trong mỗi truyện, chứ không phải là không gian do tác giả hư cấu xây dựng nên, ví dụ “Minh vương đã nối ngôi, mãi sau người mẹ đích của ngài mới sinh con trai. Đến ngày người con ấy đầy tuổi tôi thì Anh vương đang tuần tra nơi
biên cảnh, mọi việc ở nhà đều do Tự vương quyết định” (Truyện số 6). Còn Đại
Việt sử kí toàn thư chép một sự kiện liên quan đến nhân vật rồi mới kể chuyện về
nhân vật đó: “Mùa xuân, tháng giêng, sai Tả bộc xạ là Tăng Khoan và Hữu bộc xạ là Lê Quát xét định sổ đinh phủ Thanh Hóa (Quát là người Thanh Hóa…) [13; 649].
Thường gặp nhất trong Đại Việt sử kí toàn thư là ghi lại thời điểm nhân vật đó qua
đời, sau đó mới kể lại chuyện của người ấy. Người ta gọi đó là bút pháp “cái quan
định luận” trong sử, Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 (Nâng cao), Tập 2, chú thích:
“đóng nắp quan tài rồi mới có nhận định chắc chắn, nhằm khẳng định nhân cách của
nhân vật lịch sử” [69; 69]. Trong Đại Việt sử kí toàn thư, ta thường thấy bút pháp
này được vận dụng khá phổ biến: “Ngày mồng 3, Thượng hoàng băng ở am Ngọa Vân, núi Yên Tử. Bấy giờ thượng hoàng xuất gia ở ngọn Tử Phong, núi Yên Tử, tự hiệu là Trúc Lâm Đại sĩ. Chị của thượng hoàng là Thiên Thụy ốm gần chết, thượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hoàng xuống núi đi thăm…” [13; 570] và truyện về Chu Văn An “Tư nghiệp Quốc tử giám là Chu An chết. Tặng Văn Trinh công, cho thờ theo ở Văn miếu. An (người huyện Thanh Đàm) tính người cương trực, bền giữ tiết tháo, không cầu danh lợi hiển đạt, ở nhà đọc sách, học vấn tinh nhuần, tiếng đồn gần xa…” [ 13; 660].
Trong cả hai tác phẩm, các tác giả thường gọi tên nhân vật theo thụy hiệu (Nhân Tông, Nghệ Tông, Thiên Thụy, Sầm Lâu, Giới Hiên…) chức tước (Vương, Tư đồ, Thượng tể…) nhưng phổ biến nhất là gọi tên theo danh xưng Việt mà không gọi theo họ (Nguyên Đán, Mại, Tông Thốc, Chu An): “Minh Vương đã nối ngôi, mãi sau người mẹ đích của ngài mới sinh con trai” (truyện số 4) “Giới Hiên Nguyễn Trung Ngạn cũng nổi tiếng về thơ nhưng không kịp làm quen với Sầm Lâu” (truyện số 22) “Xem thơ, người am hiểu cho rằng Bá Quát sẽ hiển quý” (truyện số 24)…Đặc điểm này trở nên phổ biến trong truyện ký thời trung đại.
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử, các sử gia văn học trung đại tuân thủ lối ghi chép kiệm lời không hư cấu, không miêu tả phân tích tâm lí, nếu có đánh giá nhân vật bằng lời bình thì đánh giá đúng mức “đáng khen thì khen, đáng chê thì
chê”. Đại Việt sử kí toàn thư có chép: “Trong sử kí có thể tỏ rõ phải trái, công bằng
yêu ghét, lời khen của sử vinh hơn hoa cổn, lời chê của sử nghiêm hơn búa rìu, sử ký thực là cái cân, cái gương của muôn đời” [13; 9]. Trong khi đó, với quan điểm
“dương tiền nhân chi phiến thiện”, tất cả các nhân vật lịch sử trong Nam Ông mộng
lục đều là tấm gương được ngợi ca hết mực theo đúng tinh thần của tác phẩm truyện
ký. Ta hãy so sánh những lời bình về vua Trần Nghệ Tông để thấy rõ hơn điều này:
+ Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Vua dẹp yên nạn trong nước, khôi phục lại
nghiệp lớn, công liệt lớn lao, rực rỡ vũ trụ; song cung kiệm có thừa mà cương đoán không đủ, giặc ngoài xâm phạm kinh kỳ, gian thần ngấp nghé ngôi báu, xã tắc nhà Trần ngày mòn mỏi, rồi đến mất” [13; 655].
+ Nam Ông mộng lục ghi như sau: “Khi Minh Vương qua đời, trong ba năm
để tang, mắt ngài không lúc nào ráo lệ…Sau ngày mãn tang không mặc lụa màu, không chú trọng miếng ăn ngon…Ngài trừ bỏ chính sự rối loạn, dùng điển chương xưa, thưởng phạt rõ ràng, dùng người hiền lương….thu hết con cái, cháu chắt bị mồ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
côi của các anh chị em đem vào cung nuôi dưỡng, coi như con cháu mình, khiến gia tộc xa gần đều được ơn thương đến. Những người nghèo khó lam lũ sau cơn tao loạn không thể lấy vợ lấy chồng được thì dựng vợ gả chồng cho; ai chết chưa kịp chôn cất thì chôn cất cho. Những họ hàng mà chưa biết mình thuộc chi phái nào thì đều lượm lặt ghi chép lại, khiến họ được ở trong họ hàng như mùa xuân đầm ấm. Người trong nước thì được giáo hóa, phong tục dần dần trở nên thuần hậu. Vua của nước này là bậc vua hiền chăng?” (Truyện số 1).
Theo Ngô Sĩ Liên thì viết sử là để “treo gương răn cho đời sau, há chỉ tỏ cơ vi về dĩ vãng. Tất phải khen chê mọi điều hay dở, thì người sau mới biết khuyên
răn” [13; 9]. Nam Ông mộng lục cũng được viết ra theo quan điểm “dương tiền
nhân chi phiến thiện”. Về cơ bản, nhân vật trong truyện ở hai tác phẩm này phần lớn đều là những người tài đức, những người anh hùng, minh quân, tôi hiền, liệt phụ…tức là những người cần được nêu trong sử sách để người đời sau học tập. Vì vậy, nhân vật lịch sử trong mối tương quan giữa hai tác phẩm đều là nhân vật tiêu biểu của thể loại truyện ký.