Truyện “Dũng lực thần dị”

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm thể loại nam ông mộng lục (Trang 71)

Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên là một tác phẩm văn xuôi tự sự thời trung

đại, ra đời trước Nam Ông mộng lục, nó được coi là một trong những tác phẩm mở

đầu cho văn học viết giai đoạn này. Tác phẩm viết về các vị thần linh có công phù

trợ đất nước. Lê Quý Đôn đã khen Việt điện u linh “tỏ ra tài sử học lành nghề”.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na thì “Đây là tác phẩm có chức năng lễ nghi tôn giáo, mỗi thiên đều được viết theo công thức sau:

+ Tên của mỗi thiên là mĩ hiệu hai triều Trùng Hưng, Hưng Long gia phong cho thần

+ Mở đầu mỗi thiên là câu “Theo…(Theo tư liệu nào đó của ai) ngài (vương, ông …) là (họ tên)…

+ Kết thúc mỗi thiên là ba đợt gia phong của vua Trùng Hưng năm thứ 1 (1285) năm thứ 4 (1288) và vua Hưng Long năm thứ 21 (1313) và câu “vì có công âm phù vậy” [50; 49-50]

Những ảnh hưởng của sử, những công thức trong việc ghi chép sự tích các thần đã chứng tỏ phần nào tính chất truyện ký ở tác phẩm này.

Cả hai tác phẩm đều ghi lại chi tiết cuộc đời từ nhỏ cho tới khi mất và những

chiến công hiển hách của Lê Phụng Hiểu. Riêng Việt điện u linh gợi ra bầu không

khí thiêng liêng với nghi thức cúng thần linh bởi gần cuối nói về sự linh ứng sau khi chết của Lê Phụng Hiểu: “Vương tận trung thờ chúa, biết được điều gì là nói hết; đi chinh phạt chỗ nào cũng thắng địch. Vương được bảy mươi bảy tuổi mới chết; thổ nhân truy niệm công đức, lập miếu thờ làm phúc thần; thôn dân cầu đảo lập tức thấy

linh ứng”. Đây là đặc điểm của Việt điện u linh và cũng là nét văn hóa độc đáo của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dân với nước và những nhân vật này đã đi vào tâm thức của người Việt trở thành những vị thần phù trợ nhân dân. So sánh về việc sử dụng các chi tiết kì ảo, ta thấy

Nam Ông mộng lục có những chi tiết kì lạ song không nhiều, truyện ít hoang đường

hơn: “sinh ra đã to lớn lạ thường, ăn nhiều bằng mười người. Năm mười hai, mười

ba tuổi, thân mình đã dài tới bảy thước” còn truyện ở Việt điện u linh yếu tố kì ảo

đậm đặc hơn “thân hình cao đại, kì vĩ, mày râu dài và rậm, sức mạnh hơn người” “nhổ cả khóm trúc” “cơm dùng đến ba mươi nồi đồng mới no, rượu uống nhiều không kể được” “cầu đảo lập tức thấy linh ứng”. Với công thức “dương trợ âm phù”, nhân vật Lê Phụng Hiểu trở thành một “nhân thần” được nhân dân thờ phụng,

còn nhân vật trong Nam Ông mộng lục thì chỉ là một người anh hùng, khi mất vẫn

là một người bình thường (không phải là thần) bởi mục đích của hai tác giả khác

nhau (một vị thần/ một vị anh hùng). Như vậy, cùng là truyện ký nhưng truyện Nam

Ông mộng lục chịu ảnh hưởng của lối viết về “người thật việc thật” còn truyện trong

Việt điện u linh thuộc loại thần tích.

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm thể loại nam ông mộng lục (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)