Tương quan về thời gian lịch sử

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm thể loại nam ông mộng lục (Trang 67)

Để hiểu rõ hơn về vai trò của thời gian nghệ thuât, chúng tôi dựa vào ý kiến: “Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới. Có thời gian nghệ thuật không tách rời chuỗi biến cố như trong cổ tích, có thời gian nghệ thuật xây dựng trên dòng tâm trạng và ý thức như tiểu thuyết, có tác phẩm dừng lại chủ yếu trong quá khứ, khép kín trong tương lai, có thời gian nghệ thuật “trôi” trong các diễn biến sinh hoạt, có thời gian nghệ thuật gắn với các vận động của thời đại, lịch sử lại có thời gian nghệ thuật có tính “vĩnh viễn”, đứng ngoài thời gian như thần thoại. Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển…” [31; 322 -323]. Thời gian có một vai trò quan trọng. Thời gian lịch sử như một yếu tố không thể thiếu trong các bộ sử. Thời gian lịch sử cũng chi phối tới văn học giai đoạn này.

Đại Việt sử kí toàn thư là một tác phẩm lịch sử nên rất coi trọng vấn đề thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kí toàn thư chép ngay ở trước các sự kiện với tên năm âm lịch, niên hiệu Việt Nam,

và niên hiệu Trung Quốc và nếu năm nào có thay đổi niên hiệu thì chú thích luôn:

- “Đinh Dậu năm thứ 17 (1357) (Nguyên Chí Chính thứ 17) …

- “Canh Tuất, Thiệu Khánh thứ 1 (1370) (từ tháng 10 trở về trước là Dương

Nhật Lễ Đại Định thứ 2 – Minh Hồng Vũ thứ 3)…

Có khi Đại Việt sử kí toàn thư còn ghi chép chính xác tới cả mùa, tháng, ngày…

- “Mùa hạ, tháng 5, ngày 13, thượng hoàng cho là vua vì nạn nước mà chết,

lập con trai trưởng là Kiến Đức đại vương Nghiễn nối nghiệp…

- “Tháng 12, ngày 15, thượng hoàng băng…

Trong Nam Ông mộng lục, tác giả không tuân thủ cứng nhắc nguyên tắc biên

niên nên việc ghi chép các mốc thời gian lịch sử khá linh hoạt, đa dạng: thời gian có thể không ghi ở đầu tác phẩm, không ghi niên hiệu ở đầu, có truyện ghi niên hiệu có truyện không, có khi ghi niên hiệu Trung Quốc, có trường hợp ghi niên hiệu Việt Nam, có truyện chỉ ghi thời (triều đại), đời vua Việt Nam trị vì…Song sự xuất hiện của thời gian lịch sử trong các truyện cũng chứng tỏ những nỗ lực của tác giả đối với việc tôn trọng sự thật của đời sống. Tác giả ghi chép thời gian diễn ra câu chuyện một cách cụ thể:

- “Sau bảy năm thì phụ vương qua đời, bấy giờ là năm Giáp Tuất, niên hiệu

Hồng Vũ thứ 27, an táng tại núi An Sinh, thụy là Nghệ Vương” (Truyện số 1).

- “Khoảng niên hiệu Chí Chính, ở Giao Chỉ có Trần Nguyên Đán là tôn thất

nhà Trần….” (Truyện số 21).

- “Đời vương thứ hai nhà Trần sau khi đã truyền ngôi cho Thế tử, vào lúc cuối

đời…” ( Truyện số 18).

Do tính chất biên niên nên Đại Việt sử kí toàn thư chép niên đại rất chính

xác, hơn nữa các sự kiện được chép theo thứ tự: sự kiện xảy ra trước, chép trước; xảy ra sau, chép sau. Ví dụ chuyện về Trần Đạo Tái được chép vào năm Giáp Ngọ, Hưng Long năm thứ 2 (1294) (Nguyên Chí Nguyên năm thứ 31) còn truyện vua Trần Nhân Tông băng được chép vào năm Mậu Thân, năm thứ 16 (1306) (Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vũ Tôn Hải Sơn, Chí Đại năm thứ 1). Trong khi đó, do tác động xóa mờ của thời gian, Hồ Nguyên Trừng ghi chép một số mốc thời gian không chính xác. Ví dụ

chuyện Trần Nhật Duật sinh được Đại Việt sử kí toàn thư chép vào năm Ất Mão

năm thứ 5 (1255) (Tống Bảo Hựu năm thứ 3) nhưng tác giả lại nói chuyện cầu tự diễn ra vào năm Chí Nguyên (1264 -1294), hoặc chuyện Chu Văn An phụng sự Trần Minh Tông được Hồ Nguyên Trừng ghi là niên hiệu Chí Nguyên (1264 -1294)

song vua Trần Minh Tông trị vì từ năm 1314 -1329 và Đại Việt sử kí toàn thư chép

sự kiện Chu Văn An chết vào năm 1370. Ta cũng nhận thấy những truyện xảy ra quá xa với thời gian sống của tác giả thì tác giả chép không chính xác: Ví dụ chuyện về Lê Phụng Hiểu, tác giả ghi “Vào thời Lý, An Nam có Lê Phụng Hiểu” mà không nhớ chính xác năm nào, vị vua nào. Những chuyện chép về giai đoạn các vị vua đầu thời Trần cũng không ghi niên hiệu (hoặc ghi không chính xác – truyện số 12), chỉ ghi niên hiệu trong một số truyện diễn ra dưới thời vua Minh Tông, Nghệ Tông và đầu thời Minh. Thêm nữa, Hồ Nguyên Trừng thường sử dụng các từ chỉ khoảng

thời gian không chính xác như: Bấy giờ, trước đây, sau, về sau, mãi sau … Hồ

Nguyên Trừng đã tái hiện lại những câu chuyện xảy ra trong quá khứ bằng trí nhớ nên một điều dễ hiểu khi ông không ghi lại thời gian chính xác.

Thời gian lịch sử trong các truyện là thời gian trong quá khứ nhưng nó vẫn có tính chất đương thời, như vừa mới xảy ra. Trong số 21 truyện có mối liên hệ với nhau ở hai tác phẩm, chỉ có hai truyện viết về thời Lý, 19/ 21 truyện viết về thời Trần. Truyện viết về đầu thời Trần, thời vua Trần Thái Tông (làm vua 1226 -1258) thì cũng cách khoảng thời gian tác giả sống (1374 – 1446) không xa. Một số truyện ghi chép lại những nhân vật sống cùng thời với tác giả, tác giả là người chứng kiến, ví dụ chuyện về vua Nghệ Tông làm vua 1370 – 1372, làm Thượng hoàng từ năm 1373 -1394; chuyện vợ chồng viên đầu mục Ngô Miễn chết vì tiết nghĩa diễn ra vào năm Đinh Hợi niên hiệu Vĩnh Lạc nhà Minh (1403 – 1424) …

Thời gian lịch sử có ảnh hưởng tới thời gian nghệ thuật trong truyện. Khác với thời gian lịch sử ở phương Tây (tính theo năm dương lịch từ thời điểm chúa trời sáng thế), thời gian ở đây thường tính từ ngày đăng quang của vị vua (được ghi lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bằng các niên hiệu), do vậy thời gian tiểu sử (thời gian trị vì của một vị vua: niên hiệu) trở thành thời gian lịch sử, đánh dấu sự tồn tại của đơn vị thời gian bên cạnh thời gian ghi bằng năm âm lịch. Bên cạnh việc tái hiện thời gian lịch sử với sự hưng vong của các triều đại, trong cả hai tác phẩm còn tái hiện thời gian tiểu sử của các nhân vật, những người xuất chúng. Thời gian tiểu sử này cũng có tính chính xác khá cao vì nó có thể kiểm chứng trong thực tế. Trong nhiều thiên truyện, tác giả đã ghi lại toàn bộ cuộc đời con người từ lúc sinh ra đến khi qua đời hoặc là từ khi thành danh tới khi mất như Lê Phụng Hiểu, Trần Nghệ Tông… Trong một số truyện, tác giả thường chép nhân vật mất như thế nào, thọ bao nhiêu tuổi… Tuy nhiên, các tác giả đều ý thức thực tế tuổi tác, thọ yểu, sự hữu hạn của đời người (truyện số 12, số 22…):

- Viết về Trần Nhật Duật: “Đạo sĩ đọc sớ xong, đứng dậy nói: “Thượng đế xem xong sớ, cười và nói rằng: “Sao lại quyến luyến ở trần tục lâu thế? Song các con thực là có hiếu, có thể cho được lại sống thêm hai kỉ nữa”. Rồi khỏi bệnh. Đến Khi Nhật Duật mất, tuổi 77, được đủ 6 kỉ lẻ 5 năm” [13 ; 465].

- Viết về Sầm Lâu: “Tôn thất nhà Trần có người tên hiệu là Sầm Lâu, từ thưở

niên thiếu có tài làm thơ, nhưng mới 27 tuổi đã qua đời” (Truyện số 22.)

“Vua khen là người kiến thức rộng. Không may chết non (chết năm 24 tuổi), người nước ai cũng tiếc” [13; 491].

Qua thiên truyện ở trên, chúng ta thấy Nam Ông mộng lục ghi chép nhiều

mẩu chuyện về sử: Các sự kiện, nhân vật, thời gian lịch sử trong Nam Ông mộng lục

phản ánh khá chi tiết lịch sử xã hội đời Lý, đời Hồ nhưng nhiều nhất vẫn là chuyện

đời Trần. Do đều là truyện ký, những thiên truyện trong Nam Ông mộng lục có mối

quan hệ khăng khít với Đại Việt sử kí toàn thư về thể loại. Chúng đều mang những

đặc trưng cơ bản của thể loại truyện ký như: sự kiện có thật trong lịch sử, đều ghi chép những tấm gương, hoàn cảnh là thời gian đương thời…Sự tồn tại yếu tố sử trong truyện và ghi chép sử với cách viết của truyện ở hai tác phẩm này không chỉ tạo nên những truyện ký có giá trị mà còn thể hiện tính chất “văn sử bất phân” của văn học giai đoạn này.

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm thể loại nam ông mộng lục (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)