Thi thoại trong Nam Ông mộng lục

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm thể loại nam ông mộng lục (Trang 94)

Thi thoại là : “Thể loại phê bình thơ mang tính tùy bút, “nhàn đàm” về thơ,

Chu Ngạn thi ngoại (Nam Tống) viết: “Thi thoại là thể loại chuyên phân định cách

viết câu thơ, tập hợp tài liệu cổ kim, ghi nhận đức độ, chép chuyện lạ, đính chính những chỗ sai lầm”. Thể loại này cho phép nhà phê bình thơ có thể bình luận tự do, không gò bó vào một khuôn khổ nào, từ thẩm bình một câu, một chữ, đến bàn luận các vấn đề hệ trọng của văn học, dài ngắn tùy ý” [28; 306 -307]. Theo Phan Khôi: “thi thoại là một lối trứ thuật chuyên nói về chuyện làm thi. Trong một quyển thi thoại thường góp nhặt những câu thi hay và thường kèm theo ít nhiều lời bình, cốt để lưu truyền những câu đắc ý của tao khách phong nhân mà mong thi giới nhờ đó có phần phát đạt” [80]. Như vậy, thi thoại là một thể tài lí luận phê bình thơ ca đặc sắc của văn học trung đại.

Về mặt nội dung, thi thoại thường thiên về trình bày tri thức, quan niệm sáng tác của tác giả. Vì thế, nếu căn cứ vào tên gọi thì thi thoại Việt Nam ra đời muộn và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chỉ có Thương Sơn thi thoại là cuốn thi thoại duy nhất. Song theo Nguyễn Đăng Na

thì thi thoại Việt Nam xuất hiện từ thời Hồ Nguyên Trừng: “…trước Hồ Nguyên Trừng tự sự loại này chưa hề xuất hiện…Có thể nói, người đầu tiên viết thể tài thi thoại ở Việt Nam là Hồ Nguyên Trừng. Ông đã dành cho thể này 13/31 thiên, với tỉ lệ gần 42%”[15; 33].

Ở các thế kỉ sau đã xuất hiện một số nguồn tư liệu đánh dấu sự hình thành của hoạt động sưu tầm, phê bình thi ca, đây là tiền đề cho sự ra đời của thi thoại và phê bình thi ca trong văn học Việt Nam: Thế kỉ XVI, có “Kim Hoa thi thoại kí”

(Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ ) và Huấn đồng thi tập (Phùng Khắc Khoan); thế

kỉ XVIII có thiên “Văn nghệ” (Vân đài loại ngữ) và thiên “Thiên chương” (Kiến

văn tiểu lục) của Lê Quý Đôn; đầu thế kỉ XIX có Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ)

Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú)…Đánh dấu cho sự ra đời của thi

thoại là Thương Sơn thi thoại của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Đến đây, nhiều

vấn đề về thơ ca đã được đề cập như quan hệ giữa thơ và nhạc, vấn đề âm luật của thơ, ý tưởng thơ, điển cố, dùng chữ đặt câu…Những ý kiến trong tác phẩm này không phải mới mẻ song lại có tính tập trung, tổng kết và cập nhật vì thế đã bù đắp những khuyết thiếu về lí luận của thơ ca thời trung đại.

3.2.1.1 Hoàn cảnh ra đời của bài thơ

Hoàn cảnh ra đời là một nhân tố hết sức quan trọng giúp chúng ta hiểu nội dung một tác phẩm văn học. Nếu không đặt bài thơ vào hoàn cảnh ra đời của nó thì khó có thể hiểu được tác phẩm. Người xưa thường nói: “cảm vật tức cảnh” tức là phải có những sự kiện, sự việc làm chấn động tâm hồn nhà thơ thì thơ mới nảy sinh. Muốn hiểu thơ thì phải suy đoán cả tình huống nảy sinh tình cảm thơ. Sự kiện nền tảng của bài thơ nhiều khi ghi ngay trong nhan đề bài thơ: Ví dụ: Nhan đề bài “Thi phúng trung gián” cho ta biết bài thơ viết ra nhằm mục đích can gián, “Thi chí công danh” là bài thơ viết về chí làm trai của Phạm Ngũ Lão…

Hoàn cảnh sáng tác thường được đặt ở phần đầu của thi thoại, nhằm mục đích giới thiệu thuyết minh để người đọc hiểu rõ hơn về bài thơ. Phần này mang tính ghi chép khá cao, tác giả thường sử dụng những câu văn ngắn gọn. Ví dụ: Hồ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguyên Trừng mở đầu thi thoại “Điệp tự thi cách” như sau: “Đời vương thứ hai nhà Trần là Thánh vương, sau khi truyền ngôi cho Thế tử, về cuối đời được chút nhàn nhã ung dung. Một lần về chơi cố đô Thiên Trường, ngài có làm bài thơ như sau:

Cảnh thanh u, vật cũng thanh u, Mười đảo Tiên châu đây một châu.

(Truyện số 18)

Tất cả các bài thơ trong thi thoại thường được gắn với một hoàn cảnh sáng tác cụ thể. Chúng ta có thể dễ dàng xác định được hoàn cảnh bởi tác giả đã ghi lại một cách chính xác thời điểm đó: Khi dâng thơ can gián không được trả lời, Trần Nguyên Đán đem tấm thân ra đi, trước khi đi còn làm bài thơ gửi bạn ở Ngự sử đài (Truyện số 21); Khi còn nhỏ du học Kinh đô, có người bạn phụng mệnh đi sứ Yên Kinh, Lê Quát làm thơ tiễn bạn (Truyện số 24)…Hoàn cảnh này chính xác tới mức có thời điểm ra đời bài thơ còn được ghi nhận trong các bộ sử quan trọng của nước

nhà. Truyện số 29 trong Nam Ông mộng lục kể lại việc Trần Nghệ Tông viết bài

thơ tiễn sứ giả thật xứng với chức Tướng quốc. Đại Việt sử ký toàn thư có chép lại

bài thơ của Trần Nghệ Tông – lúc đó mới giữ chức Tướng quốc – làm thơ tiễn sứ giả Ngưu Lượng như sau: “…Rồi Dĩ Ninh ốm chết, chỉ có Lượng trở về nước thôi. Hữu tướng quốc Cung Định vương Phủ làm thơ tiễn rằng:

An Nam tể tướng bất năng thi, Không bả trà âu tống khách quy. Viên Tản sơn thanh, Lô thủy biếc, Tùy phong trực nhập ngũ vân phi.

Dịch thơ:

An Nam tể tướng kém thơ hay, Tiễn khách bình chè lễ mọn này. Non Tản xanh, sông Lô nước biếc,

Mong bay theo gió tới năm mây. [13; 653]

Để giới thiệu về các thi thoại, những ghi chép về hoàn cảnh ra đời bài thơ của Hồ Nguyên Trừng còn có những hiểu biết thêm về tác giả, tác phẩm và cả thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đại mà tác giả đang sống (hoàn cảnh lớn chi phối tác phẩm). Ví dụ: Thi thoại “Mệnh thông thi triệu” nếu chỉ giới thiệu sơ lược về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ thì chưa giúp ta hiểu được ý nghĩa nhan đề bài thơ: “Lê Quát, tự Bá Quát, người Thanh Hóa. Thưở nhỏ, ông du học ở Kinh đô. Trong số bạn bè bấy giờ có người làm quan, phụng mệnh đi sứ Yên Kinh. Bấy giờ đang là cuối thời Nguyên. Bá Quát làm bài thơ tiễn như sau:”. Lời ghi chép của tác giả ở phần sau đã giúp nhan đề bài thơ sáng tỏ, làm tô đậm thêm tài năng thiên phú của Bá Quát “Xem thơ, người am hiểu cho rằng Bá Quát sẽ hiển quý. Về sau, Quát đỗ đạt, quả được thăng chức rất nhanh, vào làm việc trong chính phủ trước cả bạn mình.” (Truyện số 24). Tương tự như thế, người đọc chúng ta sẽ cảm thấy khó hiểu nếu chỉ căn cứ vào nhan đề thiên truyện

“Thi phúng trung gián” hoặc lời bài thơ: “Rời đài Ngự sử đến chân trời/ Ngoảnh lại

lòng đau việc trái sai…”. Không có phần giới thiệu khá chi tiết của nhà văn Hồ Nguyên Trừng về khoảng thời gian Trần Nguyên Đán phụng sự vua Trần thì chúng ta khó lòng lí giải những băn khoăn day dứt của Trần Nguyên Đán khi từ quan: “Khoảng niên hiệu Chí Chính, ở Giao Chỉ có Trần Nguyên Đán là tôn thất nhà Trần làm quan giữ chức Ngự sử đại phu dưới thời Dụ vương. Dụ vương không siêng năng việc chính sự, bọn quyền thần phần nhiều không tuân theo phép nước. Nguyên Đán đã mấy lần can gián nhưng Dụ Vương không nghe. Khi Dụ vương mất, cháu của vương là Hôn Đức nối ngôi, chính sự bấy giờ càng quá thể” (Truyện số 21).

Tóm lại, những ghi chép về hoàn cảnh ra đời là một phần không thể thiếu giúp chúng ta hiểu đúng ý nghĩa bài thơ. Sự kết hợp tự nhiên của phần ghi chép với những bài thơ đã tạo nên những thi thoại vừa mang tính chất truyện ký vừa mang tính chất thơ thật độc đáo.

3.2.1.2Tác giả bài thơ

Thông thường, tác giả bài thơ đóng một vai trò rất quan trọng. Khi viết thi thoại, các nhà văn rất quan tâm tới tác giả. Thông qua hiểu biết về tác giả, người đọc có thể hiểu thêm về nội dung ý nghĩa của bài thơ này. Chúng tôi tiến hành khảo sát để biết rõ thêm về tác giả của bài thơ qua bảng thống kê sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2 Bảng thống kê tác giả các bài thơ trong Nam Ông mộng lục

STT Tác giả Tầng lớp

(Giai cấp)

Số lƣợng

bài thơ Trong truyện

1 Lý Thánh Tông Vua chúa 1 Truyện số 11

2 Trần Thánh Tông Vua chúa 1 Truyện số 18

3 Trần Nhân Tông Vua chúa 3 Truyện số 17, số 19

4 Trần Minh Tông Vua chúa 1 Truyện số 20

5 Trần Nghệ Tông Vua chúa 2 Truyện số 1, số 29

6 Trần Nguyên Đán Quan lại 2 Truyện số 21, số 30

7 Nguyễn Trung Ngạn Quan lại 2 Truyện số 22, số 23

8 Lê Quát Quan lại 1 Truyện số 24

9 Phạm Mại Quan lại 1 Truyện số 20

10 Nguyễn Thánh Huấn Quan lại 1 Truyện số 28

11 Cung Tín Quan lại 1 Truyện số 29

11 Phạm Ngũ Lão Võ tướng 1 Truyện số 25

11 Mạc Ký Võ tướng 1 Truyện số 31

12 Sầm Lâu Quý tộc

(Tôn thất) 1 Truyện số 22

13 Ái Sơn Quý tộc

(Tôn thất) 2 Truyện số 26

Chúng tôi nhận thấy đội ngũ sáng tác khá đông đảo, hùng hậu, đều là những người thật: gồm vua chúa, quan lại, tướng lĩnh, tôn thất... Trong số các tác giả chỉ có một nhà thơ thời Lý (vua Lý Thánh Tông), các tác giả còn lại chủ yếu sống gần với thời của Hồ Nguyên Trừng ( Thời Trần) ví dụ Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trung Ngạn, Trần Nghệ Tông… Chiếm số lượng lớn nhất là đội ngũ quan lại (6/13 nhà thơ), rồi tới vua chúa…Đây là những người có quan hệ với Hồ Nguyên Trừng nên ông biết khá rõ.

Trong số các tác giả trên, chúng ta không thấy một tác giả nào thuộc tầng lớp bình dân. Điều đó chứng tỏ văn chương chữ Hán có tính chất bác học, chỉ dành cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đội ngũ những người có học trong xã hội như vua chúa, quan lại, nho sĩ… còn những người thuộc tầng lớp dưới, không biết chữ thì không thể trở thành tác giả hoặc độc giả.

Phần lớn các tác giả chỉ có một bài thơ, song một số tác giả có từ hai sáng tác trở lên như vua Trần Nhân Tông (3 bài) Trần Nghệ Tông (2 bài) Trần Nguyên Đán (2 bài) Nguyễn Trung Ngạn (2 bài) Ái Sơn (2 bài). Số lượng lớn các bài thơ chứng tỏ sáng tác thơ, thưởng thức thơ đã trở nên phổ biến dưới thời nhà Trần.

Đối với một thi thoại, tác giả thường được giới thiệu ở đầu bài thơ. Ví dụ: Trong truyện số 22, “Thi dụng tiền nhân cảnh cú” giới thiệu khá kĩ về nhà thơ Sầm Lâu – tác giả của hai câu thơ được Nguyễn Trung Ngạn “tập cú”: “Tôn thất nhà Trần có người tên hiệu là Sầm Lâu, từ thưở niên thiếu có tài làm thơ, nhưng mới 27

tuổi đã qua đời. Ông có Sầm Lâu tập lưu hành ở đời. Phần mộ của ông bên bờ sông

Ô Diên”. Ở phần cuối thi thoại có khi nói thêm về tác giả hoặc kết lại ý đã nêu ra ở phần đầu bài thơ. Ví dụ ở thi thoại giới thiệu về tác giả của những vần thơ “tự phụ” ngay ở đầu truyện, nhà văn viết: “Nguyễn Trung Ngạn rất tự phụ vì sớm nổi tiếng là người có tài. Ông từng làm thơ trường thiên nói về điều đó, đại khái có đoạn như thế này:…Sự kiêu căng tự phụ của ông là như vậy. Song ông phụng sự Trần Minh vương, giữ các chức trọng yếu của triều đình, làm việc trong chính phủ, khi mất lưu lại tiếng tốt, không phụ là bậc nho gia. Làm quan tới chức thượng thư Tả phụ, thọ

hơn tám mươi tuổi. Ông có Giới Hiên tập lưu hành ở đời” (Truyện số 23).

Các tác giả bài thơ đều là những nhân vật có vị trí quan trọng trong triều đình, được ghi chép trong sách sử. Nhiều người là thi sĩ nổi tiếng của triều Trần như vua Trần Nhân Tông, Nguyễn Trung Ngạn, Trần Nguyên Đán…Tác giả có thực, những bài thơ có thực được Hồ Nguyên Trừng ghi chép lại. Điều này chứng tỏ tính

chất trung thực của thi thoại này. Những bài thơ trong Truyền kì mạnlục là thơ do

tác giả hư cấu để thể hiện nội dung của câu chuyện và quan điểm của mình nên nó không có tác giả và nó chỉ có vai trò trong cốt truyện mà không thể tồn tại tự thân.

Còn những bài thơ trong Nam Ông mộng lục là một đơn vị sáng tác có tác giả và có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Toàn Việt thi lục, Hoàng Việt thi tuyển, Thơ văn Lý – Trần như là những sáng tác

hoàn chỉnh ví dụ bài thơ của Phạm Ngũ Lão trong truyện “Thi chí công danh” có mặt trong các thi tuyển với nhan đề “Tỏ lòng”…Các bài thơ này được chép rất chính xác, có thể chỉ sai lệch một vài chữ giữa các văn bản (Các bài thơ có liên hệ với Việt âm thi tập cũng chỉ khác nhau một số chữ giữa hai văn bản ). Sự tương đồng giữa các bài thơ trong các tuyển tập khác nhau chứng tỏ có thể các tác giả ghi chép từ một nguồn tư liệu nào đó.

Từ những nhận xét trên, chúng tôi thấy rằng tác giả bài thơ đóng một vai trò rất quan trọng trong các thi thoại. Đây cũng là một nhân tố quan trọng để chứng minh tính chất chân thực của thi thoại – góp phần làm sáng tỏ thêm về mối quan hệ

truyện ký – thi thoại trong Nam Ông mộng lục.

3.2.1.3 Thể thơ

Để tìm hiểu về nghệ thuật của một bài thơ, chúng ta không thể bỏ qua thể thơ. Thể thơ giúp cho người đọc có cái nhìn rõ nét hơn về cấu trúc bài thơ. Trong

Nam Ông mộng lục, chúng ta bắt gặp khá nhiều các thể thơ khác nhau: tứ tuyệt (15

bài), bát cú (4 bài), trường thiên (1 bài)…Chúng tôi đã thống kê các thể thơ trong

Nam Ông mộng lục trong bảng phụ lục 5. Qua việc khảo sát, chúng tôi nhận thấy

thể thơ tứ tuyệt chiếm đa số, còn thể thơ trường thiên ít được sử dụng hơn. Có lẽ vì thể thơ tứ tuyệt dễ làm, dễ thuộc và được nhiều người ưa thích, phù hợp với tâm lí người Việt Nam, nên được ưa chuộng chăng? Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy trong những bài thơ này xuất hiện loại thơ huê tình, thơ sáu chữ và lối thơ “tập cú”, thơ “điệp tự”. Đây là nét độc đáo của tác phẩm này. Chúng tôi sẽ tìm hiểu kĩ hơn về lối thơ “tập cú” và “điệp tự” trong sự dung hợp thể loại truyện ký - thơ ở những thiên truyện này.

Trước hết, ta phải tìm hiểu về khái niệm này: “tập cú” là “góp những câu văn hay của cổ nhân để làm thành một bài thơ mới” [1; 384]. Như thế có nghĩa là sử dung thi liệu, văn liệu câu thơ đẹp, tứ thơ độc đáo của tiền nhân và điển cố để làm thơ. Lối thơ này rất quen thuộc với các nhà thơ vì nó phù hợp với tư duy thẩm mĩ của con người thời trung đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Truyện số 22, vốn là một mẩu chuyện về Sầm Lâu được chép trong Đại Việt

sử kí toàn thư khá trung thực: “Bấy giờ Uy Văn Vương Toại lấy con gái của thượng

hoàng là công chúa Thụy Bảo. Uy Văn ham học hay thơ (có câu thơ rằng: Pha lạp

Ngũ Hồ vinh bội ấn, Tang ma tế dã thắng phong hầu. ( Tơi nón năm hồ hơn giữ ấn;

Dâu gai đầy nội vượt phong hầu), tự hiệu là Sầm Lâu, có Sầm Lâu tập lưu hành ở

đời. Vua từng hỏi chữ “quan gia” nghĩa là gì, Uy Văn trả lời: “Năm đời đế lấy thiên hạ làm của công (quan), ba đời vương lấy thiên hạ làm của nhà (gia) cho nên gọi là quan gia”. Vua khen là người kiến thức rộng. Không may chết non (chết năm 24 tuổi), người nước ai cũng tiếc” [13; 491].

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm thể loại nam ông mộng lục (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)