Lí thuyết về thể loại và vấn đề thể loại trong văn học trung đại Việt Nam

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm thể loại nam ông mộng lục (Trang 26)

1.3.1.1 Lí thuyết về thể loại

Thể loại là vấn đề quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn học từ xưa tới nay. Khái niệm này người phương Tây gọi là “genre”, người Trung Quốc gọi là “thể tài”. Nói đến thể loại, các nhà nghiên cứu văn học thường bàn tới khái niệm loại thể và thể loại.

Loại là khái niệm rộng hơn bao hàm các thể, thể nhỏ nằm trong loại, có khi trong một thể lại có nhiều thể nhỏ hơn nữa: “Loại thể văn học là yếu tố về mặt hình thức, là phương tiện biểu hiện nội dung của tác phẩm. Nó chịu sự chi phối của nội dung nhưng cũng ảnh hưởng tích cực đến nội dung và có những mặt phát triển độc lập” [16; 3]. Người ta cũng thấy loại thể văn học là hình thức đòi hỏi người cầm bút phải khuôn theo nó để sáng tác sao cho nội dung của tác phẩm bộc lộ rõ ràng và thích hợp, sự lĩnh hội của người đọc đạt được mức độ rung cảm sâu sắc với đối tượng được miêu tả.

Từ xưa tới nay, người ta vẫn thường chia văn học thành ba loại hình lớn (theo quan điểm của Aritxtốt): Tự sự, trữ tình, kịch: “Khi muốn viết về những hiện tượng xảy ra trong đời sống bằng cách kể lại diễn biến cụ thể của sự kiện, nhà văn dùng lối tự sự, khi muốn bộc lộ những tình cảm tâm sự cá nhân do sự việc bên ngoài gây nên, nhà văn dùng lối trữ tình. Khi muốn miêu tả hiện thực với những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khía cạnh tập trung, bằng hành động để thể hiện tình trạng căng thẳng của mâu thuẫn, tác giả dùng lối kịch” [67; 15].

Nhiều công trình lí luận văn học đã định nghĩa về khái niệm thể loại văn học. Thể loại văn học là: “Dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy” [20; 299]. Thể loại tác phẩm văn học còn được hiểu là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể. Như vậy, thể loại văn học thuộc về phương thức, cách thể hiện cuộc sống trong văn học cũng như cách cấu tạo và biểu hiện nội dung trong tác phẩm văn học cụ thể. Mỗi thể loại là một khối thống nhất những đặc điểm hình thức trên những điểm căn bản: kết cấu, hình tượng, ngôn từ…qua đó thể hiện cách cảm, cách nghĩ, thái độ và tâm

trạng của con người trước cuộc sống.

Tác phẩm văn học nào cũng có một hình thể, một “thể” cấu tạo, không có tác phẩm văn học nào nằm ngoài thể loại. Nói tới thể loại là nói tới cách tổ chức tác phẩm văn học, “một kiểu tái hiện đời sống” và một “kiểu giao tiếp nghệ thuật” (Trần Đình Sử). Các tác phẩm thi ca từ Khuất Nguyên, Nguyễn Trãi đến Phan Bội Châu…tuy khác nhau về nội dung tư tưởng nhưng cũng có những mặt gần gũi về điệu cảm xúc tâm hồn, về ý thức biểu hiện thế giới nội cảm của nhà thơ như nhà nghiên cứu văn học người Nga Bakhtin đã từng nói: “Mỗi thể loại (nhất là những thể loại lớn) thể hiện thái độ thẩm mĩ đối với hiện thực, một cách cảm thụ nhìn nhận, giải minh về thế giới và con người. Thể loại là vị trí nhớ siêu cá nhân của nghệ thuật với tích lũy, đúc kết những kinh nghiệm nhận thức thẩm mĩ thế giới” [5 ; 125].

Nghiên cứu thể loại tác phẩm văn học là một công việc hết sức phức tạp. Việc định danh thể loại từ xưa đến nay không phải là một vấn đề đơn giản. Mối quan hệ giữa thể loại và tên gọi thể loại trong nghiên cứu và trong thực tiễn có hiện

tượng “so le”, “vênh lệch”. Chẳng hạn, L.Tônxtôi không gọi Chiến tranh hòa bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hồn chết là “trường ca”, Gorki gọi Cuộc đời Klim Xamghin dài gần nghìn trang và

cả Người mẹ là “truyện vừa” trong khi người ta vẫn gọi là tiểu thuyết. Mỗi thể loại tiêu biểu cho một hình thức giao tiếp giữa tác giả với người đọc. Giao tiếp bằng thơ, bằng truyện, bằng kịch… Không phải ngẫu nhiên mà sau khi sáng tác xong một tác phẩm, tác giả trân trọng ghi tên thể loại vào tác phẩm. Ghi như vậy nhằm thông báo cho người đọc nội dung và hình thức giao tiếp đặc trưng của tác phẩm… Hoặc xa xưa hơn tên thể loại là một bộ phận không thể tách rời của nhan đề tác phẩm…” [67; 144]. Do những quan điểm khác nhau mà dẫn tới việc không thống nhất trong việc phân loại và định danh thể loại.

Hơn nữa, tính chất tương đối của ranh giới thể loại còn biểu hiện ở sự thâm nhập lẫn nhau giữa các thể loại văn học. Trong tiểu thuyết thời hiện đại có sự thâm nhập của yếu tố ký tạo điều kiện cho nhà văn nắm bắt hiện thực một cách chủ động.

Trong tác phẩm của Nguyễn Khải như Cha và con và…, Bạn bè trên Tây Nguyên,

Gặp gỡ cuối năm…mang tính chất phóng sự xen lẫn tiểu thuyết. Đối với thơ, bên

cạnh chất trữ tình là chủ yếu nay đã gia tăng thêm “chất văn xuôi của đời sống và chất chính luận của sự nhận thức và bình luận các vấn đề xã hội” [20; 163]. Tập thơ

Những bài thơ đánh giặc (Chế Lan Viên), Vầng trăng và quầng lửa (Phạm Tiến Duật) đều là trường hợp như trên. Hiện tượng thâm nhập giữa các thể loại văn học đã không những thể hiện sự phức tạp của đời sống mà còn biểu hiện sức sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sĩ.

Trên cơ sở lí thuyết về thể loại, chúng tôi tìm hiểu một số các khái niệm có liên quan đến luận văn như: Truyện, kí, truyện kí để góp phần định danh thể loại

của Nam Ông mộng lục.

Trước hết, “Truyện là một khái niệm rộng bao gồm các thể tài chủ yếu

thuộc loại hình tự sự, tự sự có nghĩa là kể chuyện. Và có kể chuyện ắt là có truyện. Cho nên đặc trưng của loại hình tự sự cũng là đặc trưng của truyện nói chung” [16; 5]. “Truyện” thường chỉ tác phẩm văn học như một bản kể có miêu tả nhân vật, diễn biến sự kiện thú vị như truyện cổ tích, truyện thần thoại….Quan trọng nhất trong truyện là cốt truyện và nhân vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khái niệm ký: “Thể ký, như cái tên đặt cho nó đã nói lên các đặc điểm cơ

bản của nó là thể văn dùng để ghi lại sự việc, ý nghĩ, cảm xúc…” [16; 59]. Nói đến ký, chủ yếu là nói tới văn xuôi ghi chép, miêu tả và biểu hiện những sự việc con người có thật trong cuộc sống

Một thể loại trung gian giữa thể loại truyện và kí là thể loại truyện kí:

“Truyện kí thường viết về nhân vật có một vị trí quan trọng đối với lịch sử. Truyện kí gần với kí vì nó là thể văn tự sự về người thật, việc thật vì thế nó sát nguyên mẫu trong thực tế nhưng đồng thời nó cũng là truyện cho nên nhà văn có quyền sắp xếp thêm bớt và hư cấu một số tình tiết về nội tâm nhân vật” [16; 68-69]. Thông thường truyện ký viết về những tấm gương đạo đức, những người tài, những anh hùng với chiến công lừng lẫy… trong đời sống xã hội. Nhà văn dựng lên một số nhân vật chính, nhân vật phụ hay một số nét về hoàn cảnh dựa vào quy luật phát triển lôgic của nhân vật và của xã hội để nhân vật lịch sử tái hiện một cách đầy đủ, tập trung, sinh động hơn. Thể loại này có mặt trong văn trung đại và cả trong văn học hiện đại.

Khái niệm truyện kí nêu trên tuy là khái niệm của văn học hiện đại song nó đã thể hiện được tính chất trung gian giữa truyện và kí, rất phù hợp với việc định

danh thể loại của một số tác phẩm văn học trung đại, trong đó có Nam Ông mộng

lục của Hồ Nguyên Trừng.

Vận dụng những lí thuyết chung về thể loại nêu trên, chúng tôi mong muốn

có cái nhìn sâu hơn về về thể loại văn học trung đại nói chung và có cơ sở để tìm

hiểu thể loại của Nam Ông mộng lục.

1.3.1.2 Vấn đề thể loại trong văn học trung đại Việt Nam

Đã có một số công trình nghiên cứu về thể loại của văn học trung đại. Thực tế cũng chỉ ra rằng, các thể loại của văn học trung đại có rất nhiều những điểm khác biệt so với những thể loại của văn học hiện đại…

a) Đặc điểm của văn học trung đại

* Tính đa chức năng của thể loại văn học trung đại

Văn học trung đại là loại hình văn học nguyên hợp: “Văn - sử - triết bất phân”. Có những thể loại thuần túy như thơ, phú; có những thể loại mang tính chất lịch sử như: chí, lục, truyện…; có thể loại mang tính chất chính trị, hành chính như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chiếu, biểu, hịch, cáo, luận thuyết…vì chúng gắn với hoạt động Nhà nước, tôn giáo…Đúng như Đ. Likhatrốp có nói: “Thể loại văn học được xác định bởi công dụng của nó trong hành lễ tôn giáo, trong thực tiễn xét xử luật pháp, và trong bang giao, trong đời sống của các vương công…” [67; 106]. Trong mỗi tác phẩm văn học

có thể pha xen văn vần, văn xuôi, văn biền ngẫu, ví dụ Truyền kì mạn lục có pha

xen thơ, từ, văn tế, văn biền ngẫu [13]. Nguyên tắc “Văn- sử - triết bất phân” đã tạo nên một “phẩm chất riêng biệt” của thể loại văn học Lý - Trần, trong một văn bản văn học có giá trị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như văn học, triết học, tôn giáo, lịch sử, chính trị [21]. Và như thế, chúng ta hiểu rằng tác phẩm văn học cũng là tác

phẩm lịch sử, triết học, dư địa chí…Tác phẩm Thiền uyển tập anh là cuốn sách ca

ngợi các vị thiền sư vì thế nó mang đậm màu sắc Phật giáo: những giáo lí nhà Phật, những mô típ quy tịch của các thiền sư, những bài kệ…Hay một tác phẩm khác

mang tính chất chính trị, quân sự như Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi -

áng văn có “sức mạnh hơn mười vạn quân” - vừa là vũ khí sắc bén khi đấu tranh với kẻ thù lại vừa có sức lay động lòng người bởi tấm lòng yêu nước thương dân và quyết tâm giành độc lập.

Kể cả những thể loại thuần túy văn học, người ta cũng sử dụng để thực hiện các chức năng ngoài văn học. Ví dụ: Thơ ngôn chí, thơ tự giới (răn mình) trong

Quốc âm thi tập; các tập truyện Lĩnh Nam chích quái lục, Việt điện u linh tập vừa là

văn vừa là sử, vừa là thần phả ghi sự tích các thần của nước Việt, các tác phẩm Nam

triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí tuy là những dã sử nhưng lại

bổ sung cho chính sử… [70; 272].

Giáo sư Trần Đình Sử khi nghiên cứu về thi pháp văn học trung đại đã nhận xét: “chức năng ngoài văn học đã tạo nên nét đặc trưng cho văn học trung đại…Thơ xưa làm không để lãnh nhuận bút mà chỉ là để dâng tặng mà bày tỏ chí (khen, chê, hoài bão), chức năng bao biếm, phúng gián, ngôn hoài gắn với yêu cầu giáo huấn, can dự vào đời sống. Người đọc thơ là “quan chí” (xem chí) mà trau đức. Do vậy, thơ thống nhất với các thể loại tụng, tán, biểu, tấu, châm giới, dụ. Do vậy, thể loại văn học trung đại có một sự thống nhất nội tại trong chức năng nghệ thuật và thực dụng, mỹ học và xã hội học” [68; 108].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trước hết, điều này là do quan niệm văn chương trung đại xem văn chương như một thứ nghệ thuật ngôn từ nghĩa rộng, khác với quan niệm hiện đại về nghệ thuật ngôn từ theo nghĩa hẹp. Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Văn chương là nghệ thuật tổ chức từ ngữ thành thiên, chương, hay có thể nói, văn chương là văn của lời (tức nghệ thuật của lời), sánh với văn của đất, văn của người là thể hiện văn của đạo. Và đây là nghệ thuật chung, không chỉ là của thơ phú mà còn của mọi loại khác” [68; 90]. Do đó, văn học trung đại khác văn học hiện đại ở chỗ: trung tâm của văn học trung đại là nghệ thuật từ ngữ, ngôn từ (văn chương ngôn từ) còn trung tâm của văn học hiện đại là hình tượng được sáng tạo bằng hư cấu. Vì vậy mà chúng có hệ thống thể loại khác nhau.

Cách hiểu văn chương của người xưa còn được thể hiện trong việc xếp loại, phân loại của họ. Để chứng minh cho điều này, chúng tôi dẫn lại những ý kiến về

cách phân loại của Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú trong cuốn Mấy vấn đề thi pháp

văn học trung đại Việt Nam của giáo sư Trần Đình Sử:

+ Lê Quý Đôn trong sách “Nghệ Văn chí” chia văn chương làm bốn loại: Loại hiến chương gồm điển, lễ, luật, lệ, bang giao…

Loại thơ văn bao gồm các tập thơ văn. Loại truyện kí gồm các tập sử kí, truyện.

Loại phương kĩ gồm địa lí, kinh phật, toán pháp, bói toán.

+ Phan Huy Chú cũng hiểu văn chương là sách vở, chia làm năm loại: Loại hiến chương (như Lê Quý Đôn).

Loại kinh sử gồm sách kinh điển và lịch sử. Loại thi văn gồm thơ phú ngâm.

Loại truyện kí gồm thực lục, chích quái, thế phả, binh thư, phong thổ, kí, đăng khoa lục, phủ biên tạp lục, địa phương chí.

Loại phương kĩ.

Qua cách phân loại và sắp xếp ở trên, ta thấy 2 tác giả này chưa thể tách bạch các thể loại văn học, giáo sư Trần Đình Sử cho rằng “không phải là phân loại văn học”. Sau này, Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức đã phân loại các thể và hình thức của thơ ca [21]. Hai ông có nói tới phú, văn tế, văn xuôi cổ song còn khá sơ lược.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Điều đó chứng tỏ việc xác định thể loại và phân loại không phải là việc dễ dàng, nhất là trong điều kiện “Văn-sử-triết bất phân” của văn học trung đại.

* Tính chất bác học

Văn chương viết bằng chữ Hán đòi hỏi người viết và người đọc phải có một trình độ rất cao. Loại văn chương này không chú ý đến tả thực, ít chú trọng tới con người thực, cuộc sống thực. Nếu có những con người hoặc sự vật tầm thường xuất hiện thì mục đích của tác giả cũng chỉ là để khẳng định những nhân vật “cao quý” mà thôi. Vì quan niệm văn chương cao quý, biểu hiện đạo lí thánh hiền mà nó giới hạn tác giả, độc giả là những người có học trong xã hội (chủ yếu là vua quan, nho sĩ). Sáng tác văn chương để “chở đạo”, giáo hóa chứ không phải để theo đuổi mục đích phản ánh, không có chức năng phát hiện, nhận thức…vì thế nó trở nên xa lạ với cuộc sống đời thường

* Tính quy phạm của văn học trung đại

Tính quy phạm là đặc điểm nổi bật của văn học trung đại. Trong sáng tác, tính quy phạm thể hiện trước hết ở tinh thần tôn sùng cổ nhân (sùng cổ phi ngã), suy tôn kinh, thánh. Việc sử dụng điển cố, điển tích chẳng hạn là mượn chuyện xưa để nói chuyện nay, mượn hình tượng cũ miêu tả sự việc mới.

Tính quy phạm còn thể hiện ở chỗ trong sáng tác phải tuân theo kiểu mẫu đã thành công thức, khuôn khổ có sẵn. Kiểu mẫu khuôn khổ đó có thể là đề tài, loại hình, thi văn liệu, mĩ từ pháp. Đề tài trở đi trở lại qua nhiều thế hệ: mai, lan, cúc,

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm thể loại nam ông mộng lục (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)