3.2.2.1 Hệ thống lời bình
Lời bình - thành phần trữ tình ngoại đề vốn có một giá trị rất đặc biệt để cho tác giả tạt ngang cảm xúc - trực tiếp thể hiện tình cảm, thái độ của mình về các vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đề nội dung - tư tưởng đã được xây dựng trong tác phẩm. Bên cạnh tự, bạt, lời bình trong thi thoại chính là một hình thức phê bình văn học ở giai đoạn sơ khai, nó
mang tính chất ghi chép rất rõ nét.Trong các thi thoại của Nam Ông mộng lục, ta rất
quen thuộc với hệ thống những lời bình thơ.
Thông thường, lời bình thơ thường được đặt ở cuối thi thoại, sau phần trích dẫn bài thơ: “Sự kiêu căng tự phụ của ông là như vậy. Song ông phụng sự Trần Minh vương, giữ các chức trọng yếu của triều đình….” (Truyện số 23). Có nhiều lời bình là lời khẳng định song tác giả cũng sử dụng các câu hỏi tu từ trong các lời bình: “Điềm phúc lành của cụ trước hết hiện ra trong thơ kể trên chăng?”. Có trường hợp lời bình là những câu kết luận cho phần nội dung đã được nêu ra ở trước (truyện số 23, số 24…). Những lời bình này thường bàn về nội dung bài thơ, mối liên hệ tác giả - tác phẩm nhưng không bàn nhiều về nghệ thuật. Có lẽ thơ thường được làm theo khuôn mẫu, quy phạm (số câu, số tiếng, niêm, luật, đối…) và chịu ảnh hưởng của quan niệm “sùng cổ phi ngã” nên ít có sự cách tân về nghệ thuật chăng?
Hệ thống lời bình thuộc loại phê bình văn học, nó ghi chép lại những suy nghĩ, đánh giá mang màu sắc chủ quan của tác giả về những bài thơ trong các thi thoại.
3.2.2.2 Giá trị của những lời bình
Ngay từ khi văn học viết ra đời, con người đã có ý thức cảm thụ, thẩm bình văn học. Tuy hoạt động này còn diễn ra khá lẻ tẻ và chưa có hệ thống. Nhưng sự ra đời của thẩm bình văn chương cũng đã tạo ra bước tiến quan trọng, góp phần vào diện mạo của văn học trung đại và tạo bước nhảy vọt cho văn học phát triển. Thời xưa, khi phê bình văn học chưa phát triển mạnh, các bài tựa, bạt (tác giả viết ở đầu hoặc cuối sách) thường thực hiện chức năng phê bình. Cũng giống như tự, bạt, lời
phê bình thường thiên về tính chất ghi chép. Sách Từ trong di sản - Những ý kiến về
văn học từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XX ở nước ta đã ghi lại được nhiều ý kiến về văn
học của các nhà văn, nhà thơ, người thẩm bình văn học trung đại. Trước hết là ý kiến về thơ của Phùng Khắc Khoan: “Ta đối với thơ, vốn thường có chí, tự xét tài không cao bằng người xưa, lời không tinh bằng người xưa, ở cõi đời chưa đủ để bình luận nhân vật xưa nay, ở cõi âm chưa đủ để kinh động quỷ thần, chỉ đem cái học kém cỏi bo bo, lời nói vụng về xốc nổi thì sao đủ đi tới chỗ thơ hay mà dự vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hạng nguyên súy ở Tao đàn kia chứ? Tuy cái học hàng ngày chưa từng lập được chí lớn, nhưng cái điều mà chí phát ra có khi hiện ra ở thơ…” [72; 41]. Ý kiến về thơ xưa của Nguyễn Dữ: “Thơ của người xưa, lấy hùng hồn làm gốc, bình đạm làm khéo, câu tuy ngắn nhưng ý lại dài, lời tuy gần nhưng nghĩa lại xa…” [ 72; 42]
Sự thẩm bình thời trung đại chưa phải là một hoạt động phê bình văn học thực thụ, mà mới chỉ thấy được cái hay, cái đẹp của văn chương, dựa vào các “thần cú”, “nhãn tự” (thi nhãn) để thẩm bình. “Thần cú”, “nhãn tự” là câu hay nhất, chữ khéo nhất, quan trọng nhất trong câu thơ, trong bài thơ thể hiện tập trung quan niệm, tình cảm, vẻ đẹp của thơ. Thẩm thơ qua “thi nhãn” là một truyền thống văn hóa tinh tế lâu dài của người Á Đông. Đây mới là những đánh giá bình phẩm hơn là phân tích nghiên cứu toàn bộ những mối liên hệ bên trong và bên ngoài hết sức phức tạp của sáng tác nghệ thuật. Phê bình mới xuất hiện ở dạng giới thiệu một tác phẩm, sau này gọi là lạm bình hoặc là các cuộc đối ẩm, bình thơ, bình văn của thi
nhân xưa… Trong rất nhiều lời bình ở Nam Ông mộng lục, người bình thơ đã phân
tích được mối liên hệ của hoàn cảnh với thơ ca. Ví dụ trong truyện số 18, hoàn cảnh chi phối tới bài thơ rất rõ, người bình viết: “Bài thơ này được sáng tác có lẽ vào lúc sau khi đã trải qua hai lần quân Nguyên chinh phạt, đất nước yên vui, cho nên kết thành ý thơ vậy. Bài thơ có cấu tứ thanh cao, điệp tự âm vang, nếu chẳng phải bậc lão luyện trong làng thơ thì làm sao có thể viết được như vậy? Huống chi, ngài bản tính thanh cao, bẩm sinh phú quý, có phong cách làm vua một nước, khác với người thường”. Thậm chí qua những lời bình, ta thấy mối liên hệ của thơ ca với cuộc đời tác giả của những bài thơ đó như truyện số 25 nói về những vần thơ điềm báo vận mệnh của Lê Quát, nhà văn bình như sau: “Xem thơ, người hiểu biết cho rằng Bá Quát sẽ hiển quý. Về sau, Quát đỗ đạt, quả được thăng chức rất nhanh, vào làm việc trong chính phủ trước cả bạn mình”.
Với tư cách một người sưu tầm, thưởng thức thơ, Hồ Nguyên Trừng viết lời bình nhằm ngợi ca, tôn vinh những tài năng thi ca, những tác phẩm để đời. Trong lời bình của mình, bằng những câu văn ngắn gọn, hàm súc, Hồ Nguyên Trừng khắc họa chân dung các thi nhân khá độc đáo. Trong truyện số 19 sau khi ghi lại bài thơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
“Vịnh mai”, nhà văn bình như sau: “Cái thanh tân hùng tráng vượt quá người thường. Thi hứng thi vị của một bậc vua một nước có nghìn cỗ xe như vậy, ai dám bảo người ta khi khốn cùng thì thơ mới hay?”. Bình luận về thơ mà lại nói về người thì thật độc đáo vì hay ở chỗ nói về người cũng là để khen thơ mang ý “thanh tân”, vượt lên trên hiện thực…Người bình còn nhắc đến “Đại Hương Hải ấn tập” với một sự tiếc nuối vì nó không còn được lưu truyền lại “Ngài có tập thơ Đại Hương Hải ấn, nhiều bài tuyệt xướng. Tiếc rằng đất nước gặp cơn binh hỏa, không được lưu truyền. Ta chỉ thuộc được một vài bài mà thôi. Ôi, đáng tiếc thay!” (Truyện số 19)
Phê bình chủ yếu là giao lưu giữa người thẩm bình với tác giả, tác phẩm văn chương, thường dừng ở góc độ bình. Ví dụ Trong truyện số 30, tác giả bình thơ chủ yếu dựa trên những hiểu biết cá nhân của mình cuộc đời, sự nghiệp của Trần Nguyên Đán và cả những cảm nhận tinh tế qua những vần thơ của Tư đồ họ Trần: “Có lẽ bởi khi đang nắm quyền Tướng quốc, Băng Hồ không làm được gì nên thốt ra những lời như vậy chăng? Âu cũng là điều khả thủ của bậc thi nhân mà lòng ưu quân ái quốc chứa chất bên trong thành tấm lòng trung hậu chăng?”. Lời bình thơ ngắn gọn, nhẹ nhàng, chất chứa cảm xúc chủ quan của tác giả. Ông thấu hiểu được những ưu tư, băn khoăn của Trần Nguyên Đán: Cả cuộc đời Trần Nguyên Đán với tư tưởng “trí quân trạch dân” đem hết sức mình giúp đỡ, phò tá nhà vua. Nhưng khi ngoảnh lại, sáu mươi năm trôi qua mà Nguyên Đán vẫn thấy hổ thẹn vì chưa giúp được gì cho đời. Thực tế, Trần Nguyên Đán làm quan trải nhiều triều vua, thường ở vị trí trụ cột gánh vác, có nhiều đóng góp cho giang sơn xã tắc. Có lẽ phải xuất phát từ tấm lòng tri âm, tri kỉ với Trần Nguyên Đán nên được giá trị bài thơ mới được bộc lộ rõ ràng trong lời bình như vậy. Đây là lối bình thơ theo cảm xúc chủ quan, bình luận theo kiểu kinh nghiệm, khá đặc trưng của phê bình trong văn học trung đại.
Qua những thi thoại này, chúng ta không chỉ thấy nội dung phong phú mà còn có giá trị nghệ thuật độc đáo, lời văn ngắn gọn, súc tích, bình đạm, nhẹ nhàng gợi sự thích thú cho người đọc mở rộng kiến văn, cảm thụ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na nhận định: “Có thể nói người đầu tiên viết thể tài thi thoại ở Việt Nam là Hồ Nguyên Trừng”. Vì thế, chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp không nhỏ của Hồ Nguyên Trừng cho thể tài thi thoại và cho văn học trung đại nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Điều đáng quan tâm hơn là sự hỗn dung giữa truyện với thơ ca: Những truyện kí có ghi chép thi thoại này có xu hướng tiến dần tới thơ ca, tính chất truyện giảm, chỉ còn lại những ghi chép đan xen với thơ ca. Nhận xét về sự dung hợp
truyện ký – thơ ca trong Nam Ông mộng lục, PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn viết: “Các
tác phẩm thi ca này vừa tồn tại trong chỉnh thể văn bản truyện ký, nằm trong mạch kể chuyện của tác giả, nối tiếp bên cạnh những đoạn hồi tưởng, những sự kiện, những lời đối thoại, đánh giá, bình luận song cũng có ý nghĩa tồn tại độc lập, tạo nên giá trị tự thân” [66; 159- 171].