Truyện “Tăng đạo thần thông” và “Minh Không thần dị”

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm thể loại nam ông mộng lục (Trang 72)

Truyện “Minh Không thần dị” và “Tăng đạo thần thông” được Thiền uyển

tập anh Lĩnh Nam chích quái lục cùng chép:

- Trong Thiền uyển tập anh là truyện “Quốc sư Minh Không” “Thiền sư Giác

Hải”.

- Lĩnh Nam chích quái còn chép gộp truyện về Giác Hải với Dương Không Lộ

và gộp truyện Minh Không với Từ Đạo Hạnh.

2.3.2.1 Truyện “Tăng đạo thần thông”

Khi thống kê khảo sát truyện “Tăng đạo thần thông” (Nam Ông mộng lục)

“Thiền sư Giác Hải” (Thiền uyển tập anh) và truyện “Dương Không Lộ, Nguyễn

Giác Hải” (Lĩnh Nam chích quái lục), chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

Trước hết, cách mở đầu truyện và giới thiệu nhân vật của ba truyện không giống nhau: Truyện “Tăng đạo thần thông” mở đầu bằng cách nêu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: “có con yêu quái náu mình trên thượng lương cung điện nhà vua, đêm ngày kêu gào, ngày nọ qua ngày kia không thôi” mà không giới thiệu về sư Giác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và truyện “Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải” (Lĩnh Nam chích quái lục) mở đầu

bằng cách giới thiệu quê quán, họ tên, hành trạng: “Chùa Diên Phúc, hương Hải Thanh.

Thiền sư họ Nguyễn, người hương Hải Thanh, từ nhỏ làm nghề đánh cá, thường lấy thuyền làm nhà lênh đênh trên sông biển. Năm 25 tuổi bỏ nghề cũ, cắt tóc đi tu. Lúc đầu sư cùng Không Lộ theo học đạo...”

Về chuyện hàng yêu, Nam Ông mộng lục viết: “Giác Hải lấy chuỗi tràng hạt

đập vào cột, tiếng kêu gào ngừng ngay. Thông Huyền cầm chiếc lệnh bài đánh vào cột, bỗng thấy một cánh tay ở thượng lương hiện ra, đem con thạch sùng ném xuống

đất. Yêu quái bèn hết”. Phần này Thiền uyển tập anhLĩnh Nam chích quái đều

chép là sư Giác Hải và đạo sĩ Thông Huyền vào hầu vua, có đôi tắc kè kêu vang, vua bảo Thông huyền xua đi, Thông Huyền niệm thần chú, một con rơi xuống, một

con nữa Giác Hải chú mục nhìn con kia cũng rơi nốt (Lĩnh Nam chích quái chép là

Giác Hải niệm chú).

Đến đây, Nam Ông mộng lục kết thúc bằng bài thơ của vua Lý Thánh Tông ứng

khẩu, Thiền uyển tập anh Lĩnh Nam chích quái cũng chép bài thơ này:

Tâm Giác Hải như biển

Đạo Thông Huyền càng huyền

Thần thông tài biến hóa

Một Phật, một thần tiên.

Còn hai truyện trong Lĩnh Nam chích quái Thiền uyển tập anh thì chép thêm

chuyện vua đến thăm Giác Hải, sư làm phép thần túc cho vua xem, sau lâm bệnh gọi đệ tử đến đọc bài kệ. Đêm ấy có ngôi sao lớn rơi xuống, đến sáng sư qua đời, vua miễn thuế hơn trăm hộ để hương đèn thờ phụng và cho con làm quan.

Nam Ông mộng lục chỉ chép một khoảng thời gian trong cuộc đời nhân vật (chính xác là từ thời điểm vua Lý Thái Tông mời sư và đạo sĩ đến diệt yêu quái và kết thúc bằng việc vua ứng khẩu đọc bài thơ), không chép việc sư viên tịch, cũng

không có bài kệ. Hai truyện trong Thiền uyển tập anhLĩnh Nam chích quái chép

truyện Giác Hải theo kiểu “truyện thiền sư”, tức là tái hiện toàn bộ cuộc đời nhân vật theo cấu trúc: Sinh hạ thần kì => Tu tập thần kì => Tịch diệt thần kì. Trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

truyện xuất hiện lời đối đáp, những bài kệ, đặc biệt là bài kệ trước khi qua đời để truyền thụ tâm ấn của thiền sư. “Kệ” là thể loại văn vần do các nhà sư làm ra để tóm tắt giáo lí nhà Phật hoặc để truyền cho người khác sau một quá trình thử nghiệm.

Trong Lĩnh Nam chích quáiThiền uyển tập anh có chép lời đối đáp của thiền sư

Giác Hải và bài kệ của sư trước khi mất như sau: “Có vị tăng hỏi:

- Phật và chúng sinh thì ai là khách, ai là chủ?

Sư đọc bài kệ mà đáp:

Đầu nhà ngươi đốm bạc,

Ta bảo ngươi già rạc.

Nếu hỏi ta Phật cảnh,

Cửa rồng cá nhảy rớt.

Khi sư lâm bệnh, gọi đệ tử đến đọc kệ rằng:

Xuân sang hoa bướm khéo quen th,ì

Bướm lượn hoa cười vẫn đúng kỳ.

Nên biết bướm hoa đều huyền ảo,

Thây hoa, mặc bướm, để lòng chi.

Mô típ “cảm ứng với thiên nhiên” cũng được sử dụng khi kể lại chuyện ngôi sao lớn rơi xuống gần nhà sau đó sư viên tịch. Kết cấu kiểu truyện thiền sư, các mô típ Phật giáo, các yếu tố kì ảo…Điều này chứng tỏ dấu ấn Phật giáo đậm nét trong

hai truyện ở Lĩnh Nam chích quáiThiền uyển tập anh. Cố gắng trung thành với

tính chất “người thật, việc thật”, Nam Ông mộng lục ít hoang đường hơn hai tác

phẩm kia. Song truyện về thiền sư Giác Hải và đạo sĩ Thông Huyền ở cả ba tác phẩm đều có những nét tương đồng về cấu trúc, các sự kiện, tình tiết, cách thức ghi chép của truyện ký trung đại.

2.3.2.2 Truyện “Minh Không thần dị”

Khác với truyện “Tăng đạo thần thông”, “Minh Không thần dị” giới thiệu về

sư Minh Không ở đầu truyện, chỉ khác một số chi tiết so với Lĩnh Nam chích quái

lụcThiền uyển tập anh, ví dụ “Hương Giao Thủy, chùa Không Lộ” họ Nguyễn

tên Minh Không (Chùa Quốc Thanh, Trường An, người làng Đàm Xá, Đại Hoàng, họ Nguyễn tên Chí Thành). Truyện “Minh Không thần dị” chép sư đến dựng nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ở Khai Bình, một hôm có sư cùng phòng dọa hổ… Hai truyện kia đều chép việc Minh Không theo học Từ Đạo Hạnh hơn mười năm, được truyền tâm ấn và đặt tên cho, sau đó về quê cày ruộng. Sau đó, vua bị bệnh các lương y bó tay, có tiếng trẻ con ca “Muốn trị bệnh Thiên tử/ Phải có Nguyễn Minh Không”.

Đến đây, cả Nam Ông mộng lụcLĩnh Nam chích quái đều chép việc Minh

Không đem niêu mời tay chèo ăn, ba bốn chục người ăn không hết, rồi Minh Không

làm phép đưa thuyền đến kinh thành không cần chèo. Nam Ông mộng lục chép việc

sư đi trên không vào cung, đun nước tắm cho vua, chạm tay tới đâu, lông mất đi, Thế tử trở lại bình thường, vua hỏi nguyên cớ và hỏi về phép đi trên không, vua ban

thưởng không nhận, phong làm thần tăng, gọi chùa là Không Lộ. Lĩnh Nam chích

quái Thiền uyển tập anh chép chuyện Minh Không bị coi thường, sư đóng đinh

vào cột, không ai dám rút ra, chỉ Minh Không làm được, mọi người khiếp phục. Khi gặp vua lớn tiếng nói, sau đó đun sôi vạc nước, vẩy lên khắp mình vua, bệnh khỏi.

Vua phong Quốc sư, tha thuế vài trăm hộ. Năm Tân Sửu (Thiền uyển tập anh ghi là

Tân Dậu), sư mất, thọ 76 tuổi.

Truyện Minh Không ở Nam Ông mộng lục chỉ kể lại một phần cuộc đời của

nhân vật, truyện kết thúc ở việc sư Minh Không trở về, vua ban thưởng không nhận. Hai truyện kia đều lập hồ sơ về nhân vật từ khi nhân vật còn nhỏ cho tới trước khi

mất, thậm chí Lĩnh Nam chích quáiThiền uyển tập anh chép lại khá rõ thời điểm

nhà sư qua đời “Năm Tân Sửu, niên hiệu Thái Bình thứ 22, Minh Không tạ thế, thọ

76 tuổi”. Bên cạnh đó, trong các truyện Lĩnh Nam chích quáiThiền uyển tập anh,

bao nhiêu nhân vật tôn giáo thì đó là bấy nhiêu tấm gương thiền sư, những con người có thật với công đức, hành trạng nhưng được soi rọi dưới “ánh sáng nhà Phật” nên truyện về sư Minh Không mang đặc điểm của kiểu truyện thiền sư. Còn

truyện Minh Không trong Nam Ông mộng lục là kiểu truyện “người thật, việc thật”.

Truyện Minh Không trong Lĩnh Nam chích quái bao gồm toàn bộ truyện trong

Thiền uyển tập anh và một phần truyện Nam Ông mộng lục. Truyện “Ni sư đức

hạnh” trong Nam Ông mộng lục tương tự như trong Lĩnh Nam chích quái lục.

Truyện về thiền sư Giác Hải trong Thiền uyển tập anhLĩnh Nam chích quái lục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tự nhau hoặc có phần giống nhau để chứng minh sự liên quan chặt chẽ và sự ảnh hưởng của nguồn tài liệu với những tác phẩm này. Đây là những tác phẩm thuộc văn học chức năng, ghi chép lại nhằm mục đích ca ngợi, minh họa chứ không phải do các nhà văn sáng tạo ra.

Các truyện “Minh Không thần dị”, “Tăng đạo thần thông”, “Ni sư đức hạnh” đều thuộc nhóm những truyện thần linh, quái dị, anh tú. Đặc điểm chung của loại truyện này là “ghi chép các truyện thần kỳ, hoang đường mà chính sử thường không chép nhưng lại chép với tinh thần thực lục của nhà làm sử” [70; 340]. Loại truyện này thường sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để thể hiện những vấn đề tôn

giáo hoặc mang màu sắc tâm linh. Tuy nhiên, Nam Ông mộng lục viết về nhân vật

anh hùng, nhân vật tôn giáo với nguyên tắc “người thật việc thật” nên những nhân

vật này vẫn là con người, còn các nhân vật trong Việt điện u linh, Thiền uyển tập

anh, Lĩnh Nam chích quái đều được “thần thánh hóa” bằng con đường dân gian hay

tôn giáo hóa theo quan điểm Phật giáo, Đạo giáo…Vì vậy, tuy là truyện ký nhưng

Nam Ông mộng lục là truyện “người thật, việc thật” còn tác phẩm khác ảnh hưởng

nhiều của truyện thần linh, kì quái, anh tú trong văn trung đại.

Các truyện ký trong tác phẩm Nam Ông mộng lục, Lĩnh Nam chích quái, Việt

điện u linh, Thiền uyển tập anh có chức năng xã hội rất cao, in đậm những nghi thức

quan phương, thần linh, tôn giáo hay thế tục…Vì thế, đây là các truyện chép về các chân dung, tấm gương, các bản tiểu sử. Các nhân vật đều có thật, hoặc được xem là

có thật ngay cả những thiên thần, nhân thần trong Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích

quái, thiền sư trong Thiền uyển tập anh cũng coi là đang tồn tại thật, phù trợ cho

con người và được thờ phụng ở đất nước Việt. Hơn nữa, các tác giả này không phải

là người đầu tiên ghi lại mà chỉ tập hợp các truyện trong các sách như Giao Chỉ ký,

Báo cực truyện…Ngay cả với con người thời nay, các nhân vật này cũng không xa

lạ vì đều được ghi lại trong lịch sử như Lê Phụng Hiểu, thiền sư Minh Không…

Việt điện u linh ghi lại lai lịch các thần ở chốn u linh trong sự tích, thần phả

nhưng với tinh thần “chép lại sự thực”, Lĩnh Nam chích quái xem truyện dân gian

được ghi lại là “sử trong truyện chăng”, Thiền uyển tập anh ghi chép chân dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chuyện “người thực việc thực” phổ biến trong lịch sử… Các tác phẩm này đều có mối liên hệ mật thiết với lịch sử, đều thuộc những thể loại có thể coi là phụ của sử, thực chất chúng đều là những truyện ký trung đại mang đặc điểm của thể loại này. Sự tương đồng về thể loại truyện ký trong nhiều tác phẩm phản ánh một thực tế trong văn học trung đại: ý thức “văn sử bất phân”.

TIỂU KẾT

Nguyên tắc “Văn sử triết bất phân” có vai trò lớn trong hệ thống thể loại văn học Lý –Trần, chi phối hầu hết các thể loại: chiếu, biểu, hịch, văn bia, truyện, sử

ký…Ở chương này, chúng tôi tập trung chủ yếu vào mối quan hệ văn sử trong Nam

Ông mộng lục dưới góc độ thể loại. Để thực hiện mục đích này, chúng tôi đã tìm

hiểu, thống kê so sánh Nam Ông mộng lục với Đại Việt sử kí toàn thư trên các

phương diện sự kiện, nhân vật và thời gian lịch sử để làm nổi bật tính chất truyện ký

của các truyện trong Nam Ông mộng lục và các truyện trong Đại Việt sử kí toàn thư.

Đồng thời, chúng tôi nhận thấy có mối liên hệ giao lưu giữa truyện ký văn học - truyện trong bộ sử làm cơ sở cho nhận diện quan niệm “văn sử bất phân” rất phổ biến trong văn học trung đại. Sự kết hợp văn sử là điều mà nhiều tác giả đã làm, nhưng tồn tại cho đến ngày nay không nhiều tác phẩm truyện ký vừa có giá trị văn

học vừa có giá trị sử học như Nam Ông mộng lục.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích tính chất truyện ký trong những truyện mang dấu ấn cá nhân của Hồ Nguyên Trừng: Dù đó là những truyện viết về người thân của tác giả, truyện mang màu sắc tôn giáo hay những ghi chép về thơ. Những sáng tác này nằm trong sự chi phối của thơ văn trung đại song bước đầu đã ghi nhận sự đóng góp của Hồ Nguyên Trừng với thể loại truyện ký…

Một số truyện có mối liên hệ với những tác phẩm khác như Việt điện u linh,

Lĩnh Nam chích quái lục, Thiền uyển tập anh… Giữa các tác phẩm này có nhiều

điểm chung chứng tỏ ảnh hưởng từ một nguồn tài liệu nào đó hoặc ảnh hưởng lẫn nhau và thậm chí những truyện này có mối liên hệ với lịch sử nữa. Như vậy, chúng ta có thể chứng minh tính chất ghi chép, sự ảnh hưởng của những nguồn tài liệu đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

với các thiên truyện ký trong Nam Ông mộng lục và một số tác phẩm đương thời

như Thiền uyển tập anh, Việt điện u linh

Từ những phân tích ở trên, chúng tôi nhận thấy có sự liên hệ mật thiết giữa

yếu tố văn – sử trong Nam Ông mộng lục, chứng tỏ hiện tượng “văn sử triết bất

phân” còn rất phổ biến trong văn học đa chức năng. Đó cũng là một nét độc đáo của

văn học trong giai đoạn này, càng làm rõ hơn tính chất thể loại truyện ký của Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM HỖN DUNG THỂ LOẠI

TRONG TRUYỆN KÝ NAM ÔNG MỘNG LỤC

Trong cuốn Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại, Những vấn đề văn xuôi tự

sự, Nguyễn Đăng Na đã phản ánh một thực tế mà nhiều nhà nghiên cứu về văn xuôi

tự sự trung đại quan tâm, đó là sự không “thuần nhất” về mặt thể loại của các tác phẩm văn học trung đại nhiều thiên. Ông nêu vấn đề khó nhất là tách “truyện” ra khỏi truyện kí: “đối chiếu các thiên trong văn xuôi tự sự, nếu thấy thiên nào phù hợp với truyện thì đưa sang tiểu loại truyện, thiên nào chưa đủ tiêu chuẩn sẽ xếp sang tiểu loại kí” [50; 16]. Nhận thấy được điều đó, trong Chương 1, luận văn đã

xác định Nam Ông mộng lục thuộc loại truyện ký và nhận thấy tên thể loại này phù

hợp với tác phẩm có nhiều thiên thuộc thể loại khác nhau. Ở đây, chúng tôi tìm hiểu

về đặc điểm dung hợp thể loại của Nam Ông mộng lục nhằm chứng minh cho tính

chất truyện kí đã được định danh trong chương I và làm rõ thêm về đặc điểm thể loại của tác phẩm này.

Theo như nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na chỉ ra và qua thực tế khảo sát, chúng tôi nhận thấy các thiên trong cùng một tác phẩm không thuần nhất về mặt thể loại và được gọi bằng những thuật ngữ rất khác nhau. Chúng tôi nghĩ rằng đã gọi là “dung hợp thể loại” tức là có đan xen, thâm nhập vào nhau giữa các thể loại. Cũng

phải nói rõ các thiên truyện trong Nam Ông mộng lục đều là truyện ký. Nhưng ở

một số thiên, tính chất truyện hoặc tính chất thi thoại nổi trội hơn. Vì vậy, để thuận lợi cho việc nghiên cứu, chúng tôi đã xác định thể loại của các thiên trong bảng Phụ lục 3. Chúng tôi thiết nghĩ cần đánh giá đúng giá trị của từng thiên độc lập và tìm hiểu cả sự dung hợp tính chất truyện và ghi chép thi thoại trong truyện ký.

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm thể loại nam ông mộng lục (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)