Tính chất ghi chép

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm thể loại nam ông mộng lục (Trang 91)

Cách ghi chép cũng chú trọng trước hết là ghi việc, có nhiều ghi nhiều, biết thêm thì ghi thêm, ý thức gia công kể chuyện cho thành một chỉnh thể nghệ thuật chưa rõ rệt và đồng đều. [70; 348].

Tác phẩm văn xuôi tự sự trung đại thường ghi chép lại sự việc có thực (hoặc

được xem là có thực). Một số tác phẩm như Thiền uyển tập anh, Lĩnh Nam chích quái,

Việt điện u linh thì tác giả là người ghi chép, tập hợp lại. Với Nam Ông mộng lục, ý thức được tính chất ghi chép, Hồ Nguyên Trừng viết trong lời tựa: “…tôi lại đi sưu tầm chuyện cũ, nhưng đã mất mát gần hết, chỉ còn lại được hai trong số trăm phần, tập hợp

lại thành sách, đặt tên là Nam Ông mộng lục để phòng khi xem đến” [15; 43]. Vì vậy,

Nam Ông mộng lục cũng có tính chất ghi chép như nhiều truyện khác.

Sự hình thành của truyện có thể từ trước khi có người ghi chép. Một số tài liệu cùng ảnh hưởng một nguồn thư tịch nào đó hoặc cùng ảnh hưởng văn học dân gian…Trong văn học trung đại giai đoạn thế kỉ X– XV, chúng ta phải kể tới một số

các công trình sưu tầm tiêu biểu như Lĩnh Nam chích quái lục, Việt âm thi tập…Ví

dụ như truyện Lê Phụng Hiểu được Nam Ông mộng lục, Đại Việt sử kí toàn thư

Việt điện u linh chép; truyện thiền sư Minh Không có mặt trong rất nhiều văn bản:

Lĩnh Nam chích quái lục, Thiền uyển tập anh, Nam Ông mộng lục Đại Việt sử kí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tính chất của ký là tính xác thực, người viết không sử dụng yếu tố kì ảo, chỉ sắp xếp, lựa chọn các chi tiết… “Ký có quan điểm thể loại là tôn trọng sự thật khách quan của đời sống, không hư cấu. Nhà văn viết ký luôn chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm” [31; 163]. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Dù cho tác phẩm ký có tường thuật trực tiếp lại sự kiện (kí sự) hoặc phát biểu cảm nghĩ về sự kiện (tùy bút)…vẫn phải lấy điểm tựa ở sự thật khách quan của đời sống và tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả. Câu chuyện kể về Chu Văn An nhiều lần can gián, dâng sớ chém bảy gian thần nhưng vua không nghe nên cáo quan về được mọi người ngưỡng mộ; đối với học trò cũng nghiêm khắc, thẳng thắn: “Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, người Thượng Phúc đất Giao Chỉ, tính liêm khiết, cương trực, học nghiệp tinh thuần, danh vang khắp chốn; đệ tử đầy nhà, nối nhau đỗ đạt và thường có người làm quan trong Chính phủ…”. Nhà văn Hồ Nguyên Trừng ghi chép trung thực cuộc đời của Nguyễn Trung Ngạn với những nét chính về thân thế, sự nghiệp, tính cách: “Nguyễn Trung Ngạn rất tự phụ vì sớm nổi tiếng là người có tài. Ông từng làm đoạn thơ trường thiên để nói về điều đó, đại khái có đoạn như thế này:

Giới Hiên ta đây vốn tài chí, Sao Ngưu mơ nuốt thời cu tí. Mười hai đã dự Thái học sinh, Mười sáu đã đến sân Đình thí. Hai bốn tiến bước chức Gián quan, Hai sáu Yên Kinh, nào đi sứ…

Sự kiêu căng tự phụ của ông là như vậy. Song, ông phụng sự Trần Minh vương, giữ các chức trọng yếu của triều đình, làm việc trong chính phủ, khi mất lưu lại tiếng tốt, không phụ là bậc Nho gia. Làm quan tới chức Thượng thư tả phụ, thọ

hơn tám mươi tuổi. Ông có Giới Hiên tập lưu hành ở đời” (Truyện số 23).

Không chỉ tôn trọng tính xác thực của sự kiện, trong tác phẩm truyện ký, chúng ta còn thấy tác giả kết hợp cả hư cấu để hỗ trợ sự sáng tạo. Tuy nhiên, hư cấu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không phải là tưởng tượng chủ quan, thoát li đời sống. Hư cấu ở đây là là sáng tạo chủ quan thông qua liên tưởng, ước đoán trong việc tổ chức, lựa chọn, sắp xếp, bình giá những hiện tượng được miêu tả. Ta thấy trong truyện ký tính cách và hoàn cảnh được tạo ra từ hai thành phần. Một là thành phần xác thực (tên tuổi, quê quán, ngoại hình, quan hệ xã hộc, công trạng, thành tích…) có thể kiểm tra trực tiếp. Song thành phần ít xác định hơn là suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá…thì người viết có điều kiện để hư cấu. Ví dụ: khi trích dẫn xong hai bài thơ của Trần Nhân Tông, nhà văn Hồ Nguyên Trừng đưa lời bình, qua đó ta thấy được phần nào tâm trạng và con người của vị vua này: “Cái thanh tân hùng tráng vượt quá đời thường. Thi hứng thi vị của bậc vua một nước có nghìn cỗ xe như vậy, ai dám bảo người ta khi khốn cùng thì thơ mới hay?”

Thể ký được cho là thể văn có khả năng phản ánh nhanh nhạy cuộc sống nên lời văn giản dị ngắn gọn, không có những tình tiết lắt léo quanh co. Do tính chất ghi chép, trong truyện viết về Quân đầu Mạc Ký, nhà văn ghi như sau: “Quân đầu Mạc Ký là người Đông Triều. Ông xuất thân là lính tráng nhưng rất thích làm thơ. Vào năm Nguyên Thống ông được tiễn sứ giả Hoàng Thường. Thường cũng là một người thích thơ. Suốt một tuần nhật trên sông, Mạc Ký đã xướng họa với Hoàng thường và có nhiều câu thơ hay. Hoàng Thường thích lắm. Khi tới biên giới, Mạc

Ký đã làm bài thơ Lưu biệt như sau:” (Truyện số 31).

Do Nam Ông mộng lục có tính chất hồi kí nên câu chuyện chủ yếu được kể

lại với ngôi kể thứ ba, người kể đã “biết hết” câu chuyện, kể lại với thái độ khách quan, ngoài cuộc. Một số truyện được kể với ngôi thứ ba có đánh giá bình luận làm cho câu chuyện có màu sắc riêng, điều đó cũng góp phần tạo ra tính chất chủ quan, mang ấn tượng về cá nhân người bình luận. Tuy nhiên, một số truyện ký có sự xuất hiện, tham dự, chứng kiến của “cái tôi”: Có thể là cái tôi tác giả, nhân vật chứng kiến hoặc được nghe kể trực tiếp để góp phần xác minh sự thực của sự việc đang kể. Trong “Thi triệu dư khánh”, tác giả xuất hiện với vai trò là người kể lại và tham gia trực tiếp vào câu chuyện: “Ngoại tổ của Thái phụ Trừng tôi là Nguyễn công, húy là Thánh Huấn…Đến ngay cả cháu ngoại bốn đời của cụ như Trừng tôi hiện nay xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thân từ nơi hang tối, chuyển tới cây cao…”. Thậm chí trong một số thiên có tính chất truyện, cái tôi tác giả cũng xuất hiện như một bằng chứng xác nhận tính chất “người thật, việc thật” của câu chuyện, ví dụ “Chính tôi biết người này” (Truyện số 11). Như thế, những truyện ký này phần lớn là những ghi chép của tác giả về những điều mình được chứng kiến hoặc nghe kể lại chứ không phải là tác giả tự mình sáng tác, hư cấu, tưởng tượng ra. Mục đích chính của tác giả là dựng lên các chân dung có tính giáo huấn thông qua việc ghi chép “trung thành” và “nguyên vẹn” sự thật.

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm thể loại nam ông mộng lục (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)