2.1.2.1 Truyện “Áp Lãng chân nhân”
Mở đầu truyện, tác giả đã gợi lên một câu chuyện có thực trong lịch sử: vua Lí Thái Tông chinh phạt Chiêm Thành qua cửa biển Thần Đầu. Câu chuyện này ta không xa lạ trong sách sử: Nhân vật có thật (vua Lí Thái Tông); địa điểm có thật (Thần Đầu, Chiêm Thành); sự kiện đánh Chiêm Thành cũng được sử ghi chép, có thể đối chiếu…
Phần chính của câu chuyện kể lại hai lần kì ngộ của vua Lí và đạo sĩ họ La. Đoàn thuyền nhà vua gặp sóng lớn, không thể đi được. Nhà vua nghe nói có một vị đạo sĩ sống trong am, bèn vời đến nhờ cầu đảo giúp. Đạo sĩ giúp vua vượt biển. Khi trở về, vua cảm tạ, ban thưởng song đạo sĩ không nhận. Sau đó, đạo sĩ vào núi rồi không biết đi đâu. Cả hai lần, đạo sĩ biết nhà vua có sự giúp đỡ của thánh thần. Sau quả nhiên như lời đạo sĩ nói (nửa đêm gió ngừng). Đạo sĩ còn giúp thuyền vua đi lại dễ dàng vượt qua sóng to gió lớn. Đoạn này, nhà văn đã khắc họa chân dung của đạo sĩ: “Mờ sáng, khi thuyền ra đến biển khơi, vọng nhìn sóng gió ra xa, ngọn cao như núi. Nhưng khi thuyền quân đi đến đâu thì đều gió yên sóng lặng, lại thấy đạo sĩ ấy đi bộ trên mặt biển, lúc ở phía trước, lúc ở phía sau, nhịp nhàng và rõ ràng, nhưng người ta không thể tới gần được”. Vẻ đẹp, cốt cách phi phàm của đạo sĩ hiện ra thật tự nhiên, sống động tựa như một thần tiên giáng trần. Khi hỏi người làng thì họ cho biết đã lâu đạo sĩ không ở trong am. Cả hai lần gặp gỡ của vua và đạo sĩ đều gợi cho người đọc sự bất ngờ: Đạo sĩ đi hái thuốc, không ở trong am đã lâu, người làng không ai gặp được mà lại hai lần hội ngộ với nhà vua. Thật là đáng kinh ngạc!
Câu chuyện đan xen thực và ảo. Ở phần đầu, câu chuyện về vua Lý đi đánh Chiêm Thành là có thật, khi nhân vật đạo sĩ xuất hiện đã làm nhòe mờ tất cả. Đạo sĩ không có tên tuổi, quê quán (thậm chí đến cuối truyện cũng chỉ biết họ chứ không rõ tên) sau khi gặp nhà vua xong thì vào núi rồi không biết đi đâu, người làng cũng nói: “Từ thưở ấy, đạo sĩ đi hái thuốc, đã lâu không ở trong am”. Như thế, ấn tượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
về thời gian thực cũng biến mất. Còn không gian, vẫn là không gian trần thế (am, núi, cửa biển, dân làng) nhưng đã có những chi tiết kì lạ: sóng gió nổi lên, đạo sĩ trong am giúp vua và đón vua trở về mà người làng không biết, sóng gió xa xa, “ngọn cao như núi”, thuyền quân đi đến đâu thì “gió yên sóng lặng”, đạo sĩ đi trên mặt biển…Đây là một không gian không vướng đục bụi trần, có một lớp màn ngăn cách, người thường không thể nào với tới được. Không gian này là một phông nền kì vĩ cho nhân vật thỏa sức thể hiện tài năng chí khí của mình. Tác giả đặt nhân vật vào bầu không khí kì ảo để tô đậm tài năng siêu phàm của đạo sĩ song cũng không quên chỉ cho chúng ta thấy cốt cách thanh cao “thần tiên đạo cốt” không ham giàu sang phú quý, chỉ thích an nhiên, tự do phóng khoáng của một bậc cao nhân.
Câu chuyện không sa đà vào các yếu tố kì ảo mà luôn luôn được nối kết với hiện thực. Kết thúc truyện, tác giả giới thiệu thêm về đạo sĩ và cũng để chứng thực sự tồn tại của câu chuyện. Với tác giả Hồ Nguyên Trừng, ông không chỉ cảm phục tài năng của đạo sĩ họ La mà còn cho ta biết tài năng, danh tiếng của đạo sĩ này đã truyền đến hậu thế của ngài là La Tu làm quan dưới thời Trần Nghệ Tông. Tác giả là người biết rõ chuyện này, ở cuối truyện, ông chỉ ra sự liên hệ của ông với nhân vật này thông qua hậu duệ của chân nhân họ La : “Hậu duệ của ngài có La Tu, đỗ Tiến sĩ, làm quan thời Trần Nghệ vương, tới chức Thẩm hình viện ty, rồi mất. Chính tôi biết người này”. Từ một câu chuyện kì ảo nay trở thành chuyện có thật bởi sự tồn tại của nhân chứng: La Tu và tác giả. Tuy rằng khá xa so với thời điểm mà tác giả đang sống nhưng ông là người được nghe kể trực tiếp thông qua hậu duệ là La Tu – một người quen, sống cùng thời. Vì thế, tác giả đã kéo câu chuyện trở nên gần hơn với người đọc. Còn trong tâm trí người đời, một đạo sĩ có gốc gác đã trở thành một đạo sĩ không tên được nhớ tới bằng tài năng của mình: “Áp Lãng chân nhân”.
2.1.2.2 Truyện “Nhập mộng liêu bệnh”
Truyện viết về Phật giáo, nhân vật chính là nhà sư Quán Viên được giới thiệu ngay ở đầu câu chuyện: “Sư chùa Đông Sơn tên là Quán Viên, giới hạnh thanh bạch, tuệ giải viên dung”. Để khắc họa tài năng của nhà sư, tác giả đã miêu tả chuyện chữa bệnh bằng hàng loạt chi tiết sinh động và hấp dẫn: Nhà sư đã vài chục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
năm chưa hề xuống núi -> Trần Anh Tông bị đau mắt (hơn một tháng, thuốc men không giảm, đau đớn) -> Vua mộng thấy có vị sư lấy tay xoa mắt -> Hỏi tên, đáp là “Quán Viên” -> Tỉnh dậy hết đau, vài ngày sau bình phục -> Mời đến, đúng như trong mộng… Hơn nữa, tác giả sử dụng những chi tiết kì ảo để làm nổi bật tài năng của nhân vật “vương mộng thấy có vị sư lấy tay xoa vào mắt mình” “vương sai mời đến, thì đúng là vị sư đã thấy trong mộng”. Sau khi chữa bệnh xong, cũng giống như đạo sĩ họ La, nhà sư không nhận phong thưởng, ông đem mọi thứ ra bố thí và vẫn mặc áo rách về núi. Chi tiết này khẳng định thêm về nhân cách của Quán Viên: Chữa bệnh cứu người không ham danh lợi. Từ chân dung một thiền sư ngoài đời, Quán Viên đã đi vào tâm thức dân gian trở thành một vị thần anh linh được người đời tôn kính, ngưỡng vọng.: “Từ đó, ngài đi hành cước, trải khắp núi sông châu huyện xóm thôn phàm gặp nơi nào có thần dâm tự làm hại dân gian, ngài đều trách mắng, phá hết cả đàn miếu đó đi, đến nỗi các vị thần linh dữ tợn đều phải hiện hình trong mộng nghênh đón ngài từ xa. Vị thần nào cầu xin thì ngài cho thụ giới, giảm bớt đồ tế lễ và sai họ bảo hộ dân chúng, không vị thần nào dám sai phạm”. Truyện ca ngợi tài năng kì lạ, phi thường của nhà sư và quan niệm Phật giáo về tu tập, cách ứng xử với thiên nhiên, cuộc sống thế tục.
Truyện ảnh hưởng của kiểu truyện thiền sư trong Thiền uyển tập anh nhưng
vẫn gợi cảm giác thú vị nơi người đọc. Câu chuyện này dù có sử dụng những yếu tố hoang đường kì ảo song nhân vật là người có thật, tên tuổi, quê quán địa chỉ; thời gian cũng được xác định: thời vua Trần Anh Tông; không gian cụ thể (chùa Đông Sơn, cung vua…) nên truyện dù có yếu tố hoang đường thì vẫn có tính ghi chép của truyện ký trung đại.