Những truyện kí có mối liên hệ với Đại Việt sử kí toàn thư

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm thể loại nam ông mộng lục (Trang 57)

Sử là thể loại văn học “ghi việc người có thực. Ban đầu chức tả sử ghi lời, chức hữu sử ghi việc, và đó là ghi thực tế trước mắt trong hiện tại, về sau mới ghi lại việc quá khứ. Chính cái ý thức ghi việc để phân biệt phẩm loại, nêu gương tốt xấu cho đời sau đã thúc giục tác giả cầm bút. Cái đức chuộng sự thực, tồn cái cổ đã khiến họ tìm tòi, ghi chép, phân biệt, sắp xếp sự việc cho đầy đủ, mạch lạc, có đầu có cuối” [68; 124]. Nhà sử học coi trọng kể lại chuyện có ngọn ngành, thời gian, địa điểm, hành động…Trong thực tế, các nhà viết sử hình dung cuộc sống cụ thể cặn kẽ như một bức tranh sinh động nên ở họ có cả ý thức khoa học khách quan và ý thức văn nghệ. Vì vậy, sử học và văn học có mối liên hệ bền chặt, lâu đời.

Các thể loại của văn học trung đại có chức năng ngoài văn học đặc biệt là các thể loại có liên quan tới lịch sử như bi kí, lục, truyện, minh, chí, dật sự… Chúng ta có thể tìm thấy trong tác phẩm văn học giai đoạn này những giá trị của văn học, lịch sử, triết học, tôn giáo, chính trị… Giáo sư Trần Đình Sử đã nhận xét về mối quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hệ giữa các thể loại văn học trung đại với các thể loại sử học như sau: “Không thể nghiên cứu nghệ thuật văn xuôi mà không đối chiếu với các thể loại của sử” [68; 108]. Nguyễn Đăng Na chia văn xuôi tự sự trung đại thành ba xu hướng trong đó có xu hướng lịch sử và cho rằng: “Về cơ bản, tác giả của chúng bám sát lịch sử, lấy nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử làm đối tượng phản ánh” [50; 32]. Vì thế, việc nghiên cứu mối quan hệ văn học - sử học trong các tác phẩm là rất cần thiết để giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về văn học thời trung đại..

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm thể loại nam ông mộng lục (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)