Những ghi chép về thơ của riêng tác giả

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm thể loại nam ông mộng lục (Trang 51)

2.1.3.1 Truyện “Tiểu thi lệ cú”

Hồ Nguyên Trừng giới thiệu cụ thể về tác giả của hai bài thơ này bằng những dòng ghi chép ngắn gọn: “Tôn thất của nhà Trần có người hiệu là Ái Sơn, ham đọc sách làm thơ, riêng thích thơ huê tình, hay làm các bài thơ ngắn và thường có những câu diễm lệ”. Qua nhan đề của truyện, qua phần giới thiệu về tác giả bài thơ, người đọc đã có những cảm nhận chung về những bài thơ này: Đó là những bài thơ huê tình khá diễm lệ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảo đỉnh hương tiêu trầm thủy yên,

Bích sa xuân trướng bạc như thiền. Động chương ngâm bãi sầu thành hải, Nhân tại lan can nguyệt tại thiên.

Dịch thơ:

Lò hương vừa dứt khói la đà, Rung rinh màn trướng vẻ xuân sa. Câu thơ lắng lại tình sông bể, Trăng côi, bóng lẻ trước hiên nhà. Lại có bài khác:

Song bạn hương vân ám bích sa, Bình phân ngọ thụy bất cấm trà. Tương tư tại vọng đăng lâu kiếp, Nhất thụ mộc miên hông tận hoa.

Dịch thơ:

Trước cửa mây vờn ám sắc the, Ban trưa, thôi cũng chẳng kiêng chè. Tương tư ngại bước lên lầu vắng, Hoa gạo bên đường thắp đỏ hoe.

Nhà văn Hồ Nguyên Trừng đã ghi lại cả hai bài thơ huê tình của Ái Sơn. Hai bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, gồm 28 chữ, ngắn gọn súc tích. Cả hai bài đều viết về mùa xuân khi cảnh sắc thiên nhiên đang tươi đẹp rực rỡ; mỗi bài một vẻ thật là kì thú: hương trầm trong đỉnh đang tan đi mà lắng lại như khói, bức trướng xuân màu xanh mỏng tựa như cánh ve, mây che mờ màn the, cây hoa gạo nở đầy hoa đỏ… Cảnh thiên nhiên ấy đã làm nền cho tâm trạng của con người. Bài thứ nhất diễn tả sự dồn tụ chất chứa trong tâm hồn: Tác giả cảm nhận được sự nhỏ nhoi, cô đơn trong sự lắng đọng của cảnh vật, trong sự xa cách về không gian (trời – đất), sự đối lập giữa cái hữu hạn với cái vô hạn (trăng – người). Văn học trung đại không nói đến tình cảm riêng tư, tác giả Ái Sơn là một trong số ít người đã đưa tình cô đơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tự hải / Khắc như niên” của Đặng Trần Côn. Phải chăng vì tình cảm của đôi trai gái

xa nhau mà sầu dâng tận bể chăng? Bài thơ thứ hai mượn môtip “đăng cao” quen thuộc của thơ Đường, tác giả thể hiện nội dung mới, tình cảm mới: trai gái nhớ nhau “tương tư ngại bước lên lầu vắng”. Việc coi trọng tình cảm cá nhân là một nét tiến bộ của thi nhân. Có lẽ đây là lần đầu tiên giá trị nhân bản của con người được khẳng định trong thơ ca nước ta. Cả hai bài thơ, hình ảnh không mới (lò hương, mây, trăng, hoa) nhưng nội dung lại bàn đến những tình cảm rất mới: tình tương tư, tình đơn côi lẻ bóng.

Người xưa coi trọng văn chương cử tử, sử, thơ, văn nghị luận, “thơ dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo” chứ không coi trọng tiểu thuyết, thơ huê tình… Việc ghi chép lại những bài thơ huê tình không chỉ cho ta thấy sự trân trọng với những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc mà còn trân trọng cả giá trị nhân bản con người. Với ý nghĩa ấy, truyện “Tiểu thi lệ cú” thật có giá trị thật đặc sắc.

Về mặt thể loại, thiên truyện này thực chất không phải là “truyện” (không có cốt truyện, không miêu tả nhân vật) mà nó là thi thoại, vừa mang tính chất ký vừa đan xen thơ ca. Hồ Nguyên Trừng đã ghi lại những hiểu biết về tác giả để giúp chúng ta hiểu được nội dung bài thơ, đồng thời ông còn trích dẫn bài thơ nữa. Cho nên, truyện “Tiểu thi lệ cú” xứng đáng là một trong những thi thoại hay của

Nam Ông mộng lục.

2.1.3.2 Truyện “Thi thán trí quân”

Nhiều thiên truyện giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, hoàn cảnh sáng tác bài thơ ngay ở phần đầu truyện. Hồ Nguyên Trừng không làm như vậy. Ông mở đầu truyện với những chi tiết ngắn gọn để giới thiệu trực tiếp Trần Nguyên Đán và bài thơ “Đề huyền thiên quán”:

Bạch nhật thăng thiên dị, Trí quân Nghiêu, Thuấn nan. Trần ai lục thập tải,

Hồi thủ quý hoàng quan.

Dịch thơ:

Lên trời còn sự dễ, Giúp chúa thật điều gay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sáu chục năm lẩn thẩn, Trông người hổ thẹn thay.

Lối ghi chép ngắn gọn, giản lược của thiên truyện ký trong câu mở đầu truyện chưa cho ta biết gì nhiều về tác giả Trần Nguyên Đán, hoàn cảnh ra đời…của bài thơ. Điều đó chúng ta có thể cảm nhận được khi đọc bài thơ và lời bình của tác giả. Phần lời bình nói rõ thêm về hoàn cảnh ra đời của bài thơ, thậm chí còn bình được cả tâm trạng của Trần Nguyên Đán trong bài thơ này. Trần Nguyên Đán là một vị quan lớn có nhiều đóng góp cho nhà Trần. Ông phụng sự nhiều đời vua: Dụ Tông, Phế Đế, Nghệ Tông và tỏ hết lòng trung, được người đời coi trọng. Ngay trong hai câu mở đầu khi nói về việc trí quân (giúp vua), nhà thơ đã nêu lên tình huống bi kịch: Xưa nay, người ta thường quan niệm rằng không có gì khó bằng việc lên trời, thế nhưng việc giúp vua lại còn khó hơn. Bi kịch nảy sinh khi nhiệm vụ hết sức lớn lao, điều kiện thực hiện gian nan, tưởng chừng không thể vượt qua trong giới hạn một đời người. Điều đó cho ta thấy sự bất lực của Trần Nguyên Đán. Đúng như nhà văn Hồ Nguyên Trừng đã nhận xét: “Có lẽ bởi khi đang nắm quyền tướng quốc, Băng Hồ không làm được gì nên thốt ra những lời than thở như vậy chăng? Âu cũng là điều khả thủ của bậc thi nhân mà lòng ưu quân ái quốc chứa chất bên trong dồn nén thành tấm lòng trung hậu chăng?”. Người đọc phải băn khoăn tự hỏi một vị quan lớn như Tư đồ Trần Nguyên Đán mà cũng phải bó tay trước vận mệnh của đất nước hay sao? Hay chế độ phong kiến đã đi vào thời kì mạt vận không có cách nào cứu vãn nổi? Tuy nhiệt huyết vẫn còn (thẹn) song những việc sáu mươi năm nay chưa làm thì những năm cuối đời làm sao có thể làm được? Những giằng xé dằn vặt trong tâm hồn một vị quan “trung quân ái quốc” làm cho ta nhói đau. Bài thơ của Trần Nguyên Đán cho ta thấy dù tuổi đã cao song “hùng tâm tráng chí” chẳng một phút giây phai nhạt. Đây là biểu tượng đẹp về người anh hùng thời vãn Trần. Chế độ phong kiến suy tàn, thơ ca không còn là khúc ca hùng tráng thời thái bình thịnh trị với hào khí Đông A rực rỡ nữa mà là khúc bi ca thể hiện sự bất lực của con người trước thời thế.

Lời bình của nhà văn họ Hồ ghi lại cảm nhận chủ quan về Trần Nguyên Đán.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chân dung thi nhân Trần Nguyên Đán với vẻ đẹp bi tráng. Song sự đan xen thơ với lời bình trong thiên truyện này mới là điều chúng tôi quan tâm. Cũng giống như truyện “Tiểu thi lệ cú”, thiên truyện này là minh chứng cho tính chất truyện ký và sự đan xen truyện ký – thơ ca…

2.1.3.3 Truyện “Quý khách tương hoan”

Mở đầu thiên truyện, Hồ Nguyên Trừng ghi như sau: “Quân đầu Mạc Ký là người Đông Triều. Ông xuất thân là lính tráng nhưng rất thích làm thơ”. Tác giả cũng dành một dung lượng không nhỏ để ghi lại hoàn cảnh ra đời bài thơ: Vào năm Nguyên Thống, ông được tiễn sứ giả nhà Nguyên là Hoàng Thường, cũng là người thích làm thơ; hai người đã xướng họa với nhau một tuần trên sông, có nhiều câu thơ hay; khi tới biên giới, Mạc Ký làm bài thơ “Lưu biệt” này:

Giang ngạn mai hoa chính bạch,

Thuyền đầu tế vũ tà phi,

Hành khách tam đông Bắc khứ, Tướng quân nhất trạo Nam qui.

Dịch thơ:

Trên bến, hoa mai đua trắng, Đầu thuyền, mưa bụi tạt ngang. Hành khách ba người về Bắc, Tướng quân một mái quay Nam.

Thông qua bài thơ trong truyện, nhà văn Hồ Nguyên Trừng ghi đươc cảnh tiễn biệt của Quân đầu Mạc Ký và sứ nhà Nguyên Hoàng Thường nhưng không có âm hưởng nặng nề của một cuộc chia li đau khổ. Cảnh hiện lên rất đẹp, có lẽ bấy giờ vào dịp cuối đông, khi hoa mai đua nở trắng và mưa bụi lất phất bay, có thuyền có nước, có cả kẻ ở và người đi. Một vẻ đẹp trong sáng tinh khôi. Và những con người hiện lên trong không gian ấy cũng rất đẹp: Một người Nam tiễn ba người về Bắc, bên ngoài tình cảm có vẻ đơn sơ, đạm bạc song thực chất thì lại rất gắn bó, bịn rịn. Bài thơ có nét cách tân mà vẫn thể hiện được phong vị của đất nước Việt Nam: thiên nhiên tươi đẹp, con người mến khách…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về mặt nghệ thuật, thiên truyện là một thi thoại nhiều sáng tạo. Hồ Nguyên Trừng đã ghi lại nguyên vẹn bài thơ để lưu lại cho đời những sáng tạo ấy: Bài thơ gồm 24 chữ, 4 dòng, mỗi dòng 6 chữ. Đây có lẽ là lần đầu tiên thơ 6 chữ xuất hiện trong văn học nước ta, chứng tỏ sáng tạo tuyệt vời của thi nhân:

Về luật bằng trắc:

B T B B T T

B B T T B B

B T B B T T

T B T T B B

So với một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết theo vần trắc (Ví dụ bài “Nam quốc sơn hà”, ta thấy có nét khác:

B T B B B T B

T B T T T B B

B B T T B B T

T T B B T T B

Theo luật thơ Đường có quy tắc “nhất tam ngũ bất luận”, nghĩa là chữ thứ nhất, thứ ba thứ năm trong câu có thể linh động bằng trắc, và quy tắc “nhị tứ lục phân minh” nghĩa là chữ thứ hai, thứ tư, thứ sáu phải đúng luật. Về niêm, ta thấy bài “Nam quốc sơn hà”, niêm câu 2 và câu 3. Nhưng bài thơ “Lưu biệt” của Mạc Ký không tuân thủ quy luật này:

Lưu biệt Nam quốc sơn hà

BT – BB – TT BT – BB – BTB

BB – TT - BB TB – TT - TBB

BT – BB - TT BB – TT - BBT

TB – TT - BB TT - BB - TTB

Theo như trên thì trong bài “Lưu biệt”, câu 1 niêm với câu 3, câu 2 niêm với

câu 4, câu 2 và câu 3 đối nhau theo luật bằng trắc. Về đối, câu 1 đối câu 2, câu 3 đối câu 4. Về vần, sử dụng vần chân, độc vận (i) ở câu 2 và câu 4; tương tự như thơ ngũ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngôn. Về ngắt nhịp, thơ thất ngôn Đường luật chỉ có một lối tiết tấu là chẵn trước, lẻ sau; bài thơ này ngắt nhịp chẵn 2/4 hoặc 4/2 thật độc đáo.

Mạc Ký có những thử nghiệm mới mẻ về hình thức thơ. Có thể đây là điểm khởi đầu cho sự phát triển của thể thơ thất ngôn xen lục ngôn ở thế kỉ XV chăng? Nếu Hồ Nguyên Trừng không ghi lại thì có lẽ chúng ta không biết tới những câu thơ 6 chữ đặc biệt như vậy.

Cả ba thiên ghi chép về thơ của tác giả đều có những nét đặc sắc riêng. Đây là ghi chép về những bài thơ mà sách vở đương thời không thấy chép, nó mang ý thức của một công trình sưu tầm, có giá trị bổ sung cho văn học. Ý nghĩa của những ghi chép này ở chỗ tác giả đã ghi lại được những phát hiện khá mới về cả nội dung và nghệ thuật của thơ ca giai đoạn này. Về nội dung, không chỉ có con người anh hùng lí tưởng trong thơ nữa mà xuất hiện con người cá nhân với tình cảm riêng tư. Về nghệ thuật, mầm mống của sự cách tân sáng tạo trong thơ ca xuất hiện báo hiệu sự hình thành thể loại thơ mới trong văn học giai đoạn sau. Những ghi chép đó thể hiện sự dụng công sưu tầm và những trân trọng quý báu của Hồ Nguyên Trừng với văn học nước nhà.

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm thể loại nam ông mộng lục (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)